Hà Nội phấn đấu năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo

Thanh Tùng | 22/04/2022, 20:41

(TN&MT) - Trong giai đoạn 2022-2025, TP. Hà Nội đặt mục tiêu giảm từ 25-30% số hộ nghèo hàng năm. Phấn đấu đến cuối năm 2025, TP. Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo; giảm 10% số hộ cận nghèo hàng năm.

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững TP. Hà Nội giai đoạn 2022-2025.

12(1).jpg
Tổng kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2022 - 2025 của TP. Hà Nội được phê duyệt dự kiến là 1.587.166 triệu đồng. Ảnh minh họa

Kế hoạch của TP. Hà Nội nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo; tập trung huy động mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững. Tạo điều kiện, khuyến khích các hộ nghèo thoát nghèo và vươn lên có mức sống khá; không để hộ tái nghèo, hạn chế thấp nhất số hộ nghèo phát sinh mới; giảm nhanh hộ nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Tập trung nguồn lực, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo không có lao động, hộ nghèo có người mắc bệnh hiểm nghèo phải chữa trị lâu ngày, người nghèo là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật.

Kế hoạch đặt chỉ tiêu không có hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công với cách mạng (hộ có người đang hưởng chính sách ưu đãi hàng tháng); cơ bản không còn hộ cận nghèo diện chính sách người có công với cách mạng.

Giảm từ 25-30% số hộ nghèo hàng năm. Phấn đấu đến cuối năm 2025 TP. Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo; Giảm 10% số hộ cận nghèo hàng năm. Tổng kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2022 - 2025 của TP. Hà Nội được phê duyệt dự kiến là 1.587.166 triệu đồng.

Kế hoạch tập trung hỗ trợ các xã vùng dân tộc thiểu số, miền múi và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Hỗ trợ các đối tượng gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của TP, được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận và phê duyệt hàng năm; ưu tiên hộ nghèo, hộ cận nghèo có trẻ em, người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo tại các xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

Về nhiệm vụ, các đơn vị có liên quan tập trung tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo bền vững. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ giảm nghèo do T.Ư quy định cũng như các chính sách đặc thù của TP về hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, chăm sóc sức khỏe; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; việc làm, nâng cao thu nhập; thông tin…

Về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, TP tập trung thực hiện các dự án: “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”, “Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng”, “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững”, “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin”, “Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình”…

UBND TP. Hà Nội giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là đơn vị chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.

Bài liên quan
  • Chương Mỹ (Hà Nội): Tập trung khắc phục tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, diện mạo nông thôn của huyện Chương Mỹ đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, quá trình xây dựng vẫn còn những tồn tại và hạn chế. Cấp ủy, chính quyền huyện đã tập trung tháo gỡ, tạo đột phá trong giai đoạn tiếp theo, quyết tâm đạt chuẩn NTM trong năm 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đoàn thanh niên Bộ TN&MT: Khơi dậy nhiệt huyết chuyển đổi số, phát triển xanh - Thanh niên ngành TN&MT hướng tới chuyển đổi xanh
    (TN&MT) - Năm 2023, Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT lấy chủ đề xuyên suốt cho công tác Đoàn là “Chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh”.
  • Premier Village Ha Long Bay Resort- “ngôi nhà thứ hai” bên vịnh di sản
    (TN&MT) - Nằm bên bờ vịnh di sản, với các căn biệt thự sang trọng, hiện đại và sở hữu những tiện ích 5 sao đẳng cấp, đặc biệt thích hợp với các gia đình, nhóm bạn, Premier Village Ha Long Bay Resort luôn được khách nghỉ ưu ái gọi đó là “ngôi nhà thứ hai”.
  • Bảo Yên - Lào Cai: Đổi thay từ cây quế
    Thu nhập người dân cao và ổn định, đời sống sung túc, bộ mặt nông thôn khang trang... Tất cả đều nhờ vào cây quế. Cây quế đã làm đổi thay Bảo Yên một huyện nghèo của tỉnh vùng cao Lào Cai.
  • Nam Định:  Hoàn thành tốt mục tiêu giảm nghèo đa chiều
    (TN&MT) - Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Nam Định, tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 đã có sự tiến triển tích cực với tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh giảm từ 6,78% (cuối năm 2021) xuống còn 4,77% (cuối năm 2022).
  • Quảng Yên (Quảng Ninh): Điểm sáng về công tác giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Đến hết năm 2022, TX.Quảng Yên là một trong 4 địa phương của tỉnh Quảng Ninh không còn hộ nghèo. Có được kết quả này, thời gian qua, Thị xã đã khai đồng bộ nhiều giải pháp, giúp hộ nghèo cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
  • Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023: Phú Thọ tổ chức 4 sự kiện văn hóa lớn
    (TN&MT) - Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức 4 sự kiện văn hóa lớn trong dịp lễ Giỗ Tổ năm 2023 tại địa phương.
  • “Hạnh phúc” đến với bà con vùng sâu, vùng xa
    Ngày 26/3, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức ra quân thực hiện kiên cố hoá đường giao thông nông thôn trên địa bàn toàn huyện (đợt 1) năm 2023. Trong đó, có rất nhiều tuyến đường liên thôn, tuyến đường nhánh nhỏ đã được bê tông hoá, khiến người dân rất vui mừng, phấn khởi.
  • TP. Huế khai trương phố đi bộ về đêm gần 100 tỷ đồng
    Đêm khai trương phố đi bộ Hai Bà Trưng thu hút hàng ngàn người tham gia. Đây là con phố đi bộ thứ 3 tại Cố đô Huế, sau phố đi bộ Phạm Ngũ Lão-Chu Văn An-Võ Thị Sáu và phố đêm Hoàng thành.
  • Quảng Trị: Khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn
    (TN&MT) - Tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Công ty TNHH Xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam (VARS) vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hướng Hóa tổ chức lễ khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn. Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày quốc tế về rừng và khởi động Chương trình “Góp một cây để có rừng năm 2023”.
  • Khai mạc giải chạy Tiền Phong Marathon 2023 tại Lai Châu
    (TN&MT) - Giải Vô địch Quốc gia marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) được tổ chức tại tỉnh Lai Châu, với sự tham dự của 4.000 vận động viên (VĐV). Các VĐV tranh tài ở 4 cự ly thi đấu: 42km; 21km; 10km và 5km cho cả VĐV chuyên nghiệp và phong trào.
  • Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế
    Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam, Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được bầu làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiệm kỳ 2022 - 2025.
  • Hành trình đạp xe kết nối những yêu thương
    (TN&MT) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), cùng với hàng trăm đoàn viên, thanh niên các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 25/3, Đoàn Thanh niên Nhà Xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã tổ chức chương trình đạp xe với chủ đề “Hành trình tuổi trẻ - Kết nối yêu thương”.
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Thời trang bền vững – xu hướng xanh của tương lai
    (TN&MT) - Trước những tác hại ngành công nghiệp thời trang gây ra đối với môi trường trong quá trình sản xuất, yếu tố ''bền vững'' (chất liệu hữu cơ, chất liệu tái chế) ngày càng được quan tâm.
  • Tắt công tắc… tiết kiệm điện
    Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
  • Thanh tra các Bộ khối Kinh tế ngành ký giao ước thi đua năm 2023
    (TN&MT) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thanh tra các Bộ thuộc Khối Kinh tế ngành (Khối I), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khối trưởng), Bộ Thông tin và Truyền thông (Khối phó), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai kế hoạch thi đua năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO