Xã hội

Hà Nội: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, giảm nghèo bền vững

Thúy Nhi 15:36 17/05/2023

Để nâng cao hiệu quả triển khai trong thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp tại TP. Hà Nội, thời gian tới, thành phố sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt sâu sắc vai trò, ý nghĩa, yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng và hiệu quả cao, chuyên canh tập trung, gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.

Ngày 12/5, tại phiên chất vấn về việc thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn do Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức, nhiều đại biểu đã lên tiếng cảnh báo khi thành phố vẫn còn hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp bị bỏ hoang, hơn 4.000ha đất canh tác không hiệu quả, chỉ làm một vụ hoặc canh tác mang tính tận dụng.

Có một nghịch lý là trong khi rất nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô loay hoay, vì không được hướng dẫn xây dựng công trình hạ tầng để làm nông nghiệp công nghệ cao, thì lại xuất hiện rất nhiều mô hình nông nghiệp nhưng lại không sản xuất, mà bị biến tướng thành điểm du lịch, nơi nghỉ dưỡng. Các đại biểu đề nghị làm rõ và yêu cầu thanh tra việc xử lý vi phạm trên đất nông nghiệp.

Hội đồng nhân dân thành phố cũng chỉ rõ nguyên nhân của các chậm trễ nêu trên là do công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, người dân tiếp cận chính sách còn hạn chế. Nhiều quy định liên quan đến phương thức tổ chức triển khai, thủ tục hành chính để tiếp cận chính sách còn rườm rà, cho nên các đối tượng thụ hưởng không muốn tham gia. Việc thực hiện các thủ tục vay vốn, thế chấp tài sản để đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trong thực tế vẫn rất khó khăn.

Tuy nhiên bên cạnh những bất cập đó, ở nhiều địa phương tại Hà Nội đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, rau màu, nuôi trồng thủy sản... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao.

Đơn cử tại huyện, thời gian qua, huyện đã chuyển đổi gần 530ha đất trồng lúa kém hiệu quả, gặp khó khăn về hệ thống tưới tiêu sang các loại cây trồng có giá trị như thảo dược, rau hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần trồng lúa như: vùng trồng rau hữu cơ - rau an toàn VietGAP, rau công nghệ cao với quy mô từ 2ha trở lên tại các xã: Thanh Xuân, Tân Dân, Hiền Ninh…; vùng trồng cây ăn quả với quy mô từ 5ha trở lên tại các xã: Phú Cường, Phú Minh, Nam Sơn…; vùng trồng cây dược liệu, thảo dược với quy mô từ 2ha trở lên tại các xã: Bắc Sơn, Minh Trí, Xuân Giang…

1(1).jpg
Thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP Hà Nội đã và đang phát triển các mô hình nông nghiệp xanh theo hướng an toàn và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng cao của người dân Thủ đô. (Ảnh: Tuyết Nhi)

Còn tại huyện Đông Anh, nhờ quy hoạch vùng sản xuất rau với diện tích 1.180 ha; trong đó, có hơn 500 ha sản xuất rau an toàn tập trung, quy mô lớn, đến nay huyện đã kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm rau an toàn tại các vùng sản xuất tập trung.

Tại huyện Thường Tín, huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa với diện tích 1.745ha tại các xã: Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên…; vùng sản xuất rau an toàn 545ha tại các xã: Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú; vùng nuôi trồng thủy sản với diện tích 1.159ha tại các xã: Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến…

Từ các vùng sản xuất, Thường Tín đã hình thành được 14 mô hình liên kết chuỗi, 15 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo báo cáo mới đây của TP. Hà Nội, hiện thành phố có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 382/382 (đạt 100%) xã đạt chuẩn NTM; 111 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 20 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 56,3 triệu đồng/người/năm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện. Toàn thành phố có 285 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 2.167 sản phẩm OCOP đã được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên, đứng đầu cả nước; hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp được quan tâm, dần đi vào hiệu quả...

2(1).jpg

Nông dân xã Yên Thường (huyện Gia Lâm) thu hoạch khoai tây vụ đông.( Ảnh: Hoàng Nga)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, để nâng cao hiệu quả triển khai trong thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp tại Thủ đô, thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt sâu sắc vai trò, ý nghĩa, yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng và hiệu quả cao, chuyên canh tập trung, gắn với nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới.

Thành phố tập trung hoàn thành việc xây dựng Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đặc biệt quan tâm xác định phương án tổ chức khu vực nông thôn, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và sớm thông tin để các địa phương và doanh nghiệp, người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt, thành phố sẽ khẩn trương rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô giai đoạn đến năm 2030 và các giai đoạn tiếp theo gắn với định hướng, chiến lược phát triển nông nghiệp để tập trung cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả sản xuất, phấn đấu để Hà Nội là địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Năm 2023, dự kiến thành phố Hà Nội thực hiện chuyển đổi hơn 3.838ha. Trong đó có hơn 1.119ha là chuyển đổi sang trồng cây lâu năm; khoảng 995ha là trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, còn lại là chuyển sang trồng cây hằng năm. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, khuyến khích hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình về ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, giống mới vào canh tác, khắc phục tình trạng đất bỏ hoang, canh tác không hiệu quả...

    Bài liên quan
    • Hoài Đức, Hà Nội: Tăng cường xử lý các trường hợp vi phạm về đất đai
      (TN&MT) - Thời gian qua, để nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất đặc biệt là công tác xử lý vi phạm đất đai, quản lý đất công UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, cũng như bàn hành các quyết định xử lý các trường hợp vi phạm đất đai.

    (0) Bình luận
    Nổi bật
    Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
    Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
    Đừng bỏ lỡ
    • Little Ba Na Hills, mang Bà Nà xuống phố
      (TN&MT) - Ngày 20/9, Công ty CPDV Cáp treo Bà Nà đã đưa vào vận hành Nhà hàng Little Ba Na Hills tại địa chỉ 36 đường Bạch Đằng, Quận Hải Châu (Đà Nẵng). Đây là một không gian thư giãn, trải nghiệm mới mẻ và mang đậm dấu ấn của miền tiên cảnh Sun World Ba Na Hills giữa lòng thành phố bên sông Hàn.
    • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Khai mạc giải bóng đá sinh viên
      Chiều ngày 21/9 tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra lễ khai mạc giải bóng đá sinh viên do Liên chi Đoàn khoa Lý luận Chính trị tổ chức.
    • Kết nối du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai
      (TN&MT) - Nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh, thông tin, tiềm năng du lịch của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long( ĐBSCL) đến với các địa phương phía Tây Bắc, ngày 21/9, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với các tỉnh Tây Bắc tại Lào Cai.
    • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp ở miền núi Quảng Ngãi
      Tận dụng lợi thế về đất đai và sản vật địa phương, nhiều thanh niên ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã “dám nghĩ, dám làm” phát triển kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh, mang lại thu nhập cho bản thân và người dân địa phương.
    • Thoát nghèo nhờ cây quế
      (TN&MT) - Hơn 20 năm về trước, cây quế bén duyên với người dân Tràng Định (Lạng Sơn). Từ mục đích ban đầu chỉ nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giờ đây, quế đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên xóa nghèo.
    • Phú Thọ: Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi tập trung
      (TN&MT) - Những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự chuyển biến tích cực và đã đạt được kết quả quan trọng, trong đó quy mô tổng đàn vật nuôi chủ lực phát triển khá.
    • Lan tỏa Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi
      (TN&MT)- Thời gian qua, phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, huy động được nhiều nguồn lực, phát huy được tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm, sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo nên Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” với nhiều kết quả tốt đẹp.
    • Người TNG Holdings Vietnam mang “Giọt Thương” gửi vào ngân hàng máu
      (TN&MT) - Ngày 20/9, hàng trăm người TNG và cán bộ nhân viên một số công ty tại tòa nhà TNR Tower đã nô nức tham dự ngày hội “Giọt Thương”, chung tay đóng góp vào ngân hàng máu. Chương trình do TNG Holdings Vietnam phối hợp với Bệnh viện Việt Đức tổ chức.
    • Thừa Thiên – Huế phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”
      (TN&MT) - UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” trên địa bàn tỉnh.
    • Lào Cai: Trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật
      (TN&MT) - Ngày 21/9, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức trao giải thưởng Văn học - nghệ thuật Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Lào Cai (23/9/1958 – 23/9/2023) và ra mắt ấn phẩm mới.
    • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
      Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
    • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
      Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
    • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
      (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO