Hà Nội: Chuẩn bị cưỡng chế GPMB dự án tòa nhà hỗn hợp Constrexim Complex
10/06/2018, 18:54
(TN&MT) - Thông tin với báo chí, đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết, trong hai ngày 12 - 13/06 tới sẽ tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất đối với các phương án còn...
(TN&MT) - Thông tin với báo chí, đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết, trong hai ngày 12 - 13/06 tới sẽ tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất đối với các phương án còn tồn tại chưa bàn giao mặt bằng tại dự án Constrexim Complex.
Trước đó, ngày 30/03/2007, UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND về việc phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500 phần còn lại Khu đô thị mới Cầu Giấy, trong đó có ô đất ký hiệu A1-2 diện tích 25.541 m2 có chức năng đất phát triển hỗn hợp.
Trong quá trình thực hiện GPMB dự án, UBND quận Cầu Giấy nhận được một số đơn thư, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của một số hộ đang sử dụng đất nằm trong chỉ giới GPMB dự án gửi đến các cơ quan chức năng.
Sau đó, UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều buổi đối thoại, giải thích và có các văn bản trả lời các hộ gia đình. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng có văn bản giải quyết đơn kiến nghị liên quan đến thủ tục thu hồi đất của dự án.
Khu vực sẽ bị tổ chức cưỡng chế.
Thậm chí, UBND TP. Hà Nội cũng đã có văn bản kết luận nội dung tố cáo của một số công dân ở tổ 19, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy có liên quan đến thủ tục thu hồi đất tại dự án.
Ngoài ra, UBND quận Cầu Giấy, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án đã tổ chức nhiều buổi họp để đối thoại, vận động, giải thích, đồng thời trả lời bằng văn bản nhưng các hộ vẫn không chấp hành bàn giao mặt bằng theo quy định.
Phát biểu tại buổi làm việc với báo chí ngày 07/06, ông Trần Đông Dực - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất cho biết, thời điểm thực hiện GPMB dự án theo Luật đất đai năm 2003, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Thành phố Hà Nội có liên quan (trước ngày 01/07/2014).
Ông Trần Đông Dực - Giám đốc TTPT quỹ đất quận Cầu Giấy phát biểu thông tin tới báo chí.
Các dự án phát triển kinh tế trong khu đô thị hiện có gồm dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản… Các dự án phát triển kinh tế trong khu vực mở rộng khu đô thị hiện có hoặc khu đô thị mới gồm toàn bộ các dự án kinh tế (không phân biệt quy mô, loại hình) được thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chung xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, căn cứ các văn bản pháp lý của dự án và theo các quy định nêu trên thì dự án thuộc đối tượng được áp dụng hình thức nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai 2003.
Còn tại thời điểm thực hiện GPMB dự án theo Luật đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Thành phố Hà Nội có liên quan (sau ngày 01/07/2014).
Căn cứ theo các quy định, UBND quận Cầu Giấy nhận thấy, dự án nằm trong danh mục thu hồi đất được HĐND TP. Hà Nội thông qua, nằm trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của quận Cầu Giấy, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt, đủ điều kiện để áp dụng hình thức Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy định. Tuy nhiên, người dân vẫn không chấp hành.
Do đó, vào ngày 18/05, UBND quận Cầu Giấy phê duyệt Kế hoạch số 130/KH-UBND về việc tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất đối với 14 phương án còn tồn tại của dự án chưa bàn giao mặt bằng, vào ngày 12/06 và 13/06 sắp tới.
(TN&MT) - Các sở, ngành chức năng của TP. Hà Nội vừa rà soát việc xử lý nước thải công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp và nước thải y tế trên địa bàn thành...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Tổ 10, gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, Đoàn ĐBQH Thái Bình, Đoàn ĐBQH Đồng Tháp. Đa số đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra đã rất nỗ lực nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của Nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến các cơ quan của Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật có bước tiến quan trọng về chất lượng trình Quốc hội.
(TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
(TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
Trước những vướng mắc kéo dài, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc giải quyết tồn tại, vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ đất trên cốt ngập đối với Dự án Thủy điện Bản Vẽ gửi Bộ Công Thương.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
(TN&MT) - Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp, tạo nguồn lực giúp TP. Cần Thơ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
Sáng 22/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về việc hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân và Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc.
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Hội đồng Thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án đã xem xét hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại tỉnh Ninh Bình và Thái Nguyên.
(TN&MT) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND, rà soát diện tích đất ở, đất sản xuất xen kẽ trong rừng đặc dụng trên toàn tỉnh. Thời gian thực hiện rà soát trong giai đoạn 2023-2025.
(TN&MT) - Sở TN&MT TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch “Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, GCN đối với các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố”. Theo đó, hơn 81.000 căn hộ, nền đất sẽ được tháo gỡ các vướng mắc để tiến hành cấp GCN trong thời gian sớm nhất.
Những năm qua Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách về giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Luật Đất đai 2013 đã có nhiều quy định cụ thể nhằm bảo đảm quyền tiếp cận đất đai cho người dân tộc thiểu số, cụ thể như sau:
(TN&MT) - Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung đẩy mạnh cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào tộc thiểu số (DTTS), giúp bà con yên tâm phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.