Hà Nội chỉ thị hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người dịp lễ cuối năm

Thanh Tùng | 18/12/2021, 20:03

(TN&MT) - UBND các quận, huyện, thị xã của Hà Nội thường xuyên đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn và nhỏ nhất, từ đó xem xét ban hành văn bản chỉ đạo hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, nhất là trong dịp cuối năm, lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đám tang, đám cưới.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Lễ cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Hà Nội hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người vào các dịp lễ cuối năm 2021, đầu năm 2022. Ảnh minh họa

Theo nội dung Chỉ thị, hiện biến chủng mới vi rút SARS-CoV-2, là Omicron được phát hiện tại Nam Phi đã lan rộng trên phạm vi toàn cầu, nguy cơ xâm nhập là rất lớn khi tần suất các chuyến bay về cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Quán triệt thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng, Giám đốc các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đặc biệt trong các dịp cuối năm, Lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; khẩn trương rà soát việc thực hiện các nội dung tại các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, trong đó thường xuyên đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn và nhỏ nhất có thể để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp hành chính phù hợp, xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương theo diễn biến dịch và chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.

Căn cứ cấp độ dịch trên địa bàn, khẩn trương ban hành văn bản chỉ đạo hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, nhất là trong dịp cuối năm, lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đám tang, đám cưới... Hướng dẫn tổ chức Lễ Giáng sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh lây nhiễm dịch COVID-19, hoàn thành chậm nhất trong ngày 20/12/2021.

Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là giới trẻ thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, không tụ tập đông người, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác nhưng cũng không hoang mang, lo lắng thái quá.

Phân công Tổ Covid cộng đồng “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, lập danh sách người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người chống chỉ định chưa được tiêm vắc xin và các trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19… để quản lý, tiêm vắc xin (có thể tổ chức tiêm lưu động, tại nhà), hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế sớm, điều trị kịp thời.

Chủ động vận dụng tối đa mọi biện pháp, phân công các lực lượng phối hợp ngành Y tế để tổ chức “thần tốc” tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Kế hoạch để phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất hoàn thành trước 31/12/2021; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 18 tuổi trước 31/01/2022; hoàn thành tiêm mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước ngày 31/01/2022.

UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng, ban hành các kịch bản, phương án ở mức cao hơn để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19, không để bị động. Ảnh minh họa

Nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, công tác điều trị F0 tại nhà

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng, ban hành các kịch bản, phương án ở mức cao hơn để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 từ cấp quận, huyện, thị xã đến cấp xã, phường, thị trấn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, hoàn thành trước ngày 31/12/2021.

Đảm bảo triển khai tối đa việc quản lý, điều trị F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại nhà khi đủ điều kiện; sẵn sàng kích hoạt các cơ sở thu dung điều trị F0; chỉ đạo điều tiết, hỗ trợ lực lượng, trang thiết bị giữa các xã, phường, thị trấn. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các trạm y tế lưu động, việc điều trị F0, cách ly F1 tại nhà.

Chủ động rà soát hệ thống y tế cơ sở, trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung điều trị F0 để có giải pháp cụ thể về trang thiết bị y tế, thuốc, nguồn nhân lực y tế (ngoài công lập, sinh viên các trường cao đẳng, đại học, các y bác sỹ nghỉ hưu, tình nguyện viên…) tham gia phục vụ công tác phòng, chống dịch, hoàn thành trong tháng 12/2021.

Cập nhật đầy đủ danh sách F0 điều trị tại nhà, đảm bảo việc cấp phát thuốc theo phác đồ điều trị và hướng dẫn đầy đủ quy trình cách ly, điều trị, xét nghiệm đối với người bệnh trong vòng 24 giờ đầu tiên khi phát hiện ca nhiễm.

Thành lập ngay Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà (trước ngày 20/12/2021), với lực lượng thanh niên là nòng cốt và chủ trì triển khai. Nhiệm vụ của Tỗ hỗ trợ: Thực hiện tiếp nhận thông tin từ người nhiễm COVID-19 tại nhà theo quy định, cập nhật vào hệ thống phần mềm quản lý F0, lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn các biện pháp thực hiện cách ly tại nhà, ghi chép các thông tin và khi có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ của người cách ly thì thông báo ngay cho cán bộ y tế của Trạm y tế.

Phối hợp Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông phân công lực lượng tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn, trạm y tế lưu động cơ sở thu dung điều trị F0, các tổ y tế lưu động trực 24/7 để cùng tổng đài 1022 kịp thời tiếp nhận và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh theo phản ánh của người bệnh, người dân trên địa bàn.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng chống dịch

Chỉ thị yêu cầu, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều tình huống ngoài khả năng đảm bảo của quận, huyện, thị xã, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động liên hệ các sở, ban, ngành Thành phố để hỗ trợ; báo cáo UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo Thành phố (qua Sở Y tế) để để kịp thời chỉ đạo điều phối, xử lý.

Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế thống nhất phương án, lựa chọn các trường THCS đảm bảo điều kiện để tổ chức cho học sinh cấp 2 trở lại học trực tiếp khi đã tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, chăm lo, chia sẻ những khó khăn, đặc biệt là đối với những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, không để người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, bị bỏ lại phía sau.

Tổ chức thực hiện mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư xét nghiệm, thuê phương tiện vận chuyển, in ấn tài liệu truyền thông…, chi trả kịp thời cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn từ nguồn kinh phí địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Lên phương án ứng phó biến thể mới Omicron

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu Sở Y tế thành phố cập nhật, hướng dẫn Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, các cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế; chủ trì tổng hợp và báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo Thành phố, Bộ Y tế những khó khăn, vướng mắc để kịp thời điều chỉnh.

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng: Dự thảo Kế hoạch đáp ứng y tế giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Phương án ứng phó biến thể mới Omicron, báo cáo UBND Thành phố, xin chủ trương Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy để kịp thời ban hành trong tháng 12/2021.

Phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên quan, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong việc thuê xét nghiệm trong khi chờ mua máy xét nghiệm, tăng cường trạm y tế lưu động, bổ sung trang thiết bị, máy móc, thuốc điều trị, hoàn thành trước ngày 24/12/2021.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham mưu về nhu cầu, cấu hình, tính năng kỹ thuật trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ, thuốc, vật tư xét nghiệm.... để thực hiện phương châm “4 tại chỗ” đáp ứng diễn biến tình hình dịch trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.

Báo cáo Bộ Y tế xem xét, phân bổ đủ vắc xin phòng COVID-19 theo Kế hoạch để phấn đấu hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất hoàn thành trước 31/12/2021; hoàn thành tiêm mũi 2 cho người từ 12 đến 17 tuổi trước 31/01/2022; hoàn thành tiêm mũi nhắc lại và mũi bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên trước 31/01/2022.

Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19; chỉ đạo tổ chức phân luồng bệnh nhân, các tầng điều trị; bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị y tế, oxy y tế, máy thở, giường cấp cứu và các điều kiện cần thiết. Tuân thủ phác đồ trong điều trị COVID-19 của Bộ Y tế.

Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã phân công lực lượng tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn, trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung điều trị F0, các tổ y tế lưu động trực 24/7 để cùng tổng đài 1022 kịp thời tiếp nhận và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh theo phản ánh của người bệnh và Nhân dân Thủ đô.

Tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng do vi rút (SVO), giám sát dựa vào sự kiện (EBS), thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có biểu hiện ho, sốt nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19; chủ động gửi mẫu bệnh phẩm nghi nghiễm biến chủng Omicron đến Viện Vệ sinh dịch tễ để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gen khẳng định.

Công an Thành phố là đầu mối, chủ trì triển khai lắp đặt thiết bị quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chip để kiểm soát người ra vào cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố. Ảnh minh họa

Đảm bảo kinh phí phòng chống dịch

Chỉ thị yêu cầu Sở Tài chính thành phố tham mưu đề xuất đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; Hướng chi trả chế độ, chính sách với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các đơn vị, địa phương theo quy định; Chủ trì và phối hợp các cơ quan liên quan, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các quận, huyện, thị xã trong việc mua sắm, thuê xét nghiệm, đặt hàng làm xét nghiệm…

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, cơ quan báo chí và truyền hình của Thành phố, phối hợp với các cơ quan báo chí của Trung ương tăng cường tuyên truyền mức độ nguy hiểm, khả năng lây lan của biến chủng mới Omicron và các biện pháp, quy định phòng, chống dịch của Trung ương và Thành phố để Nhân dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nắm bắt, chia sẻ và ủng hộ, sẵn sàng chuẩn bị các phương án phù hợp với điệu kiện, tình hình của các nhân, gia đình, đơn vị, doanh nghiệp trước diễn biến dịch bệnh dự báo còn khó lường, phức tạp.

Công an Thành phố là đầu mối, chủ trì triển khai lắp đặt thiết bị quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chip để kiểm soát người ra vào cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố. Tổ chức đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, kiểm soát việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19 vào các dịp Lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chủ trì, phối hợp với lực lượng tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài, lực lượng giám sát dịch tễ, các cơ sở lưu trú tổ chức cách ly người nhập cảnh tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt các trường hợp đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới vi rút SARS-CoV-2 Omicron như khu vực châu Phi (Nam Phi, Botstawana, Namibia, Zimbabwe, Eswatani, Lesotho, Mozambique…) và một số quốc gia khu vực Châu Âu, Châu Á; ; trang bị đầy đủ các thiết bị phòng hộ cho các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.

Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố khẩn trương xây dựng Kế hoạch, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Chỉ thị này phù hợp chức năng, nhiệm vụ ngành, lĩnh vực

Chỉ thị cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể chính trị xã hội phối hợp, phát huy vai trò, cùng các lực lượng, Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà, Tổ COVID cộng đồng với tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền, giám sát, thực hiện phòng, chống dịch ở phường, xã, thị trấn và thôn xóm, khu dân cư; việc thực hiện cách ly F1, điều trị F0 tại nhà; vận động cán bộ, hội viên, Nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham gia phục vụ hoạt động của các trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung, ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch của Thành phố và tại địa phương.

Đối với người dân, cần tiếp tục nâng cao ý thức của bản thân đối với cộng đồng; chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, trong đó thực hiện nghiêm thông điệp 5K; khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh nền, người có nguy cơ cao hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Ngày đầu nới lỏng, thực hiện Chỉ thị 15
    (TN&MT) - Ngày đầu tiên TP. Hà Nội thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, áp dụng phòng dịch theo Chỉ thị 15. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn Thủ đô có hiện tượng ùn ứ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện “công sở không khói thuốc”
    (TN&MT) - Sau khi Bộ TN&MT ban hành Quyết định số 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị trực thuộc Bộ đã nghiêm túc triển khai thực hiện công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, tạo dựng môi trường “công sở không khói thuốc”.
  • Tiền lương đóng BHXH hơn 5,7 triệu/tháng, doanh nghiệp chậm đóng tiếp tục tăng
    Trong năm 2022, tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của người lao động hơn 5,7 triệu đồng/tháng; chậm đóng BHXH tiếp tục tăng, trong đó chủ yếu diễn ra ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
  • BHXH tự nguyện: Nhiều lợi ích, thủ tục tham gia nhanh chóng
    Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện có giá trị nhân văn, ưu việt và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tham gia.
  • Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030
    (TN&MT) - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra.
  • Bộ TN&MT: Xây dựng cơ quan xanh - sạch - đẹp, không khói thuốc lá
    (TN&MT) - Thời gian qua, Công đoàn Bộ TN&MT đã triển khai phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong cán bộ, công chức, viên chức và lao động, trong đó có xây dựng môi trường không khói thuốc lá nơi làm việc. Xung quanh vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc phỏng vấn ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT.
  • Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam và Vinamilk trao sữa đến trẻ em nhân dịp năm học mới
    (TN&MT) - Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước. Chương trình cũng đã hoàn thành mục tiêu dành tặng 1,5 triệu hộp sữa đến các em trong năm nay.
  • Vinamilk tiếp sức nhà vô địch nhí bứt phá tại Robotacon WRO 2023
    (TN&MT) - Chung kết “Robotacon WRO 2023” với sự đồng hành của Vinamilk đã tìm ra các nhà vô địch giành tấm vé thẳng tiến tới bảng đấu quốc tế tại Panama.
  • Đề xuất tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ thai sản
    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho rằng, việc bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách này, thu hút người dân (đặc biệt là nhóm lao động trẻ tuổi) tham gia.
  • Muôn hình vạn trạng "chiêu thức" trục lợi Quỹ BHYT
    Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) bị trục lợi bằng nhiều hình thức, muôn hình vạn trạng, như một người sử dụng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) nhiều lần; nhiều người mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB…, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết.
  • Thiết lập kịch bản phát triển người tham gia BHXH hiệu quả
    Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu sớm hoàn thiện kịch bản phát triển người tham gia BHXH phù hợp với tình hình chung của từng địa phương, qua đó có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể.
  • Bộ TN&MT ban hành Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024
    (TN&MT)- Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định 2461/QĐ-BTNMT về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023-2024 nhằm tăng cường việc thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và nhân rộng mô hình “công sở không khói thuốc” trong các đơn vị trực thuộc.
  • Cần khung pháp lý đầy đủ để quản lý thuốc lá thế hệ mới
    (TN&MT) - Tại Tọa đàm “Khung khổ pháp lý để quản lý thuốc lá thế hệ mới” vừa diễn ra, đại diện cơ quan quản lý và các chuyên gia nhìn nhận, sự xuất hiện của thuốc lá thế hệ mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng trong thơi gian qua đã thay đổi cục diện thị trường thuốc lá tại Việt Nam. Tất các sản phẩm này đều là sản phẩm nhập lậu hoặc xách tay do thiếu khung pháp lý để kiểm soát.
  • Intracom Group: Đưa “bệnh viện di động” lên non cao
    (TN&MT) - Đưa đội ngũ bác sĩ, chuyên gia, hệ thống trang thiết bị và thuốc điều trị lên vùng cao, nhằm giải quyết khó khăn về đi lại và chi phí cho bà con, chính là ý nghĩa của Hành trình nâng niu từng sự sống do Intracom Group thực hiện vào ngày 26/8.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO