Hà Nam: Trang trại nuôi lợn “hành dân”

Việt Linh | 01/12/2022, 16:00

(TN&MT) - Nhiều năm qua, người dân tại Thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường do trang trại chăn nuôi lợn, vịt của hộ gia đình ông Trần Văn Tỉnh. Điều đặc biệt, chuồng trại xây dựng trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của người dân.

Người dân thôn 2 Công Xá, Thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân nhiều lần phản ánh đến Báo Tài nguyên và Môi trường về tình trạng ô nhiễm môi trường do trang trại lợn, vịt gây nên. Theo người dân, rất nhiều phân lợn, nước thải xả trực tiếp ra môi trường khiến cuộc sống người dân nơi đây vô cùng khổ cực. Ngày nắng mùi hôi thối bốc lên khiến cho môi trường ô nhiễm, ruồi muỗi sinh nở, nguy cơ tiềm ẩn nhiều dịch bệnh, người dân rất hoang mang vì lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với người già, trẻ em.

z3925324416138_f7d1c9ffb98508309e66c2e9cf9b87d5.jpg
Trang trại chăn nuôi xả thải trực tiếp ra kênh tưới tiêu.

Trao đổi với PV, ông Trần Đức Thiện, người dân tại thôn 2 Công Xá cho biết, trang trại chăn nuôi lợn, vịt của gia đình ông Trần Văn Tỉnh đã hoạt động ở đây nhiều năm. Thời gian đầu được biết trang trại này có thiết kế bể biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, nhưng sau đó thì không thấy hoạt động và xả thải trực tiếp ra kênh nước ngay cạnh trang trại.

z3925331650916_1433302c63948f6add0be4ed291d481e.jpg
Nhiều ống xả thải trực tiếp ra môi trường.

Ông Thiện cho biết thêm: “Khi được hỏi tại sao không xử lý chất thải qua bể biogas mà lại xả trực tiếp ra môi trường, ông Tỉnh cho biết rằng hiện tại bể bị sự cố đang tu sửa. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà nhiều năm qua họ vẫn chưa sửa xong mà hằng ngày xả thải trực tiếp ra kênh nước. Trang trại lợn nằm sát vách nhà tôi, tôi đã phải lắp thêm 1 lớp cửa kính phía trong cửa gỗ thế nhưng mùi hôi thối vẫn nồng nặc phả thẳng vào nhà gây ảnh hưởng rất lớn đến gia đình tôi”.

Chung nỗi bức xúc, ông Trần Văn Kền (nhà đối diện trang trại lợn) cho biết: “Người ta xả thải trực tiếp ra kênh nước trước mặt nhà tôi, mùi hôi, thối từ trang trại phát tán ra không khí ngày càng nhiều và nặng mùi, đặc biệt vào những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức, khiến chúng tôi ở đây cảm thấy rất nhức đầu và buồn nôn. Nước ở đây chuyển màu đen kịt, không thoát đi đâu được, chúng tôi rất lo ngại việc nguồn nước ở đây sẽ bị ô nhiễm”.

z3925323720904_0b8c4165ab5ca147e2875bbde0a885ed.jpg
Người dân bày tỏ sự bức xúc khi phải hứng chịu mùi hôi, thối.

Cũng theo người dân tại thôn 2 Công Xá, tại các kỳ họp tiếp xúc cử tri HĐND người dân đã nhiều lần phản ánh và nói lên nỗi bức xúc, tồn tại của trang trại lợn này nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết triệt để, do đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Trước những phản ánh của người dân, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có buổi ghi nhận thực tế tại khu vực trại nuôi lợn của gia đình ông Trần Văn Tỉnh. Điều đầu tiên phóng viên bắt gặp là mùi hôi thối nồng nặc ngay khi đến gần với trang trại. Sau đó là dòng nước đặc quánh, đen xì, toàn phân lợn trôi nổi, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.

z3925322323327_a196233ab6044dbbe467291bc79237a9.jpg
Nước kênh đen kịt, bốc mùi hôi thối từ trang trại lợn.

Ông Đặng Xuân Hưng, Chủ tịch UBND Thị trấn Vĩnh Trụ cho biết: Qua các kỳ tiếp xúc cử tri người dân có phản ánh về tình trạng ô nhiễm tại trang trại chăn nuôi của hộ ông Trần Văn Tỉnh. Chính quyền cũng đã thành lập tổ công tác xuống kiểm tra và yêu cầu hộ gia đình này chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Qua kiểm tra quá trình chăn nuôi thì việc vận hành bể biogas xử lý chất thải của gia đình này chưa đảm bảo, xử lý chất thải ở đây chưa triệt để. Chính quyền cũng đã lập biên bản và yêu cầu gia đình cam kết hoạt động phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam, huyện Lý Nhân cần khẩn trương vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở chăn nuôi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Báo Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Dân “tố” Công ty cấp nước sạch vu khống người dân ăn cắp nước
    Nhiều hộ dân ở xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bị Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam tự ý đưa công nhân đến đào bới khu đường ống dẫn nước, mặc dù chưa chứng minh được sự việc “ăn cắp nước”, công ty này đã yêu cầu các hộ dân đền bù hàng chục triệu đồng rồi sau đó xé biên bản?!
  • Tiếp bài Công ty Phượng Hoàng xây dựng quán Bar không phép: TP. Bắc Ninh đang “hợp thức hóa” sai phạm?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về việc Công ty Phượng Hoàng xây dựng không phép, phá vỡ quy hoạch đồi Pháo Thủ, phường Đáp Cầu, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm sại phạm UBND TP. Bắc Ninh lại tổ chức hội nghị để xin điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của doanh nghiệp này.
  • Vi phạm tại Điểm du lịch Suối Chiếu (Sơn La): Dừng hoạt động cơ sở, làm rõ trách nhiệm tham mưu quản lý
    (TN&MT) - Liên quan đến thông tin phản ánh Dự án Điểm du lịch Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên) đi vào hoạt động khi chưa đảm bảo quy định về đất đai, xây dựng, UBND huyện Phù Yên đã yêu cầu HTX Ban Mai – chủ đầu tư Dự án dừng hoạt động điểm du lịch này; giao các phòng ban chuyên môn, UBND xã Mường Thải rà soát, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất; xem xét, xử lý trách nhiệm tham mưu quản lý (nếu có).
  • Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Cần xem xét giải quyết nguyện vọng chính đáng cho người dân
    Cho rằng “vướng quy hoạch”, nhiều diện tích đất của hộ dân được giao khai hoang xây dựng đồng ruộng theo chủ trương phát triển Khu kinh tế mới ở Nam Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sử dụng ổn định nay biến thành đất lâm nghiệp.
  • Cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre
    (TN&MT) - Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre: Bộ TN&MT xem xét, sớm phản hồi Tờ trình số 8261/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO