Hà Giang: Tăng cường đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

Mai Đan | 25/09/2021, 10:22

(TN&MT) - Là một tỉnh miền núi vùng cao có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều dự án khai thác, chế biến khoáng sản mang lại những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và vùng đồng bào dân tộc nói riêng.

Tuy nhiên, đây cũng là nơi phải đối mặt với nhiều thách thức, hệ lụy từ việc cấp phép, quản lý khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt trước thời điểm năm 2012 và khi Luật Khoáng sản mới ra đời và có hiệu lực.

Thiết bị chế biến khoáng sản lạc hậu

Thời điểm trước năm 2012, các hoạt động đầu tư vào khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang không ngừng phát triển cả về quy mô và số lượng, với sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đi vào hoạt động đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế-xã hội, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm và thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng nâng cao dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ.

Tuy vậy, theo đánh giá của UBND tỉnh Hà Giang, công nghệ khai thác thời điểm đó còn lạc hậu, nhỏ lẻ, chủ yếu là khai thác hầm lò (đối với khai thác chì, kẽm, vàng); khai thác lộ thiên (đối với khai thác mangan, mica, thiếc, vonfram) và khai thác hầm lò kết hợp với lộ thiên (đối với quặng sắt). Công nghệ khai thác phần lớn mang tính chất thủ công, bán cơ giới, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những công nhân lành nghề và các chuyên gia nước ngoài; máy móc, thiết bị áp dụng trong quá trình khai thác chủ yếu là máy móc cũ, lạc hậu, công suất khai thác thực tế thấp hơn so với công suất thiết kế; quá trình khai thác chưa tuân thủ thiết kế cơ sở đã được thẩm định dẫn đến sản lượng khai thác còn thấp và không ổn định, gây ô nhiễm môi trường...

Hoạt động khai thác khoáng sản của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê. (Ảnh: Vietnam+)

Được biết, thời điểm năm 2014 trở về trước, huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) cũng là "điểm nóng" về khai thác khoáng sản. Tình trạng các doanh nghiệp, hộ cá thể khai thác khoáng sản vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường diễn ra khá phổ biến, chủ yếu là những vi phạm do không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, quy trình xử lý chất thải, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, thủ tục pháp lý chưa hoàn thiện, khai thác chưa được cấp phép hoặc hết hạn khai thác... Những năm gần đây, tình trạng nêu trên đã được khắc phục nhiều, nhưng thực tế vẫn còn tình trạng khai thác lậu, khai thác trái phép. Chẳng hạn như ngày 10/3/2020, Công an huyện Bắc Quang đã kiểm tra, phát hiện khu Cổ Ngụa, xã Đồng Tiến có biểu hiện hoạt động khai thác vàng trái phép... Ngày 30/7/2020, tiếp tục phát hiện tại thôn Bản Buốt, xã Đồng Tâm (Bắc Quang) cũng có hoạt động khai thác vàng trái phép, lực lượng chức năng đã thu giữ hai máy đục cầm tay, một máy nén hơi và nhiều dụng cụ liên quan khác.

Theo Thông báo kết luận thanh tra số 1167/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 16/7/2020, 6/13 dự án ở Hà Giang được thanh tra chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành nhưng đã khai thác, vi phạm điểm n, khoản 1, Điều 9, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, gồm: Mỏ antimon Mậu Duệ, xã Mậu Duệ (Yên Minh) của Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang; mỏ đá vôi tổ 5 ở phường Ngọc Hà, TP Hà Giang của Công ty TNHH Hải Phú; các mỏ vàng sa khoáng Thác Lan, vàng gốc Thượng Cầu và sa khoáng Suối Bông ở xã Tiên Kiều (Bắc Quang) của Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác khoáng sản và Xây dựng Mê Linh; mỏ mangan Bản Sáp, thị trấn Yên Phú (Bắc Mê) của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và khai thác khoáng sản; mỏ mangan đội 5, xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) của Công ty Cổ phần Khoáng sản Ngọc Linh; mỏ mangan Khuôn Then ở xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên của Công ty TNHH Tây Giang.

Ngoài vi phạm trên, có 4/13 dự án còn nợ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; có 4/13 dự án thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; 1/13 dự án không thực hiện nộp báo cáo định kỳ kết quả quan trắc, giám sát môi trường, báo cáo quản lý chất thải gây hại và 1/13 dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục đất đai. Hầu hết dự án khai thác khoáng sản được kiểm tra đều không lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác, vi phạm khoản 2, Điều 42, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP. Theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm để xảy ra các vi phạm trên thuộc về chủ đầu tư các dự án, quỹ BVMT tỉnh, Sở TN&MT, UBND cấp huyện, cấp xã nơi có dự án; trách nhiệm chung thuộc về UBND tỉnh Hà Giang...

Đổi mới công nghệ và tăng cường chấn chỉnh vi phạm

Nhận thức rõ việc phần lớn các mỏ chưa được áp dụng công nghệ tiên tiến vào khai thác, chế biến khoáng sản nên quá trình hoạt động có nhiều thời điểm ô nhiễm vượt quá mức cho phép, chưa khai thác triệt để tài nguyên, gây tổn thất lớn trong quá trình khai thác, chế biến, UBND tỉnh Hà Giang đã yêu cầu việc khai thác tài nguyên khoáng sản phải ứng dụng công nghệ tiên tiến, theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường. Theo đó, Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang đã đầu tư hệ thống thu bụi túi vải tự động, bảo đảm thu được từ trên 98% khói, bụi phát sinh trong quá trình thiêu luyện quặng. Sản phẩm antimon mang nhãn hiệu A-H với hàm lượng antimon đạt 99,65%, đạt tiêu chuẩn quốc tế, được xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước châu Âu. Hiện nay, công ty là một trong nhiều công ty khai khoáng tại tỉnh miền núi này đã chú trọng đầu tư dây chuyền công nghệ khai thác, chế biến hiện đại.

Hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ sắt Suối Thâu. (Ảnh: Vietnamnet).

Bên cạnh nhiệm vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến nâng cao năng lực quản lý, giám sát, chấn chỉnh các vi phạm. UBND tỉnh đã giao cho Sở TN&MT chủ trì phối hợp với Sở Công Thương cùng các ngành liên quan củng cố, tăng cường năng lực bộ phận quản lý nhà nước, thanh tra kiểm tra hoạt động khoáng sản, thanh tra kiểm tra môi trường trong hoạt động khoáng sản, tăng cường quản lý hoạt động cấp phép khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh. Năm 2020, tỉnh thu hồi 2 giấy phép khai thác khoáng sản. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2021, Sở TN&MT đã xử phạt vi phạm hành chính 8 doanh nghiệp, hợp tác xã với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng và nhiều biện pháp khắc phục bổ sung.

Theo đại diện Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ TN&MT, những năm qua, tỉnh Hà Giang đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ cấp phép, quản lý, giám sát khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn, nhất là từ khi Luật Khoáng sản năm 2010 cùng các nghị định, quy định, hướng dẫn thực hiện ra đời. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; bảo vệ, cải thiện môi trường như nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, tỉnh Hà Giang cần nghiêm túc và thực hiện tốt hơn nữa các quy định của pháp luật về khai thác, chế biến khoáng sản.

Tại huyện Bắc Quang, năm 2021, huyện dự kiến tiến hành kiểm tra 14 đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn. Mặc dù là địa bàn giáp ranh, có nhiều khó khăn liên quan đến ranh giới cấp phép, song UBND huyện và công an các xã, thị trấn khu vực giáp ranh thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản nên đã kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, giải tỏa hoạt động khoáng sản trái phép.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
  • Mô hình hay đưa chính sách phát luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên với núi non hùng vĩ, bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc, Si Ma Cai( Lào Cai) còn ấn tượng với những người phương xa bởi môi trường xanh sạch đẹp và sự bình yên của các thôn bản. Có được điều này là nhờ vào những đóng góp tích cực của những người có uy tín và việc xây dựng các mô hình phù hợp với phong tục, tập quán người dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO