Hà Giang: Công bố chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ

22/09/2017, 00:00

(TN&MT) - Chiều ngày 22/9 tại trung tâm huyện Quản Bạ, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ công bố chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ (Hà Giang).

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị.

Hà Giang không chỉ được biết đến là một tỉnh miền núi với nhiều phong cảnh hùng vĩ, phong tục tập quán, những lễ hội phong phú, những dãy núi đá… Mà Hà Giang còn là một mảnh đất với nhiều sản phẩm và sản phẩm đặc sản truyền thống. Nhiều sản phẩm đặc sản của Hà Giang đã được bảo hộ thương hiệu như: Mật ong Bạc Hà của Cao nguyên đá Đồng Văn, cam sành Hà Giang, chè Hoàng Su Phì… Các thương hiệu này đã phát huy hiệu quả kinh tế sau khi được bảo hộ, đặc biệt là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc Hà đã đem lại hiệu quả ngoài mong đợi khi giá thành sản phẩm tăng từ 2 đến 2,5 lần.

Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN trao giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ.
Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN trao giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ.

Theo ông Nguyễn Chí Thâm, Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang: Cây Hồng không hạt đã được bà con dân tộc thiểu số huyện Quản Bạ trồng từ hàng chục năm nay. Đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích cây hồng không hạt trên địa bàn huyện Quản Bạ có gần 100 ha. Trong đó có gần 60 ha đang cho thu hoạch, sản lượng đạt 560 tấn quả/năm. Quả hồng không hạt có hình dạng tròn đều, màu vàng sáng hơi bóng; tai quả to, độ ngọt sau ngâm ngọt dịu, trọng lượng 20 -25 quả/kg; nhiều đường cát, có ít vết đốm… Với nhiều thành phần tốt cho sức khỏe nên giá thành quả hồng không hạt Quản Bạ tiêu thụ ngoài thị trường tương đối ổn định vàđem lại giá trị kinh tế cao cho các hộ dân.

A
 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và các đại biểu xem thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ.

Với những giá trị kinh tế và đặc thù sản phẩm nằm trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, UBND tỉnh Hà Giang đã đề nghị Bộ Khoa học và Công nhận hỗ trợ xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Hồng không hạt và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ vào tháng 7/2017.  Đây là công cụ hữu hiệu bảo vệ người sản xuất, chống các hành vi gian lận thương mại, đảm bảo việc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; đồng thời giúp người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Phát biểu tại buổi lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã nhấn mạnh: Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt Quản Bạ là sự ghi nhận của Nhà nước đối với một đặc sản của tỉnh Hà Giang, một sản phẩm được người dân sản xuất trên khu vực Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là chỉ dẫn địa lý thứ 3 của Hà Giang sau mật ong Bạc Hà và cam sành Hà Giang, đưa Hà Giang trở thành một trong những địa phương có nhiều chỉ dẫn địa lý nhất của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Khoa học cho rằng đây là hướng đi phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể của tỉnh Hà Giang trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bộ trưởng cũng cho rằng, để phát triển chỉ dẫn địa lý hồng không hạt Quản Bạ, UBND tỉnh Hà Giang cần xây dựng và hoàn thiện các chính sách, tổ chức bộ máy quản lý nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức và người dân có thể sử dụng chỉ dẫn địa lý một cách hiệu quả. Hà Giang cần tiếp tục có những hỗ trợ về chính sách, nguồn lực để doanh nghiệp, người dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công đoạn sản xuất và bảo quản. Các tổ chức, cá nhân được sử dụng chỉ dẫn địa lý cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình nhằm duy trì danh tiếng và vị trí của sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt, UBND tỉnh Hà Giang cần phát huy được giá trị sau khi được Nhà nước bảo hộ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, thị trường một cách hiệu quả và bền vững.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Để xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững cây đặc sản hồng không hạt, UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo huyện Quản Bạ cần thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng quản lý hồng không hạt Quản Bạ, nhằm giữ vững chất lượng; đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã để phát triển bền vững. Các sở, ban ngành chuyên môn của tỉnh cần giám sát kỹ quy trình kỹ thuật trồng hồng, quản lý chất lượng hồng không hạt. Đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá xúc tiến thương mại sản phẩm hồng không hạt. Đặc biệt, bà con các dân tộc thiểu số huyện Quản Bạ và các huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang thuộc khu vực Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng hồng không hạt để nâng cao giá trị, phát triển bền vững hồng không hạt Quản Bạ mang chỉ dẫn địa lý theo chuỗi giá trị./.

Tin & ảnh: Xuân Vũ - Minh Tâm


(0) Bình luận
Nổi bật
EVN trao đổi “gỡ vướng” cho các dự án điện tái tạo chuyển tiếp
(TN&MT) - Chiều 20/3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức buổi trao đổi với các chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp nhằm chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giá điện và hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện gió, dự án điện mặt trời.
Đừng bỏ lỡ
  • Khối doanh nghiệp rất quan tâm đến môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Tại Diễn đàn Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) diễn ra sáng ngày 19/3, đại diện các đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với các vấn đề môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
  • Chưa có chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời gửi hồ sơ đàm phán giá điện theo đề nghị
    (TN&MT) - Mặc dù Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EPTC) đã có văn bản đề nghị nhưng đến nay vẫn chưa có chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ để đàm phán giá điện và hơp đồng mua bán điện.
  • Petrovietnam triển khai Nghị quyết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2023
    (TN&MT) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) vừa ban hành Nghị quyết số 1535/NQ-DKVN ngày 15/3/2023 của Hội đồng thành viên về việc thông qua chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023.
  • Petrovietnam: Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn
    (TN&MT) - Tại Hội thảo "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Khối Doanh nghiệp Trung ương” diễn ra vừa qua, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có tham luận về vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong xây dựng và thực hiện văn hoá doanh nghiệp. Trong đó, Petrovietnam khẳng định Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định đối với chiến lược phát triển của Tập đoàn.
  • Đánh giá năng lực của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thẩm định dự án cầu Rạch Miễu 2
    Tại văn bản 1760/VPCP-CN ngày 18/3/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thực hiện đánh giá năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre.
  • Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận
    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận.
  • Petrovietnam: Nỗ lực chinh phục mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức
    (TN&MT) - Nỗ lực cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thực hiện mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức trong năm 2023, các đơn vị dịch vụ dầu khí sớm thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành cao nhất kế hoạch được giao trong bối cảnh nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen.
  • Petrovietnam - VietinBank: Đẩy mạnh hợp tác sử dụng các sản phẩm công nghệ cao
    (TN&MT) - Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) về định hướng mở rộng quan hệ hợp tác, trong đó, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ, sâu sắc hơn nữa trong sử dụng các sản phẩm công nghệ cao.
  • Tổng hợp cụ thể các vướng mắc để tìm cách “gỡ khó” cho EVN
    (TN&MT) - Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN) về tình hình triển khai thực hiện các dự án tại Trung tâm Điện lực Ô Môn. Đoàn giám sát đề nghị EVN tổng hợp cụ thể các ý kiến đóng góp, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc để Đoàn giám sát làm cơ sở kiến nghị, trình Quốc hội và Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho EVN.
  • Petrovietnam: Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác"
    Trong khuôn khổ buổi đối thoại trực tuyến của Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng với đoàn viên, thanh niên Dầu khí vừa qua đã diễn ra Lễ Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” với 26 gương thanh niên tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu nhất.
  • Tuổi trẻ Dầu khí phải chủ động tham gia công tác tái tạo văn hóa doanh nghiệp
    Vừa qua, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp cùng Ban Truyền thông Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn tổ chức chương trình đối thoại giữa Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng và đoàn viên thanh niên trong toàn Tập đoàn với chủ đề “Tái tạo văn hóa đi trước, tạo đà cho tái tạo kinh doanh”.
  • EVNNPC điện thương phẩm tháng 2 tăng 9,38%
    Tháng 2/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện, chủ động đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO