GS,TS. Nguyễn Hữu Ninh: Phát huy tiềm năng để phát triển nền kinh tế biển xanh

Kim Liên (Thực hiện) | 04/03/2021, 09:46

(TN&MT) - GS,TS. Nguyễn Hữu Ninh -Nhà khoa học được vinh dự nhận chung Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2007 tặng Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu Liên Hợp Quốc (IPCC), Hội viên Danh dự của Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, người đã có những nhận định khá sâu sắc và nhiều ý tưởng mang tính đột phá đối với vấn đề phát triển nền kinh tế biển xanh. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có dịp dặp gỡ đầu xuân với GS,TS. Hữu Ninh để trao đổi xung quanh những vấn đề này…

PV: Là một nhà khoa học đã có hơn 30 năm nghiên cứu về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, các vấn đề về nước, nông nghiệp, năng lượng, an toàn thực phẩm và tham gia tích cực vào một số hoạt động kinh tế biển, ông nhận định thế nào về những thách thức của Việt Nam khi muốn phát triển nền kinh tế Việt Nam bền vững, xứng với tiềm năng?

GS,TS. Nguyễn Hữu Ninh:

 Có thể nói, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Hội nghị Lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành đã chỉ rõ những thách thức đặt ra khi chúng ra chỉ chú trọng vào khai thác trong suốt thời gian dài trước đó. Nghị quyết cũng khẳng định ý nghĩa chiến lược sống còn và đường lối phát triển kinh tế biển của nước ta trong thế kỷ này. Điều này đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa qua khẳng định. Song, chiến lược cần được cụ thể hóa bằng chính sách thích hợp, vì vậy, Quốc hội Khóa XV cần có thêm nhiều đại biểu của giới khoa học và công nghệ về biển nhằm góp phần cụ thể hóa chiến lược này để đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết đề ra.

GS,TS. Nguyễn Hữu Ninh

Bên cạnh đó, tôi cho rằng, nhận thức phải song hành với hành động, mà hành động của chúng ta còn khá chậm và chưa rõ nét nên môi trường biển vẫn phải hứng chịu ô nhiễm nặng nề. Tôi phải vào nhiều vai: nhà khoa học, nhà vận động, tuyên truyền viên, thậm chí như một nhà báo để lan tỏa thông điệp của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng về thực tế môi trường. Tôi muốn nhấn mạnh ý nghĩa xã hội, tấm lòng vì nhân loại, tính ứng dụng của công trình nghiên cứu biến đổi khí hậu, khoa học biển… phải được đặt lên hàng đầu.

Trước đây, người ta cho rằng, đại dương rất rộng và sâu nên những tác động của việc xả thải xuống biển sẽ chỉ gây hậu quả rất nhỏ. Nhưng điều này đã được chứng minh là không đúng. Cả bốn đại dương đều phải gánh chịu những hậu quả từ con người trong hàng nghìn năm nay, tốc độ tàn phá đại dương đã tăng mạnh trong vài thập kỷ gần đây.

Cuộc sống của đại dương đang "hấp hối" và hậu quả là toàn bộ hệ sinh thái biển đang bị đe dọa chỉ đơn giản bởi các nguồn ô nhiễm bên cạnh sự nóng lên toàn cầu. Đến nay, ô nhiễm môi trường biển và đại dương đang được báo động đỏ, bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải ra biển đang tiến triển rất nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống dưới biển, bên cạnh việc xả rác, chất thải rắn, thì còn có hiện tượng rò rỉ dầu hay các sự cố tràn dầu của các tàu thuyền chiếm 50% nguyên nhân gây ra ô nhiễm biển. Đó chính là những rào cản, những thách thức to lớn để nền kinh tế biển có thể chuyển từ “nâu sang xanh lam”.

PV: Được biết, ông là nhà khoa học dành nhiều tình yêu với sự nghiệp phát triển kinh tế biển và đang là thành viên của Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam. Ở góc độ này, ông có ý tưởng gì để đóng góp gì cho sự nghiệp phát triển kinh tế biển?

GS,TS. Nguyễn Hữu Ninh:

Là một nước hẹp và chạy dài ven biển với 3.200 km với hai đồng bằng phì nhiêu là Sông Hồng và Cửu Long nên thực chất Việt Nam là một nước phụ thuộc vào sự phát triển nền kinh tế biển đúng như tinh thần Nghị quyết 36/NQ-TW. Với gần 1 triệu cây số vuông mặt biển là vùng kinh tế thuộc thềm lục địa của mình theo Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc, tiềm năng phát triển của nền kinh tế biển là vô cùng to lớn. Việc phát triển canh tác biển hay nói nôm na là nuôi biển ở quy mô công nghiệp, hoàn toàn trong tầm tay của các doanh nghiệp và ngư dân Việt Nam cả về công nghệ và kỹ thuật. Đồng hành với nó là sự phát triển công nghệ đóng tàu, logistic, du lịch sinh thái - văn hóa biển,...

Chiến lược phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ của quốc gia, gồm tất cả các Bộ, ngành liên quan.

Là Hội viên Danh dự của Hiệp Hội, tôi luôn cùng các đồng nghiệp thúc đẩy và mong muốn Việt Nam sớm có ngành công nghiệp nuôi biển, bởi việc phát triển nuôi biển cùng một lúc giải quyết được nhiều vấn đề then chốt, mang lại nguồn cung cấp lớn về thực phẩm chất lượng cao, tăng cường hấp thụ CO2 trong nước biển, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính cho trái đất, bảo vệ môi trường nước biển... Đặc biệt trong tình trạng biến đổi khí hậu đang xảy ra tại Việt Nam tác động tiêu cực đến xói lở bờ biển, xâm nhập mặn sâu vào đất liền..., phát triển nuôi biển là phương thức thực tiễn chủ động và bền vững nhất để có thể gia tăng sản lượng hải sản, cung cấp cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, tiếp tục phát triển kinh tế cho đất nước thay vì không trồng trọt được cây lương thực và cây ăn trái trên các diện tích đất nhiễm mặn.

PV: Quản lý tổng hợp, thống nhất biển đảo đã được Việt Nam áp dụng lâu nay, song dường như  vẫn chưa đủ “sức mạnh” để bật dậy một nền kinh tế được đánh giá là “nguồn sống” của nhân loại trong kỷ nguyên này, theo ông, chúng ta cần phải làm gì để khơi dậy sức mạnh này?

GS,TS. Nguyễn Hữu Ninh:

Tôi cho rằng, để có thể quản lý và điều phối tốt việc phát triển nuôi biển đồng hành cùng các ngành kinh tế liên quan khác, chúng ta cần có một cơ chế làm việc thống nhất từ Trung ương đến địa phương, cũng như sự kết hợp hài hòa giữa các ngành kinh tế. Thực chất chiến lược phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ của quốc gia, gồm tất cả các Bộ, ngành liên quan. Nó cũng là nhiệm vụ của cả 63 tỉnh/thành phố, không dừng lại tại 28 tỉnh/thành phố duyên hải.

Vì vậy, một nhu cầu cấp thiết đặt ra là nước ta cần có một cơ quan riêng, Bộ Kinh tế biển riêng, trực tiếp quản lý tất cả các công việc liên quan đến biển để tránh trường hợp như hiện nay, các Bộ, ngành quản lý khác nhau chồng chéo nhiệm vụ trong vấn đề kinh tế biển trong phạm vi Bộ mình quản lý dẫn tới lãng phí nguồn nhân lực, vật lực của đất nước, đồng thời không phát huy được hết tiềm năng của các doanh nghiệp và nhân dân trong việc phát triển nền kinh tế biển mà hiện nay rất nhiều khúc mắc, mâu thuẫn trong quản lý ở cả cấp Trung ương và địa phương chưa giải quyết được.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan
  • Bộ TN&MT: Tích cực triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Sáng 18/1/2019, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ TN&MT) đã tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,  tầm nhìn đến năm 2045: Bối cảnh, cơ hội, thách thức và giải pháp” nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý thuộc các lĩnh vực, Bộ ngành liên quan để xây dựng Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW. Thứ trưởng Bộ TM&MT Trần Quý Kiên đã tới dự và chủ trì Hội nghị. Cùng dự còn có đồng chí Tạ Đình Thi, Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và đông đảo các chuyên gia nghiên cứu Biển, các nhà khoa học thuộc các Bộ, ngành, trường đại học, các Viện đại dương…

(0) Bình luận
Nổi bật
Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ biển trong hỗ trợ phát triển bền vững
Từ ngày 5-9/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Hội nghị lần thứ 23 của Tiến trình tham vấn không chính thức về các vấn đề đại dương và luật biển (ICP23) với chủ đề “Công nghệ biển mới: Thách thức và cơ hội” đã được tổ chức với sự tham dự của gần 100 đại diện các quốc gia thành viên LHQ và các tổ chức quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Sự Sống: Tọa đàm hành động vì môi trường biển đảo và đa dạng sinh học
    Chiều 4/5, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nằm trong chuỗi sự kiện của Dự án Sự Sống được khởi xướng bởi Công ty TNHH Hiệp hội truyền thông PDA&PARTNERS, với sự đồng hành và bảo trợ  của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, Báo Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi Toạ đàm hành động vì môi trường biển đảo và đa dạng sinh học.
  • Bộ TT&TT tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo
    (TN&MT) - Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về chủ quyền biển, đảo.
  • Thừa Thiên Huế: Phát triển kinh tế biển giúp ngư dân vươn lên thoát nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh khu vực ven biển, qua đó giúp người dân phát triển kinh tế biển, vươn lên làm giàu. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Đức (ảnh) – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn biển, bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng biển Cù Lao Chàm
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Thông báo số 104/TB-UBND về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu tại buổi đi khảo sát thực tế và làm việc với UBND TP. Hội An về Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023
    Ngày 24/3, tại khu vực Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023.
  • Mê mẩn với ốc đảo nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước
    (TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt chân đến Đảo Ó Đồng Trường - Một ốc đảo “đẹp - độc - lạ” giữa lòng hồ thủy điện Trị An tỉnh Đồng Nai.
  • Cảnh sát biển tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp cho ngư dân Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2023; tặng quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Gio Linh (Quảng Trị).
  • Việt Nam- Na Uy: Hợp tác phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Chiều ngày 14 tháng 2 năm 2023, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Na Uy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với ngài Quốc vụ khanh Andreas Bjelland Erikssen Bộ Dầu khí và Năng lượng, để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Na-uy về Quy không gian biển, chuyển đổi năng lượng xanh và điện gió ngoài khơi.
  • Thanh Hóa: Công ty Công Thanh bị xử phạt 210 triệu đồng do đổ đất lấn biển
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định xử phạt Công ty cổ phần xi măng Công Thanh (Công ty Công Thanh) 210 triệu đồng do tự ý đổ đất đắp đê lấn chiếm 6,2 ha bờ biển tại thị xã Nghi Sơn.
  • Chung tay gìn giữ vịnh đẹp toàn cầu
    Với tâm huyết và tình yêu dành cho biển, đảo, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam đã có những đánh giá, phân tích khá toàn diện về vị trí, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững vịnh Nha Trang hiện nay, để từ đó truyền đi thông điệp chung tay gìn giữ vịnh Nha Trang. Báo Khánh Hòa trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Chu Hồi về vấn đề này.
  • Ngời sáng tinh thần người lính đảo
    (TN&MT) - Năm 2022, tôi có dịp trở lại Trường Sa cùng Đoàn công tác số 2 Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong chuyến thăm, kiểm tra đảo và Nhà giàn DKI.
  • Khơi nguồn phát triển kinh tế biển xanh
    (TN&MT) - Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển bền vững kinh tế biển đã triển khai được hơn 4 năm; đã có nhiều quyết sách đưa ra để phát triển bền vững kinh tế biển. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít rào cản, điểm nghẽn cần khơi thông để đạt được mục tiêu mà Chiến lược đã đề ra. Nhân dịp Xuân mới, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tâm huyết với biển, đảo nước nhà đã đóng góp ý kiến trí tuệ, sáng kiến khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế biển xanh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO