Góp vốn đất nông nghiệp thực hiện dự án mà không đủ điều kiện sẽ bị phạt đến 300 triệu đồng

Theo Chinhphu.vn | 25/11/2019, 11:34

(Chinhphu.vn) - Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 193 của Luật đất đai sẽ bị phạt đến 300 triệu đồng.

Ảnh minh họa

Cụ thể, trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc mục đích sử dụng đất của dự án đối với diện tích nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 5-15 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 15-30 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 30-60 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 60-150 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 1 héc ta đến dưới 3 héc ta; phạt tiền từ 150-300 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 3 héc ta trở lên.

Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi chưa đủ cả 2 điều kiện quy định nêu trên thì hình thức và mức xử phạt được áp dụng bằng 1,5 lần mức phạt quy định nêu trên.

Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà chưa nộp một khoản tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 134 của Luật đất đai thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 106 của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn thành thủ tục để có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án; buộc trả lại đất đối với trường hợp đã nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đất đã hiến có đòi lại được không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Quang Đức (Thanh Oai – Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi có nguyện vọng hiến một phần đất nhỏ để làm đường đi chung của xóm. Xin hỏi, thủ tục hiến đất hiện nay được quy định như thế nào? Sau này, khi cơ sở hạ tầng giao thông của xóm phát triển, gia đình tôi có đòi lại được diện tích đã hiến hay không?
  • Thời hạn và cách thức xử lý khi nộp chậm tiền sử dụng đất
    (TN&MT) - Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất ở với diện tích 250m2. Trong lúc làm sổ đỏ, chúng tôi có nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chúng tôi chưa có tiền để nộp. Xin hỏi, thời hạn nộp tiền sử dụng đất là bao lâu? Nếu không nộp thì chúng tôi có được cấp sổ hay không? Nộp chậm tiền sử dụng đất thì có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?
  • Xử lý nghiêm những vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, pháp luật hiện hành đã có những quy định và hướng dẫn cụ thể về giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhất là những thủ tục về cấp Giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng. Tất cả những vi phạm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
  • Trường hợp nào được thế chấp quyền sử dụng đất?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Phương Hà Mai (Ninh Bình) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất của Nhà nước để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên chúng tôi muốn thuê đất trả tiền hàng năm và dùng chính mảnh đất đấy thế chấp, vay vốn ngân hàng để lấy vốn đầu tư cơ sở chăn nuôi, con giống…Xin hỏi, vợ chồng tôi có thuộc đối tượng được thuê đất không? Sau khi thuê chúng tôi có thế chấp diện tích đất thuê hay không?
  • Hồ sơ và thủ tục tách thửa đất tái định cư
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Thị Mười (Thái Bình) hỏi: Gia đình tôi nhận được 1 mảnh đất tái định cư từ năm 2020. Do con trai tôi sắp lấy vợ nên tôi muốn tách mảnh đất này làm đôi để tặng cho con trai 1 phần. Xin hỏi, đất tái định cư có được tách sổ đỏ hay không? Nếu được thì thủ tục tách và thời gian tách là bao nhiêu lâu?
  • Quy định mới nhất về các khoản chi bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất
    (TN&MT) - Hiện nay, đơn vị chúng tôi đang phải lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Xin hỏi, nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gồm những khoản chi nào? Chúng tôi có thể tìm hiểu thông tin mới nhất liên quan đến vấn đề này tại văn bản nào?
  • Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Trần Khánh An (Nam Định) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất để nuôi tôm. Tuy nhiên, thuê lại của người dân thì rất khó thuê diện tích lớn. Xin hỏi, vợ chồng tôi có thể thuê đất của chính quyền hay không? Nếu thuê thì phải làm những thủ tục gì và chúng tôi được thuê bao nhiêu lâu.
  • Công nhận đất ở cho người sử dụng đất chưa có sổ đỏ
    (TN&MT) - Việc công nhận đất ở được thực hiện căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở. Nếu diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng….
  • Không ký giáp ranh có được làm sổ đỏ?
    (TN&MT) - Bạn đọc Phan Hồng Nam (Sơn Tây, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp lại sổ đỏ vì diện tích thực tế của gia đình tôi lớn hơn trong sổ đỏ cũ. Khi làm thủ tục, cán bộ địa phương yêu cầu phải đo đạc và ký giáp ranh. Tuy nhiên, nhà giáp ranh với mảnh đất của gia đình tôi đi làm ăn xa, chúng tôi cố gắng liên lạc mà không được. Xin hỏi, trong trường hợp không ký được giáp ranh thì thủ tục làm lại sổ đỏ của nhà tôi có ảnh hưởng không?
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Khôi Nguyên (Đồng Nai) hỏi: Mới đây, công ty của tôi đã nhận góp vốn 30 % của nhà đầu tư Hàn Quốc. Sau khi thay đổi cơ cấu công ty, chúng tôi muốn mở rộng quy mô. Xin hỏi, công ty của tôi có thể nhận chuyển nhượng đất từ cá nhân, tổ chức để xây dựng trụ sở, văn phòng công ty hay không?
  • Điều kiện tách thửa đất ở năm 2022
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thu Hồng (Hà Nội) hỏi: - Em trai tôi chuẩn bị lập gia đình nên bố mẹ tôi đang muốn tách thửa đất đang ở để cho vợ chồng em tôi. Nhưng gia đình tôi nhận được thông tin UBND thành phố đang tạm dừng phân lô, tách thửa nên rất hoang mang. Xin hỏi, cụ thể thông tin này như thế nào? Và điều kiện mới nhất để tách thửa năm 2022 được quy định ra sao?
  • Đất trong sổ địa chính có phải đóng tiền sử dụng khi làm sổ đỏ?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Văn Phú Hương (Nam Định) hỏi: Bố mẹ tôi được nhà nước giao đất, đã có tên trong sổ địa chính của xã. Đất này bố mẹ tôi sử dụng ổn định. Thời gian gần đây, bố mẹ tôi muốn chia đất cho anh em chúng tôi nên bố mẹ tôi muốn làm sổ đỏ cho diện tích đất này. Xin hỏi, bây giờ bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích đất này thì có phải đóng tiền sử dụng đất hay không?
  • Cấp Giấy chứng nhận và chuyển nhượng đất thuộc quy hoạch
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồng Ánh Dương (Phú Thọ) hỏi: Đầu năm 2021, vợ chồng tôi tích cóp mua được 100m2 đất tại trung tâm thị trấn. Hai bên đã hoàn tất việc mua bán. Tuy nhiên, khi đi làm sổ đỏ cho diện tích trên thì vợ chồng tôi mới biết diện tích đất này thuộc quy hoạch xây dựng công trình công cộng của huyện. Vợ chồng tôi rất lo lắng, không biết diện tích này có được cấp sổ đỏ hay không? Nếu không được cấp sổ thì chúng tôi có chuyển nhượng lại được diện tích đất này không?
  • Những quyền lợi khi làm sổ đỏ với diện tích đất hình thành trước năm 1993
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Thanh Bình (Vĩnh Phúc) hỏi: Gia đình tôi chuẩn bị làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất của bố mẹ tôi được ông bà nội để lại. Mảnh đất này được hình thành trước năm 1990. Khi tìm hiểu pháp luật tôi thấy, tùy vào thời gian bắt đầu sử dụng đất mà người đang sử dụng có những quyền lợi nhất định khi làm sổ đỏ. Vậy xin hỏi, với mảnh đất của gia đình tôi thì sẽ được hưởng cụ thể những quyền lợi gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO