Góp phần giảm thiểu rác nhựa tại trường học: Đặt kỳ vọng thay đổi vào thế hệ trẻ

Quan Hưng - Minh Tuấn | 08/12/2022, 18:25

Đây là chuỗi hoạt động ngoại khóa được tổ chức tại 15 điểm trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của các em học sinh trong việc nói không với rác thải nhựa, giảm tối đa rác nhựa trong trường học.

Chương trình do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối kết hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên - WWF và Thành đoàn Đà Nẵng, Quận đoàn Thanh Khê cùng các đơn vị liên quan tổ chức với sự tham gia điều phối tổ chức bởi Câu lạc bộ Liên Kết Trẻ Việt Nam và Câu lạc bộ Môi trường - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.

Một bi kịch mới được hình thành khi vi hạt nhựa trong đại dương nhiều hơn số sao trong vũ trụ đã biết. Trên 1 lít nước tồn tại lên tới 12.000 vi hạt nhựa. Báo cáo được công bố 10 ngày trước khi bắt đầu Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) nhấn mạnh: Nhựa cũng là một vấn đề khí hậu

hqv_4035.jpg
Tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa và vai trò của học sinh trong việc giảm thiểu rác nhựa tại trường học

Như chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, ô nhiễm môi trường đe dọa đến sự sống còn của trái đất, đe dọa sự tồn vong đa dạng sinh học; là tác nhân đẩy quá trình biến đổi khí hậu diễn tiến nhanh hơn theo chiều hướng tiêu cực; đặc biệt, trực tiếp đe dọa sức khỏe con người, gây ra nhiều hệ lụy khó lường mà con người là nạn nhân gánh chịu.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (cơ quan điều phối các hoạt động môi trường của của Liên hợp quốc - UNEP), một bi kịch mới được hình thành khi vi hạt nhựa trong đại dương nhiều hơn số sao trong vũ trụ đã biết. Trên 1 lít nước tồn tại lên tới 12.000 vi hạt nhựa. Báo cáo được công bố 10 ngày trước khi bắt đầu Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) nhấn mạnh: Nhựa cũng là một vấn đề khí hậu.

Còn theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam, có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5 - 10% trong rác thải sinh hoạt. Hàng năm, có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương đến hệ san hô, hệ động vật đại dương. Chất thải nhựa đổ ra đại dương có thể bao quanh bốn vòng trái đất mỗi năm và nó có thể tồn tại 1.000 năm trước khi bị tiêu hủy hoàn toàn.

dat_6225.jpg
Thu gom rác thải nhựa để tái chế là cách hạn chế tối ưu rác thải nhựa phát sinh ra môi trường

Trong trường học, rác thải nhựa đã và đang là vấn đề nan giải. Ống hút nhựa, hộp xốp đựng thức ăn dùng một lần, đồ uống đóng chai, kẹo cao su, túi nilon,… - bên cạnh những tiện lợi nhất định, những đồ dùng này đang tạo ra một lượng rác thải không nhỏ. Đây chính là một trong những lý do mà chương trình ngoại khóa được triển khai với mong muốn nâng cao nhận thức của các em học sinh trong việc nói không với rác thải nhựa, giảm thiểu rác nhựa trong trường học một cách hiệu quả và thiết thực.

dat_6080.jpg
Thông qua hoạt động ngoại khóa, Chương trình mong muốn tạo ra một sự thay đổi lớn, mang tính nền tảng, bắt đầu từ những công dân trẻ tuổi

Triển khai chương trình, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), Thành đoàn Đà Nẵng, Quận đoàn Thanh Khê, Câu lạc bộ Liên Kết Trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ Môi trường - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng cùng các đơn vị liên quan đang cố gắng tạo ra một sự thay đổi lớn, mang tính nền tảng, bắt đầu từ những công dân trẻ tuổi - đối tượng được xem có khả năng hấp thụ kiến thức và thay đổi thói quen dễ dàng hơn so với lứa tuổi khác. Bên cạnh đó, chương trình còn mong muốn tạo ra những tác động đối với những người có ảnh hưởng lớn, trực tiếp tới các em học sinh như các thầy cô giáo, những người làm công tác đoàn đội, công tác quản lý, có liên quan thường xuyên như đội ngũ nhân viên phục vụ, kinh doanh, phụ trách căng tin trong nhà trường…

Hoạt động được diễn ra trong 9 ngày (Từ ngày 2/12/2022 đến ngày 10/12/2022) tại 15 điểm trường THCS, THPT trên địa bàn quận Thanh Khê, Đà Nẵng với các nội dung: Trao tặng thùng rác tái chế, hoạt động ngoại khóa rèn luyện kỹ năng về phân loại rác cũng như bảo vệ môi trường trong trường học tới các giáo viên, tổng phụ trách đội, sau đó các bạn học sinh cùng tham gia hoạt động nhặt rác tại quanh khu vực trường học.

Hàng năm, có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương đến hệ san hô, hệ động vật đại dương. Chất thải nhựa đổ ra đại dương có thể bao quanh bốn vòng trái đất mỗi năm và nó có thể tồn tại 1.000 năm trước khi bị tiêu hủy hoàn toàn.

Trong một trao đổi với truyền thông, ông Tạ Anh Tuấn - Đại diện Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) cho biết: Hệ sinh thái biển toàn cầu đang đứng trước mối đe dọa liên quan đến rác thải nhựa, xuất phát từ những vật dụng tiện lợi, rẻ tiền gắn chặt với đời sống nhân loại nhiều năm qua. Đặc biệt, rác thải nhựa đại dương không chỉ gây ô nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính, thúc đẩy gia tăng tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu, mà còn đe dọa sự sống của những sinh vật biển, hay sâu xa hơn là sức khỏe con người. Rác thải nhựa khó phân hủy, nằm lại dưới đáy đại dương, trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển.

Theo ông Tạ Anh Tuấn, để góp phần hạn chế tình trạng này, nhiều năm qua Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tại Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... triển khai một số chương trình kêu gọi người dân không sử dụng túi nilon khi đi mua sắm, phối hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo và các trường học tại các địa bàn một số tỉnh triển khai các hoạt động về rác nhựa tới giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình truyền thông ở các địa phương còn nhiều điểm hạn chế. Thay bằng những biểu ngữ, khẩu hiệu sáo rỗng, công tác truyền thông giảm rác thải nhựa đại dương cần được thể hiện bằng những chương trình hành động cụ thể.

dat_6330.jpg
Cùng với tuyên truyền, Ban Tổ chức đã tặng thùng rác cho các trường với mong muốn các em học sinh sinh viên hằng ngày, hằng giờ thấy được trách nhiệm của mình
hqv_3848.jpg
Ban Tổ chức cũng dành những món quà ý nghĩa tặng  những học sinh có nhiều hoạt động tích cực trong học tập và hoạt động ngoại khóa về giảm rác thải nhựa tại trường học

Ông Tuấn cho biết: “Cùng với tuyên truyền hình ảnh, thông điệp trong hoạt động ngoại khóa tại các trường học, Chương trình “Giảm thiểu rác nhựa tại trường học” năm 2022 còn trao tặng thùng rác cho các trường với mong muốn thế hệ trẻ Việt Nam, cụ thể là các em học sinh sinh viên hằng ngày, hằng giờ thấy được trách nhiệm của mình trong việc giảm thiểu rác thải trong môi trường. Hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn. Mỗi việc làm dù nhỏ nhất cũng sẽ góp phần tạo ra và xây dựng, bồi đắp ý thức hệ về bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta…”

Tại chương trình Ngoại khóa “Giảm thiểu rác nhựa tại trường học”, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Thị Phương Anh - Đại diện Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) chia sẻ: “Là một đất nước có tốc độ tăng trưởng nhanh, Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; trong đó ô nhiễm rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng” đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khoẻ của chúng ta. Với mong muốn góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng này và đạt mục tiêu không có rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030 trên toàn cầu, chúng ta phải tuyên truyền mạnh, nhanh và đúng hướng. ViệcTổ chức WWF đầu tư tuyên truyền vào các trường học là một trong những hướng đi tích cực, hiệu quả, mang lại cách nhìn, cách chọn lựa phương pháp giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến môi trường sống xanh, sạch và an toàn cho rất nhiều thế hệ tiếp theo. Thông điệp của chúng ta là: Hãy bắt đầu ngay việc bảo vệ và giữ gìn môi trường bằng việc: Giảm tối đa rác thải nhựa! Nói không với rác thải nhựa!”.

Bài liên quan
  • Đà Nẵng: Ấm lòng “Gian hàng 0 đồng” từ mô hình biến rác thành tài nguyên
    (TN&MT) - “Thu gom, phân loại rác thải tại nguồn” không chỉ giúp bảo vệ môi trường, nhiều chị em phụ nữ ở Chi hội Phụ nữ Lộc Phước 2, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng còn bán thu về tiền triệu, từ đó tạo “Gian hàng 0 đồng” mang yêu thương đến với người nghèo, người già neo đơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bão KOINU đổi hướng di chuyển trước khi tiến vào Biển Đông
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự báo xâm nhập mặn đến sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Mùa mưa năm nay theo dự báo chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 - 10 và sẽ kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Do vậy, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn dự báo xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12).
  • Bão KOINU có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão KOINU cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
  • Bão KOINU cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam.
  • Chỉ số bảo vệ môi trường Điện Biên xếp 19/63 tỉnh, thành trong cả nước
    (TN&MT) - Chỉ số bảo vệ môi trường của tỉnh Điện Biên trong 2 năm 2020 và 2021 luôn đứng trong top khá, xếp thứ 19/63 tỉnh thành trong cả nước. Thực tế cho thấy, những năm qua Điện Biên là tỉnh không để phát sinh mới về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực lớn của ngành tài nguyên môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong những năm trở lại đây.
  • Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022
    (TN&MT) - Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022.
  • Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
  • Quảng Ninh: Chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
  • Chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc Philippin
    (TN&MT) - Sáng 3/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 3688/VPTT về việc chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc của Philippin.
  • Hậu Giang: Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, các ngành, người dân quan tâm triển khai thực hiện, góp phần hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng ổn định, bền vững.
  • Lai Châu: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành và địa phương, tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Qua đó, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
  • Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
    (TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
  • Ngành KTTV liên tục hiện đại hóa phục vụ cảnh báo sớm thiên tai
    (TN&MT) - Với truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển, Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã hoàn thiện thể chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực KTTV, tập trung đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, pháp chế trong công tác điều tra cơ bản, dự báo phục vụ cộng đồng, thông tin lưu trữ tư liệu, giám sát biến đổi khí hậu, đặc biệt ngành liên tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ phục vụ cảnh báo sớm thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO