“Góc trời Âu” nơi đất Việt

Kiên Cường | 22/01/2023, 09:42

(TN&MT) - Khi cái lạnh ùa về, rừng phong bỗng trở mình chuyển từ lá xanh sang màu lá đỏ. Một màu như lửa “cháy rực” cả cánh rừng cổ thụ bạt ngàn. Rét càng buốt giá, tê tái thì lá phong càng đỏ rực, thu hút giới trẻ về với thiên nhiên. Vẻ đẹp làm đắm say lòng người không phải ở xứ Hàn, xứ Nhật hay xa tít trời Âu mà ngay trong lòng thành phố Chí Linh (Hải Dương) - “góc trời Âu” hấp dẫn này chỉ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km.

Cảnh đẹp rừng Âu nơi đất Việt

Lâu nay đến với thành phố Chí Linh (Hải Dương), du khách thường nghĩ đến các danh lam, thắng cảnh “Côn Sơn, Kiếp Bạc” gắn liền với địa danh lịch sử, tên tuổi các nhà danh nhân văn hóa, quân sự: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo… mà ít ai biết đến, hàng trăm ha rừng phong cổ thụ hàng trăm năm tuổi, khi đông về, rực màu đỏ như “góc trời Âu” trong lòng đất Việt.

19.jpg

Rừng phong lá đỏ

“Không cần đến đèo Khau Phạ của tỉnh Yên Bái xa xôi, hay phố núi mờ sương Đà Lạt, Sa Pa (Lào Cai)... năm nay gia đình tôi chọn đến núi Tam Ban (xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, Hải Dương) để thưởng thức phong cảnh đỏ rực của cây phong trong mùa thay lá” - chị Hoàng Thị Hương (du khách Hà Nội) tâm sự.

“Tôi đã đi nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và thấy lá phong ở các nước này cũng không khác nhiều so với ở nơi đây. Lá phong ở Việt Nam không đỏ hẳn, nhưng có màu vàng đậm và đều hơn. Đó cũng là một trải nghiệm thú vị cho những du khách lần đầu đến thăm.

Cảnh đẹp như ở các nước châu Âu, nhưng mang đậm chất Việt bởi tọa lạc giữa rừng là một ngôi chùa cổ đã gần 700 năm (xây dựng năm 1329). Đây là nơi các nhà sư thuộc thiền phái Trúc Lâm tĩnh tu. Rừng phong bao quanh mái chùa cổ kính, tạo nên một khung cảnh thanh bình. Đến nơi đây, càng thêm yêu mảnh đất quê hương và tự hào cảnh đẹp Việt Nam” - chị Hương chia sẻ thêm.

Dẫn chúng tôi lên thăm khu rừng phong, ông Nguyễn Trường Giang - Hạt phó Hạt Kiểm lâm thành phố Chí Linh (người có thâm niên 26 năm gắn bó với công tác bảo vệ rừng) chuyên nghiệp như hướng dẫn viên du lịch. Vừa leo dốc, ông Giang vừa giới thiệu: “Rừng phong lá đỏ đã tồn tại lâu năm. Có những cây cao 4 - 5m, tán rộng 3 - 5m tạo nên một không gian sắc màu ấm áp. Những chiếc lá phong thắm đỏ, cuống dài, xẻ ba thùy với mép răng cưa rụng xuống có thể là món quà độc đáo để dành tặng bạn bè, người thân. Thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh một rừng phong lá đỏ có diện tích khoảng trên 100ha. Một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với di tích lịch sử văn hóa ngôi chùa Thanh Mai, tạo thành điểm du lịch tâm linh và du lịch sinh thái rừng hấp dẫn”.

Cần được nghiên cứu và bảo tồn

Trong căn phòng khách của chùa Thanh Mai, ngồi tiếp chuyện chúng tôi là những người đều có thâm niên từ 20 năm trở lên gắn bó với rừng phong lá đỏ: Cán bộ Hạt Kiểm lâm thành phố Chí Linh, ông Lục Văn Minh, người nhận giao khoán trên 10ha rừng. Và đặc biệt là bà Phạm Thị Hiển (80 tuổi) mẹ của Nhà sư trụ trì chùa Thanh Mai. Cũng bởi bén duyên với ngôi chùa, nặng lòng với những cây phong mà bà rời Thủ đô lên gắn bó với rừng đã gần 30 năm. Hằng ngày, bà Hiển dành thời gian lên chăm chút từng cây phong nhỏ được mọc lên từ những quả phong rụng xuống. Bà thường dặn dò các đoàn khách tham quan khi lên trên rừng cắm trại cần có ý thức bảo vệ rừng, tránh giẫm đạp lên các cây non. Chính vì vậy, những cây phong mọc quanh ngôi chùa cổ ngày một vươn cao, nhân lên rừng phong ngày thêm nhiều.

19a-2-.jpg

Bà Hiền chậm rãi kể: Trụ trì chùa là con trai đầu trong 3 người con của gia đình, năm 19 tuổi lên chùa và ở lại nơi đây, đến nay đã 30 năm. Sau đó vài năm, bà lên thăm con và ở lại, gắn bó với nơi này như duyên tiền định. Bà đã bỏ nhiều thời gian sưu tầm và đọc các loại sách để có hiểu biết về cây phong lá đỏ. Bởi nơi đây, rừng phong lá đỏ là rừng đặc dụng, bảo vệ cảnh quan Khu di tích Chùa Thanh Mai, một trong những cơ sở quan trọng của thiền phái Trúc Lâm Tam tổ Việt Nam, có quan hệ mật thiết đến cuộc đời và sự nghiệp của Pháp Loa thiền sư. Rừng phong điển hình với loài cây phong hương, phong lá đỏ có tên khoa học là cây Sau Sau. Ngoài ra, khu rừng còn có nhiều loại gỗ quý khác nhau như: Lim, Lát, Sến…

Vào mùa xuân, cây phong đâm chồi nảy lộc. Lá phong non đỏ pha lẫn màu xanh non tạo nên sự sống vươn cao. Mỗi độ thu tới, đông về, cây lại chuyển màu lá đỏ. Phong lá đỏ thực sự hấp dẫn du khách tham quan du lịch, vãng cảnh chùa và ngắm rừng phong lá đỏ sắc biếc đặc trưng. Cây phong lá đỏ tiết ra một loại nhựa thơm đặc biệt. Vì vậy, trước đây, người dân địa phương thường lấy nhựa phong về làm hương. Những năm gần đây, trước sự quản lý của Hạt Kiểm Lâm thành phố Chí Linh, bà con địa phương hiểu rõ giá trị của rừng phong nên không khai thác nhựa, chung sức bảo vệ tái tạo rừng để có cảnh quan đẹp hơn.

Rừng phong lá đỏ Chí Linh, đang được bảo vệ và phát huy hết vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên hùng vĩ. Đây là cây phong bản địa có nhiều giá trị về cảnh đẹp môi trường. Các nhà nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn đa dạng thực vật quốc tế BGCI đã công bố báo cáo cho thấy, có 14 loài phong đang nằm trong danh sách sắp biến mất khỏi tự nhiên, nếu không được bảo tồn kịp thời. Vì vậy, việc bảo tồn rừng phong đỏ là nhiệm vụ cấp thiết. Người dân Chí Linh mong ước, để nâng cao chức năng phòng hộ, môi trường và giá trị của tài nguyên rừng, rất cần được đầu tư nghiên cứu khoa học để bảo tồn. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn và phát triển rừng, tạo cảnh quan khu di tích.

Rừng phong đỏ Chí Linh đang mùa khoe sắc rực rỡ, báo hiệu Đông sắp qua, mùa Xuân đang về, cây cối sẽ đâm chồi nảy lộc. Thấp thoáng dưới tán rừng lá đỏ, từng tốp thanh niên, từng đôi uyên ương dắt tay nhau, chụp ảnh cho nhau, lưu giữ kỷ niệm đẹp trong không gian thanh bình. Tình yêu đôi lứa hòa cùng tình yêu thiên nhiên…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Trị: Khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn
    (TN&MT) - Tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Công ty TNHH Xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam (VARS) vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hướng Hóa tổ chức lễ khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn. Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày quốc tế về rừng và khởi động Chương trình “Góp một cây để có rừng năm 2023”.
  • Khai mạc giải chạy Tiền Phong Marathon 2023 tại Lai Châu
    (TN&MT) - Giải Vô địch Quốc gia marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) được tổ chức tại tỉnh Lai Châu, với sự tham dự của 4.000 vận động viên (VĐV). Các VĐV tranh tài ở 4 cự ly thi đấu: 42km; 21km; 10km và 5km cho cả VĐV chuyên nghiệp và phong trào.
  • Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế
    Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam, Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được bầu làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiệm kỳ 2022 - 2025.
  • Hành trình đạp xe kết nối những yêu thương
    (TN&MT) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), cùng với hàng trăm đoàn viên, thanh niên các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 25/3, Đoàn Thanh niên Nhà Xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã tổ chức chương trình đạp xe với chủ đề “Hành trình tuổi trẻ - Kết nối yêu thương”.
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Thời trang bền vững – xu hướng xanh của tương lai
    (TN&MT) - Trước những tác hại ngành công nghiệp thời trang gây ra đối với môi trường trong quá trình sản xuất, yếu tố ''bền vững'' (chất liệu hữu cơ, chất liệu tái chế) ngày càng được quan tâm.
  • Tắt công tắc… tiết kiệm điện
    Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
  • Thanh tra các Bộ khối Kinh tế ngành ký giao ước thi đua năm 2023
    (TN&MT) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thanh tra các Bộ thuộc Khối Kinh tế ngành (Khối I), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khối trưởng), Bộ Thông tin và Truyền thông (Khối phó), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai kế hoạch thi đua năm 2023.
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO