Gỡ vướng việc hạn chế nhập khẩu HFC

Khánh Ly | 23/07/2020, 11:19

(TN&MT) - Việt Nam vừa chính thức vận hành hệ thống quản lý cấp phép xuất khẩu nhập khẩu các chất HFC từ đầu tháng 5/2020. Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), mặc dù, quy định mới ban hành không lâu, nhưng các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình xin cấp phép và cấp phép gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý của cơ quan chức năng.

Quản lý các chất gây hiệu ứng nhà kính

HFC là các chất gây hiệu ứng nhà kính có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao và là tác nhân gây biến đổi khí hậu. Vì vậy, Bản sửa đổi bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô zôn đã xếp HFC vào danh mục cần cắt giảm triệt để, bên cạnh những chất làm suy giảm tầng ô zôn (CFC, Halon, CTC, HCFC và Methyl Bromide).

Thực hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên Nghị định thư Montreal, Việt Nam bắt đầu áp dụng quy định về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đối với các chất HFC từ ngày 1/5/2020 và thực hiện báo cáo về lượng tiêu thụ từ thời điểm năm 2019. Đây là cơ sở để thống kê lượng tiêu thụ hàng năm và xây dựng hạn ngạch quốc gia các chất HFC, chính thức áp dụng từ năm 2024.

Theo ông Ngô Đức Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương, thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, Bộ Công Thương đã công bố việc cắt giảm hạn ngạch quốc gia các chất HCFC giai đoạn 2020 - 2024 còn 2.600 tấn; bổ sung 18 nguyên chất và 8 hợp chất của HFC vào danh mục cấp phép cùng với các chất HCFC. Hồ sơ xin cấp phép hiện đã được đơn giản hóa tối đa với tờ khai đăng ký điện tử, hợp đồng nhập khẩu và hồ sơ doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký và cấp phép được thực hiện nhanh chóng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý, thống kê.

Thực hiện đúng lộ trình Nghị định thư Montreal, năm 2020, Việt Nam đã ngừng nhập khẩu toàn bộ các chất CFC, HCFC 141 B; dự kiến ngừng nhập khẩu hoàn toàn Polyo trộn HCFC 141 B vào năm 2022. Lượng nhập khẩu các chất HCFC, HFC từ 2.600 tấn vào năm 2020 sẽ được tiếp tục cắt giảm còn 1.300 tấn vào năm 2025 và duy trì một lượng rất nhỏ vào năm 2030.

 Như vậy, Việt Nam đã và đang thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết quốc tế, giảm được lượng phát thải CO2 khổng lồ đóng góp một phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Cục Biến đổi khí hậu và Cục Điều tra chống buôn lậu đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: Hoàng Minh

Tăng cường năng lực kiểm tra, kiểm soát

Việc cấp phép nhập khẩu các chất HFC mới có hiệu lực nên số lượng hồ sơ chưa nhiều. Mặc dù vậy, theo Bộ Công Thương, quá trình triển khai đã gặp một số vướng mắc do chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính). Cơ chế xác minh trước thông quan giữa các Văn phòng ô zôn quốc gia rất chặt chẽ, tạo thành rào cản cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, hệ thống hạ tầng của Cổng thông tin một cửa quốc gia chậm nâng cấp và thiếu cập nhật.

Bà Phạm Thị Thu Hương, đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, qua thực tế kiểm tra tại các cửa khẩu cho thấy, thủ đoạn của một số đối tượng là khai sai mã số của chất HFC, gian lận khai báo giữa chất cấm nhập và nhập có giấy phép. Có doanh nghiệp chia nhỏ lượng hàng hóa để nhập khẩu hoặc nhập các thiết bị có thể chứa chất gây suy giảm tầng ô zôn, gây khó khăn cho công tác kiểm soát, quản lý.

Đại diện Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT), cơ quan đầu mối thực hiện Nghị định thư Montreal tại Việt Nam, Cục trưởng Tăng Thế Cường nhấn mạnh, sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý trong xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát cắt giảm các chất nguy hại trên. Đặc biệt là vai trò của cơ quan hải quan ở Trung ương và Chi cục Hải quan tại các cửa khẩu trong việc ngăn chặn, kiểm soát tại cửa khẩu đối với các mặt hàng bị quản lý. Công tác quản lý và cấp phép nhập khẩu sẽ đóng góp quan trọng vào định hướng tiêu dùng, thúc đẩy các ngành công nghiệp có sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô zôn chuyển đổi công nghệ phù hợp theo hướng sạch hơn bền vững hơn.

Để tiếp nối hoạt động hợp tác hiệu quả, Cục Biến đổi khí hậu và Cục Điều tra chống buôn lậu đã ký kết Biên bản ghi nhớ về trao đổi thông tin và tăng cường năng lực cho cán bộ hải quan trong việc kiểm soát xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô zôn cho giai đoạn đến năm 2025. Theo ông Tăng Thế Cường, thời gian tới, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục duy trì và thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi, chia sẻ thông tin, tổ chức các cuộc hội thảo tập huấn; tổ chức đoàn khảo sát liên ngành nhằm đánh giá tình hình thực hiện quy định pháp luật về quản lý các chất làm suy giảm tầng ô zôn. Đồng thời, ưu tiên các hoạt động nhằm tăng cường hơn nữa sự phối hợp liên ngành để triển khai hiệu quả cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Tại Việt Nam, các chất làm suy giảm tầng ô zôn được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp, dập cháy và kiểm dịch cho hàng xuất khẩu.

Hiện nay, Bộ TN&MT đang triển khai Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC giai đoạn II (2018 - 2023) nhằm loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC thông qua hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ, tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý, loại trừ các chất HCFC, nâng cao nhận thức của các ngành, người dân và các bên liên quan về loại trừ các chất HCFC ở Việt Nam.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Dự báo thời tiết ngày 31/5, khu vực Bắc Bộ nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 31/5, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực từ Tây Nguyên đến Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Phú Thọ tập huấn xử lý sự cố đê điều
    (TN&MT) - Ngày 30/5, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ tổ chức tập huấn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều, hồ đập và phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2023.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Long An: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, giải pháp ứng phó, nhất là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Bộ TN&MT tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ứng phó BĐKH
    (TN&MT) - Ngày 23/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội của các tỉnh phía Bắc.
  • Nguy cơ bệnh tật tăng theo nhiệt độ
    (TN&MT) - Theo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện nay, tình trạng nắng nóng gay gắt xuất hiện tại nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và người lao động. Các vấn đề thường gặp phải là say nắng, say nóng, đột qụy do nắng nóng.
  • Phòng, chống thiên tai: Các địa phương chủ động, linh hoạt ứng phó
    (TN&MT) - Thời gian qua, mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, nhưng các bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại.
  • Ngân hàng ADB tài trợ Dự án biến đổi khí hậu nhằm giải quyết các rủi ro về thiên tại Thanh Hóa
    Vừa qua, đoàn công tác của Ngân hàng ADB do ông Keiju Mitsuhashi, Quyền Giám đốc Quốc gia, ADB Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về Dự án biến đổi khí hậu.
  • Hội thảo chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) Ngày 18/5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật BVMT 2020".
  • Quảng Bình: Phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nhờ vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đa dạng, Quảng Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Tuy nhiên, tỉnh cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu. Làm thế nào để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững, thích ứng với thiên tai đang là bài toán đặt ra bức thiết với địa phương này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO