Giữ rừng nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Hà Thuận - Trần Sơn | 27/11/2019, 11:12

(TN&MT) - Thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của người dân, nhất là chủ rừng, hộ nhận khoán rừng trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên từng bước được nâng cao.

Hơn 343ha rừng được nhân dân bản Nà Hỳ 1, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ bảo vệ xanh tốt.

Huyện Nậm Pồ có hơn 44.483,7ha đất lâm nghiệp có rừng; trong đó có gần 41.000ha rừng đủ điều kiện chi trả DVMTR. Toàn bộ diện tích rừng của huyện nằm trên lưu vực sông Ðà, người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách chi trả DVMTR, góp phần giúp bà con cải thiện cuộc sống. Năm 2018, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã chi trả hơn 36,7 tỷ đồng cho 15 chủ rừng là hộ gia đình, 107 chủ rừng là cộng đồng, 2 chủ rừng là tổ chức và 12 chủ rừng UBND xã.

Ông Trần Đức Quyền, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm huyện Nậm Pồ cho biết: Thấy được lợi ích từ việc bảo vệ và giữ rừng nên chủ rừng ở các xã trên địa bàn huyện Nậm Pồ cũng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, phát triển vốn rừng. Nhờ đó, việc tuyên truyền chính sách pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, chính sách chi trả DVMTR rừng tới người dân thuận lợi hơn trước. Bảo vệ rừng không còn là việc riêng của cấp ủy, chính quyền địa phương hay bị phó mặc cho lực lượng kiểm lâm như nhiều năm trước mà đã huy động sự tham gia tích cực của nhân dân.

Bà con nhân dân bản Nà Hỳ 1, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ cùng lực lượng kiểm lâm huyện tuần tra bảo vệ rừng.

Theo chân tổ tuần tra bảo vệ rừng bản Nà Hỳ 1, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) trong một buổi tuần tra, chúng tôi được ông Lèng Văn Họa, tổ trưởng tổ quản lý bảo vệ rừng bản Nà Hỳ 1 chia sẻ: Ðể có được những cánh rừng xanh tốt như bây giờ không phải chuyện dễ dàng. Nhiều năm trước đây, mọi sinh hoạt của 100 hộ trong bản phụ thuộc chủ yếu vào hạt thóc, bắp ngô trồng trên nương do ít diện tích đất trồng lúa nước. Mặt khác, hệ thống thủy lợi tưới tiêu còn thiếu nên nhiều diện tích lúa ruộng chỉ trồng được một vụ. Không làm nương thì không đủ lương thực để duy trì cuộc sống và đương nhiên điều đó ít nhiều ảnh hưởng tới việc bảo vệ, giữ rừng…

Nhưng đó là chuyện của những năm về trước, bởi từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, bà con bản Nà Hỳ 1 được hưởng lợi về kinh tế từ hơn 343ha rừng mang lại nên ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng cao. Ông Hoa phấn khởi cho biết: Chỉ tính riêng trong năm 2018, nhân dân bản Nà Hỳ 1 được chi trả trên 400 triệu đồng. Nhận tiền DVMTR, bà con trong bản phần mua lương thực, phần trang trải cuộc sống. Ông Họa cho biết thêm: Nhờ có tiền DVMTR, nhân dân bản Nà Hỳ 1 đã đóng góp để cùng nhau xây dựng kiên cố được hơn 1km đường nội đồng.

Bà con bản Nà Hỳ 1, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa để phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng.

Ông Tao Văn Phóng, thành viên tổ bảo vệ rừng bản Nà Hỳ 1, xã Nà Hỳ chia sẻ: Chính sách chi trả DVMTR được triển khai những năm qua đã giúp nhân dân có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Vì thế mỗi hộ dân đều ý thức hơn việc bảo vệ, giữ rừng, kịp thời phát hiện những hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Cây rừng điều hòa khí hậu, cung cấp nước sản xuất vì vậy thêm nhiều diện tích nương khô cằn trước đây được bà con cải tạo, khai hoang thành ruộng bậc thang để trồng lúa, hoa màu. Xóa bỏ hoàn toàn việc sản xuất trên nương.

Không chỉ chi trả tiền DVMTR, cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên còn hướng dẫn chủ rừng quản lý và sử dụng đúng mục đích nguồn tiền DVMTR; giúp chủ rừng hiểu được những quy định quản lý tiền DVMTR tại thôn bản; thực hiện các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, trồng rừng; hướng dẫn cho các hộ vay vốn để phát triển kinh tế; các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ rừng. Qua đó giúp chủ rừng quản lý, sử dụng đúng nguồn tiền DVMTR, thực hiện các hoạt động cải thiện sinh kế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực tế cho thấy, khi cuộc sống được cải thiện nhờ giữ rừng, bà con đã chung tay, tích cực bảo vệ rừng; giảm thiểu tình trạng đốt, phá rừng làm nương như nhiều năm về trước. Từ đó, những cánh rừng Nậm Pồ ngày càng xanh tốt.

Bài liên quan
  • Để rừng Mường Nhé hồi sinh!
    (TN&MT) - Với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé, đặc biệt là tác động từ chính sách chi trả DVMTR đã góp phần để người dân thêm yêu, gắn bó với rừng... và giúp rừng có thể hồi sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết ngày 28/5: Nam Bộ tiếp tục mưa to, Bắc Bộ nắng trở lại
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/5, thời tiết Nam Bộ nhiều mây, ngày nắng gián đoạn, trong ngày có mưa rào nhiều nơi. Riêng Bắc Bộ nắng nóng xuất hiện trở lại nhiều nơi.
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Lào Cai: Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, Lào Cai có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó vai trò của các tổ chức, người dân đã được phát huy, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường tại địa phương ngày càng xanh - sạch - đẹp.
  • Ngày 25/5, Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay 25/5, ở Bắc Bộ, khu vực phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
  • Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 99,5% trẻ em Việt Nam đối mặt với các cú sốc về khí hậu
    (TN&MT) - Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại sốc về khí hậu trở lên, so với mức trung bình 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO