Giữ màu xanh nơi biên giới Tây Bắc

Nguyễn Nga | 30/04/2022, 11:11

(TN&MT) - Những ngày tháng 4, trận mưa đầu mùa khiến tiết trời bớt oi ả, giúp những người lính kiểm lâm vùng biên giới xa xôi của tỉnh Sơn La vơi bớt nỗi lo. Dọc hành trình đến với 2 huyện vùng biên Sông Mã - Sốp Cộp, những cánh rừng xanh tốt như minh chứng cho sự nỗ lực quên mình, ngày đêm không nghỉ của lực lượng kiểm lâm nơi đây để giữ “lá phổi xanh” cho vùng biên giới.

Bám đất, bám rừng…

Cơn mưa rào mùa hạ khiến tuyến đường bình thường chỉ mất khoảng 3 tiếng đồng hồ trở nên kéo dài hơn, bởi những cung đường quanh co, hiểm trở này đòi hỏi cánh lái xe phải thực sự quen đường. Qua cửa kính xe, lướt qua những hàng cây xanh mát, làm lòng người cũng dịu dàng, se lắng lại trước khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên.

Đón chúng tôi tại trụ sở, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Sốp Cộp Đào Văn Tưởng vui vẻ: Sốp Cộp hiện có gần 70.000ha rừng, trong khi chỉ có 14 cán bộ, mỗi kiểm lâm phải phụ trách 1- 2 xã, nên có mưa thế này, anh em kiểm lâm có thể yên tâm vì nguy cơ cháy rừng giảm, nghĩa là công việc của cũng vơi bớt khó khăn.

“Mưa xong rừng nhiều vắt lắm, nữ nhà báo có đi được không? Vẫn dám đi thì đi cùng tổ tuần tra rừng luôn nhé”. Nói rồi, anh chỉ cho tôi gặp cán bộ kiểm lâm Lường Văn Sử, chàng trai người Thái Sốp Cộp đã gắn bó với Hạt từ năm 2011.

a1-2-.jpg

Xác định điểm tuần tra bảo vệ rừng.

Sinh năm 1983, sau khi nhận công tác tại Hạt, xã đầu tiên Sử được phụ trách là xã biên giới Mường Lạn. Thời điểm ấy, đường sá đi lại rất khó khăn, đời sống bà con còn nghèo lắm. Mới vào nghề, nhiều bỡ ngỡ, 6 năm gắn bó với Mường Lạn, khó có thể kể hết những khó khăn, vất vả của người kiểm lâm địa bàn khi ăn rừng, ngủ rừng, sinh hoạt trong rừng hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

Trên tuyến đường dọc các xã biên giới Sam Kha, Mường Lèo, Púng Bánh…, tiếp câu chuyện về những ngày mới bước vào nghề, Sử tâm sự: Sốp Cộp là huyện vùng biên đặc biệt khó khăn, 98% đồng bào dân tộc thiểu số, bà con thiếu đất canh tác, cộng thêm tập tục của bà con người Mông du canh dư cư, nên để ngăn chặn triệt để phá rừng làm nương rất khó. Còn nhớ vào năm 2012, tại một khu vực có 14 - 15 hộ dân sinh sống thì đều đi phát rừng ở khu giáp biên giới để lấy đất sản xuất. Chúng tôi đã phối hợp với lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương lên ở hẳn địa bàn trong 6 tháng ròng, đến khi họ không canh tác được, bỏ không làm nữa thì mới được về.

Hơn 10 năm gắn bó với nghề, đã vượt bao núi cao, suối sâu để tuần tra, bảo vệ rừng, cũng đã đối diện với bao gian khổ, hiểm nguy. “Còn nhớ, có lần đi kiểm tra, xác minh thông tin vi phạm, con đường chỉ đủ một xe máy đi, khi đã đi sâu vào rừng thì các đối tượng vi phạm dùng cây chặn đường ra, cắm đinh trên đường. Nhiều khi không về được, chúng tôi phải đợi lực lượng công an vào hỗ trợ. Sự bất đồng về ngôn ngữ, quá trình tuyên truyền, giải quyết vấn đề phải nhờ vào các cán bộ xã, bản. Rồi những ngày lễ tết, ngày nghỉ là rất “xa xỉ”, bất cứ lúc nào, chỉ cần có tin báo từ quần chúng là chúng tôi phải đi ngay. Cũng bởi thế, hầu như từ khi vào nghề, tôi cũng chưa trọn vẹn được với gia đình, nhưng vì yêu nghề, tôi luôn dặn mình phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chia sẻ để gia đình hiểu, cảm thông” - Anh Sử tâm sự.

Còn với kiểm lâm viên Quàng Văn Phỏng, hơn 40 năm gắn bó với những cánh rừng, chỉ hết năm nay là được nghỉ ngơi, nhưng ông vẫn luôn giữ vững trong mình một trái tim đầy nhiệt huyết với màu xanh quê hương. Những bước chân của người kiểm lâm cần mẫn đã in dấu trên khắp những nẻo đường các xã vùng biên Sông Mã - Sốp Cộp.

Trong những năm tháng ấy, điều trăn trở nhất với ông Phỏng vẫn là câu chuyện đồng bào nghèo thiếu đất sản xuất mới dẫn đến phá rừng, làm nương rẫy. Ở đây, có những bản vùng cao phá rừng có tính chất tập thể, đông người, nên để xử lý sao cho đúng quy định mà vẫn đảm bảo tình hình an ninh trật tự luôn là trăn trở với các cấp chính quyền. Như thời điểm khoảng năm 2019 - 2020, tại xã Sam Kha, có hơn 50 hộ dân của một bản tham gia phá rừng; hoặc tại xã Mường Lèo, hơn 40 hộ dân tham gia phá rừng, nhưng lại thuê người xã bên cạnh để thực hiện vi phạm. Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho huyện thành lập Tổ công tác liên ngành ăn rừng, ngủ rừng để kịp thời ngăn chặn vi phạm; kết hợp tuyên truyền, vận động để bà con hiểu, mới xử lý dứt điểm được vụ việc. Và để bà con dễ nghe, dễ hiểu, các cán bộ kiểm lâm cũng đã tìm tòi, nghiên cứu để soạn ra các văn bản tuyên truyền phù hợp với đồng bào. Bởi thế, dù huyện Sốp Cộp mới chia tách từ huyện Sông Mã năm 2003, tỷ lệ số vụ xử lý vi phạm về lâm nghiệp khá cao nhưng đây cũng là địa phương có độ che phủ rừng lớn của tỉnh Sơn La.

Để rừng mãi xanh…

Rời Sốp Cộp, chúng tôi tiếp tục theo chân cán bộ kiểm lâm Sông Mã đi tuần tra, bảo vệ rừng. Là người con của vùng đất Sông Mã, từ ngày 1/4 năm nay, Hạt trưởng Vũ Văn Hải lại được trở về bảo vệ những cánh rừng quê hương. “Đang mùa cao điểm nên cán bộ kiểm lâm địa bàn đều trực luôn tại xã, tại Hạt chỉ còn anh em văn phòng. Vì thế, nhiệm vụ dẫn phóng viên đi thực địa hôm nay được giao lại cho đồng chí Hạt trưởng” - anh Hải chia sẻ.

a3-1-.jpg

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Sốp Cộp tuần tra, bảo vệ rừng tại xã biên giới Mường Lèo.

Hơn 17 năm trong nghề, anh Hải đã đi và gắn bó với hầu hết các địa phương toàn tỉnh, nhưng thời gian lâu nhất và những kỷ niệm sâu sắc nhất có lẽ vẫn là với vùng biên Sông Mã - Sốp Cộp. Đó là 2 lần bị người dân nhốt khi đi xác minh đối tượng phá rừng trái phép. Lần khác, khi đang truy bắt một xe ô tô chở gỗ lậu, các đối tượng đã dùng dao ném vào lực lượng chức năng. Hay như dịp nghỉ lễ 30/4 năm 2019, khi nhà nhà, người người quây quần sum họp, thì lực lượng kiểm lâm Sông Mã lại khẩn trương lao đi chữa cháy rừng. Mất gần một ngày mới lên tới điểm cháy, hoàn thành nhiệm vụ khi đã quá nửa đêm, trời tối, không nhìn rõ đường, cứ hướng nào lao được thì lao thôi. Anh em đành bảo nhau cứ xuống thì nguy hiểm nên chịu đói ngủ lại rừng đợi trời sáng.

Theo thống kê, toàn huyện Sông Mã hiện có hơn 61.300ha đất có rừng. Để ngăn chặn các vụ việc phá rừng, cháy rừng, lực lượng kiểm lâm đã xác định mùa vụ bà con gieo trồng trên nương, thường tháng 11 năm trước chuẩn bị đất và gieo hạt vào tháng 3, tháng 4 năm sau. Như vậy, trong khoảng 5 tháng này, các kiểm lâm viên phải trực 24/24 tại địa bàn, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm. Bởi thế, chính những ngày nghỉ lễ mới là thời gian càng phải tăng cường trực, tăng cường tuần tra, kiểm soát, truy quét vi phạm. May mắn là những năm gần đây, ý thức bảo vệ rừng của người dân đã nâng lên nhiều, giảm mạnh các vụ việc gây ảnh hưởng tới rừng.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng? Gian khổ sẽ dành phần ai?” - Với những người lính kiểm lâm nơi đây, niềm vui, niềm tự hào nhất với họ có lẽ là khi được ngắm nhìn màu xanh trải dài trên những sườn đồi, được lắng nghe tiếng rì rào khẽ hát của những tán cây xanh. Vì niềm tin ấy, họ sẵn sàng gác lại những tình cảm cá nhân, đêm ngày thầm lặng cống hiến, để bảo vệ những cánh rừng nơi phên dậu của Tổ quốc mãi xanh tươi.

Bài liên quan
  • Giữ rừng Điện Biên: Đổi thay nhờ chính sách
    (TN&MT) – Hơn 8 năm triển khai và thực hiện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Điện Biên. Cùng với đó, giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống và thêm gắn bó với rừng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát triển Hạ tầng Cây xanh - Mặt nước ở Huế
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của Hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng các đối tác địa phương thực hiện vào ngày 21/9.
  • Sơn La: Kiểm soát chặt hoạt động gây nuôi động vật hoang dã
    (TN&MT) - Đây là một trong những mục tiêu tỉnh Sơn La đề ra tại Kế hoạch 207/KH-UBND, thực hiện Đề án Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
  • Đà Nẵng: Rác và bùn “bức tử” cống thu nước, hố ga
    Rác và bùn đất ngập trong cống thoát nước và hố ga khiến nước không thể thoát. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập tại Đà Nẵng sau những cơn mưa lớn.
  • Thúc đẩy giảm phát thải, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Lào Cai, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội thảo tuyên truyền, trao đổi về ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon theo cam kết tại Hội nghị COP26”.
  • Lào Cai: Mưa lũ gây sạt lở lớn trên quốc lộ 70
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, mưa lớn kéo dài đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của nhân dân trên địa bàn các huyện Bảo Thắng, Mường Khương.. của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt là gây sạt lở nhiều điểm trên Quốc lộ 70 khiến giao thông bị chia cắt ảnh hưởng đến đi lại của người dân.
  • Kiên Giang: Tiếp nhận 4 cá thể động vật rừng thuộc nhóm IIB
    (TN&MT) - Ngày 19/9, Trạm Cứu hộ Động vật Hoang dã Hòn Me (huyện Hòn Đất) trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang tiếp nhận 4 cá thể động vật rừng thuộc nhóm IIB.
  • Quảng Nam: Thấp thỏm nỗi lo sạt lở núi
    Vị trí địa lý, điều kiện địa hình phức tạp cùng những thay đổi khó lường của thời tiết dưới tác động của BĐKH khiến miền núi Quảng Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão.
  • Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT phát động Cuộc thi “Sáng kiến tiêu dùng xanh, giảm ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Với mục tiêu nâng cao ý thức và nhận thức của cộng đồng về tiêu dùng bền vững và bảo vệ môi trường, Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức phát động Cuộc thi “Sáng kiến tiêu dùng xanh, giảm ô nhiễm nhựa”.
  • Thời tiết 21/9, Hà Nội có nơi nắng nóng
    Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, dự báo thời tiết hôm nay (21/9), khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng, có nơi có nắng nóng, đêm không mưa. Gió đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất : 25-27 độ. Nhiệt độ cao nhất : 33-35 độ, có nơi trên 35 độ.
  • Từ đêm 20 đến ngày 22/9, miền Bắc có khả năng mưa rào chiều tối và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, từ đêm 20 đến ngày 22/9, Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; ngày nắng, có nơi nắng nóng.
  • Càng nhiều thiết bị lạnh – Trái đất càng nóng lên
    (TN&MT) - Điều hòa không khí, tủ lạnh là những thiết bị rất quen thuộc với đời sống hằng ngày, nhưng chính các thiết bị này đang góp phần phát thải một lượng lớn khí nhà kính, làm tăng tình trạng biến đổi khí hậu.
  • Cơ hội và thách thức phát triển thị trường việc làm xanh
    (TN&MT) - Chuyển dịch năng lượng là quá trình phức tạp nhưng sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Việt Nam trước ngưỡng cửa thị trường việc làm xanh
    Chia sẻ với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường về tiềm năng, cơ hội từ thị trường việc làm xanh, ông Santiago Alonso Rodiguez, Tham tán thứ Nhất Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam nhìn nhận: “Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một thị trường việc làm xanh đầy hứa hẹn, nhưng khả năng khai thác tiềm năng này và nắm bắt cơ hội nằm ở cam kết cung cấp cho lực lượng lao động những hoạt động đào tạo và kỹ năng cần thiết. Bằng cách đó, Việt Nam không chỉ có thể thúc đẩy các mục tiêu kinh tế và môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO