Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 7/5/2025 13:43 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 29/08/2021 , 18:04 (GMT+7)

Gìn giữ môi trường nơi cửa Phật: Gieo nhân sạch - nhận quả lành

Chủ Nhật 29/08/2021 , 18:04 (GMT+7)

(TN&MT) - Đồ Sơn (Hải Phòng) không những là khu du lịch biển nổi tiếng, mà còn được biết đến là một “miền đất thiêng” với những lễ hội văn hóa - tâm linh đặc sắc cùng nhiều di tích đền, chùa. Trong đó, Chùa Hang là một trong những ngôi chùa cực kỳ linh thiêng thu hút du khách thập phương về đây thưởng ngoạn và hành hương cầu phúc, may mắn.

Là một ngôi chùa thiên tạo, chùa Hang (Cốc Tự) xưa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Nay chùa ở khu 1, thuộc phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Ngôi cổ tự huyền bí…

Chùa Hang được cho là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Nguồn gốc hình thành nên ngôi cổ tự linh thiêng này gắn liền với những truyền ngôn mang chất huyền thoại mà người dân xứ Vạn Sơn (phường Vạn Sơn nay đã được sáp nhập với phường Ngọc Hải thành phường Hải Sơn) bao đời nay vẫn hằng tự hào và cung kính lưu giữ.

Chùa Hang được coi là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt nam

Theo truyền miệng của các bậc tiền nhân, có một nhà sư nước Thiên Trúc (Ấn Độ) gọi là "Sư Bần" đi thuyền theo đường biển đến cập bến Vạn Sơn để truyền đạo và tu hành tại đây từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Ngài đã chọn một hang núi đẹp có giếng nước trong mát dưới chân đỉnh Mẫu Sơn ngay giáp bờ biển để dựng chùa làm nơi thuyết pháp, sau ngài thi tịch tại chùa.

Sau này, theo nghiên cứu của một số nhà Sử học, Văn hóa, Phật giáo, chùa Hang Vạn Sơn - Ngôi cổ tự độc đáo đứng ở vị trí "trên là núi, dưới là biển, trong hang có giếng nước trong" phù hợp với các đặc điểm của chùa Hang Đồ Sơn, khẳng định đây chính là điểm đầu tiên Phật giáo theo đường biển du nhập vào nước ta.

Từ đây, Đạo Phật truyền lên vùng Luy Lâu của xứ Kinh Bắc (thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh) và tiếp tục lan tỏa đến các miền quê Việt Nam. Khẳng định của các nhà nghiên cứu có nhiều điểm trùng hợp với những truyền ngôn mà người dân Vạn Sơn đã bao đời tự hào truyền tụng.

"Chùa Hang cảnh vật nhiệm màu/ Ấy là Phật mọc hay bầu Tiên xây"

Nằm ở vị trí đắc địa nên thời Pháp thuộc, dải đất duyên hải Vạn Sơn đã từng được người Pháp chọn làm nơi xây dựng  kho xăng, sân bay quân sự, cảng biển… phục vụ cho cuộc chiến và ý đồ khai thác Đông Dương. Cư dân Vạn Sơn bị chính quyền thực dân o ép rời khỏi làng mạc, chùa Hang Vạn Sơn vì thế đã có một thời gian dài trở nên đìu hiu, hoang vắng.

Hòa bình lập lại, từ năm 1954, cư dân Vạn Sơn hồi hương an cư, lạc nghiệp vun đắp nên nền cốt hưng thịnh sầm uất cho vùng duyên hải đắc địa này. Ngôi Cổ Tự lại hồi sinh, dập dìu phật tử thập phương tìm về lễ Phật, cầu an và thả mình nơi nước non phong cảnh hữu tình.

Tới năm 1967, để thuận tiện cho việc che giấu tài liệu kháng chiến nên tiểu đoàn công binh đã phá rộng lòng hang chừng 8 m ở chỗ cửa. Chiến tranh cũng khiến cảnh chùa bị ảnh hưởng ít nhiều, bệ thờ đá và những bài thơ đề vịnh Chùa Hang khắc trên vách đá đều bị hư hỏng.

Nhiều Phật tử chăm chút cây cối, cảnh quan và bảo vệ môi trường chùa Hang

Gieo nhân sạch - nhận quả lành!

Đầu năm 2000, Đại đức Thích Giác Hiệu đã về đây trụ trì, chùa Hang được gìn giữ, tu bổ, mở rộng như ngày nay. Theo Đại đức Thích Giác Hiệu, 10 năm đầu tiên về đây là quãng thời gian khó khăn nhất trong công việc tu hành và xây dựng chùa, cũng là 10 năm để xây dựng niềm tin trong nhân dân, đưa Đạo Phật đi sâu hơn vào nếp sống, văn hóa của người dân Vạn Sơn. Nhiều năm qua, phật tử Vạn Sơn cùng phật tử thập phương đã có công lao, tâm đức rất lớn tôn tạo ngôi cổ tự "trên là núi, dưới là biển, trong hang có giếng nước trong" thành điểm du lịch, thể hiện điểm nhấn lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Ngoài các chư tăng, chùa Hang luôn được các phật tử nơi đây gìn giữ sạch sẽ. Nhiều Phật tử dành thời gian, công đức để chăm chút cây cối, cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Theo Đại đức Thích Giác Hiệu, trên cơ sở triết lý Duyên khởi, Phật giáo cho rằng, những hiểm họa về môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, vấn nạn nghèo đói... mà nhân loại ngày nay đang đối mặt là chính từ hậu quả của tư duy và hành động “Tham, Sân, Si” của con người đối với thế giới tự nhiên.

Phật giáo cho rằng, những hiểm họa về môi trường... chính là hậu quả “Tham, Sân, Si” của con người đối với thế giới tự nhiên.

Đại đức Thích Giác Hiệu cho rằng, giáo dục để chư tăng, phật tử, nhân dân và du khách cùng yêu và bảo vệ môi trường sống cũng là định hướng sống thiện, giúp hình thành thói quen có ý thức, trước hết vì chính sức khoẻ của bản thân và sau là vì môi trường trong lành cho xã hội. Gieo nhân sạch – nhận quả lành, ấy chính là Đạo Phật nhập thế, Đạo Phật đã được phát sinh từ trong lòng của cuộc đời, được nuôi dưỡng bởi cuộc đời và đang tồn tại vì cuộc đời.

Đến với chùa Hang hôm nay, phật tử và du khách thập phương sẽ được hoà vào không gian yên ả, trong lành, trút bỏ mọi vấn vương bụi trần, được tận mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa tráng lệ, uy nghi, thả hồn vào chốn "Cảnh Tiên", đúng như phác họa của một tao nhân mặc khách nào đó đã từng đặt chân đến đây: "Chùa Hang cảnh vật nhiệm màu/ Ấy là Phật mọc hay bầu Tiên xây" (Đồ Sơn phong cảnh ngâm).

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất