Giám sát đa dạng sinh học tại Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà

10/08/2018, 15:34

(TN&MT) -  Trong khuôn khổ các hoạt động của dự án Liên minh vịnh Hạ Long - Cát Bà, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN hỗ trợ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và Ban Quản lý Di sản Thiên nhiên Quần đảo Cát Bà, trong đó có Khu dự trữ sinh quyển quẩn đảo Cát Bà và Vườn Quốc gia Cát Bà xây dựng khung chương trình giám sát đa dạng sinh học (ĐDSH) cho hai khu vực này.

Để có thông tin xây dựng chương trình giám sát chi tiết, IUCN tổ chức “Hội thảo tham vấn xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học tại Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà” trong hai ngày 9 và 10/8, tại Hà Nội.

Theo IUCN, các bước đầu tiên để thiết kế chương trình giám sát với cách thức có sự tham gia là thu thập các số liệu ĐDSH sẵn có, đánh giá năng lực giám sát cơ sở và thảo luận về các loài mục tiêu và chỉ số giám sát. Để làm việc này, một cuộc đánh giá nhanh trong khu vực dự án đã được tiến hành từ ngày 6 đến ngày 12/5/2018.

38825353 1878259692234185 9035702878215340032 n
Hội thảo tham vấn xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học tại Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà diễn ra trong hai ngày 9 và 10/8, tại Hà Nội

Mục tiêu chung của hệ thống giám sát đa dạng sinh học là cho phép các BQL của Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà và Vịnh Hạ Long có dữ liệu và thông tin liên quan đến đa dạng  sinh học cần thiết để quản lý các hệ sinh thái quan trọng ở trên cạn và dưới nước một cách khoa học và phương thức phù hợp.

Trong đó, tập trung giám sát những thay đổi về tình trạng sinh thái và tính toàn vẹn của các hệ sinh thái quan trọng; giám sát những thay đổi trong quần thể các loài quan tâm; xây dựng một cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học dựa trên dữ liệu hiện có và được thu thập thông qua các hoạt động giám sát tại thực địa có thể được lưu trữ; cung cấp thông tin cho các hành động cần thiết để thực hiện các hoạt động quản lý; nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên để họ có thể xây dựng các hoạt động giám sát.

MG 0364
Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo

Dựa trên đánh giá và ước lượng về tầm quan trọng đới với bảo tồn đa dạng sinh học của Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà, IUCN đề xuất giám sát các hệ sinh thái trọng điểm gồm: Rừng trên núi đá vôi (chú trọng đặc biệt tới rừng mùa mưa thường xanh nhiệt đới nguyên sinh trên núi đá vôi ở VQG Cát Bà và một số đảo lựa chọn ở Vịnh Hạ Long); Các vùng  đất ngập nước trên mặt đất và  ven  biển (tập trung: các khu rừng ngập mặn ở Cái Viềng và Phù Long, bãi bùn và các khu đất ngập nước theo mùa bên trong/ở giữa các núi đá vôi); Các hệ sinh thái biển (tập trung: các hồ nước mặn, rạn san hô, cỏ biển).

Bên cạnh đó, để thiết lập một chương trình giám sát đa dạng sinh học cho Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà, IUCN đề xuất tổ chức một khóa đào tạo một tuần cho khoảng  20 cán bộ, nhân viên Vịnh Hạ Long và Cát Bà và  những đối tác có liên quan thực hiện chương trình giám sát sẽ được tổ chức nhằm tập huấn về năng lực và kỹ năng giám sát. Ngoài ra, tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm giám sát đa dạng sinh học tại các địa phương khác (như Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng)có thể được tổ chức cho các cán bộ, nhân viên cơ sở của BQL Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Cùng hành động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2023
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Công văn số 7294/BTNMT-TTTT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, yêu cầu công khai danh sách các cơ sở sản xuất phải lắp đặt, đã lắp đặt, chưa lắp đặt thiết bị quan trắc liên tục tự động trên các phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử của đơn vị. Việc lắp đặt phải khẩn trương hoàn thành lắp đặt và truyền dữ liệu quan trắc liên tục tự động trước ngày 31/12/2024 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
  • Dự báo thời tiết ngày 8/9: Miền Bắc tiếp tục nắng nóng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay (8/9), Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ngày nắng, nóng, có nơi trên 35 độ. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và giông, khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Thời tiết ngày 3/9: Bắc Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết ngày 3/9, Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Trong khi Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to; có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
  • Dự báo thời tiết ngày 1/9: Miền Bắc nắng đẹp, miền Nam mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Trong hôm nay (1/9), thời tiết miền Bắc nhìn chung có nắng, có nơi nắng nóng, đêm không mưa. Miền Trung ngày nắng gián đoạn, chiều tối và tối có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to; đêm có mưa rào và giông vài nơi.
  • Quảng Nam: Tăng cường bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam triển khai các giải pháp hữu hiệu về bảo vệ môi trường (BVMT), qua đó góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới giảm nghèo bền vững.
  • Thời tiết ngày 27/8: Bắc Bộ mưa to chiều tối, Nam Bộ ngày nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 27/8, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng nóng. Nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Mưa có xu hướng tăng về chiều tối đến đêm khiến thời tiết Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to. Nam Bộ ngày nắng, chiều mưa dông.
  • Dự báo thời tiết ngày 25/8: Mưa lớn tiếp diễn, Bắc Bộ đến Nghệ An có nguy cơ cao sạt lở, lũ quét
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ có mưa từ rạng sáng nay (25/8) và sẽ tiếp diễn trong ngày hôm nay. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện thuộc các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và Nghệ An, Thanh Hóa.
  • Thời tiết ngày 20/8: Hà Nội nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/8, thời tiết khu vực Hà Nội có mây, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng gián đoạn.
  • Dự báo thời tiết ngày 18/8: Trung Bộ vẫn nắng to, Bắc Bộ chuẩn bị mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 18/8, Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; từ đêm nay có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Thời tiết các tỉnh Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận phổ biến là nắng nóng, nhiệt độ cao nhất từ 35 – 37 độ, có nơi trên 37 độ.
  • Thời tiết ngày 13/8: Miền Bắc tiếp diễn mưa to, trời dịu mát
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết 13/8/2023, Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Voi 12/8
    (TN&MT) - Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Voi 12/8, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đã phối hợp cùng một số đơn vị khởi xướng các hoạt động hưởng ứng, nhằm kêu gọi hành động khẩn cấp bảo tồn loài và giúp các quần thể voi tại Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trở lại.
  • Thời tiết ngày 11/8: Cảnh báo mưa dông ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 11/8, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 100mm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO