Giảm phát thải gần 1 triệu tấn CO2 mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

ThyThu | 27/10/2022, 14:26

Sau 4 năm triển khai, Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam” giúp giảm phát thải gần 1 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Kết quả này được Bộ Công Thương và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố tại buổi tổng kết Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (Dự án VEEIE), ngày 27/10 tại Hà Nội.

Dự án “Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam” được triển khai từ năm 2018 đến năm 2022 với tổng kinh phí thực hiện sau điều chỉnh của dự án là 54,6 triệu USD, trong đó 52,9 triệu USD vốn vay từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế hỗ trợ cho các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp do 2 ngân hàng tham gia dự án là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thực hiện và 1,7 triệu USD vay từ Hiệp hội Phát triển quốc tế do Bộ Công Thương quản lý để thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cần thiết trong quá trình thực hiện dự án. Nhằm cải thiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho các ngành công nghiệp góp phần đạt mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

z3832856595053_9c49d179bf7066777cc658b35243a70a.jpg
Ông Phương Hoàng Kim - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị tổng kết.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết, ông Phương Hoàng Kim - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương cho biết: “Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả, thành tích khả quan. Theo đó, 2 hợp phần của dự án đều được triển khai một cách hiệu quả, đồng bộ. Hơn 100 doanh nghiệp đã được cung cấp, tiếp cận thông tin dự án trong đó có khoảng 50 doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp đã được nhận hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ dự án như đánh giá hiệu quả vận hành, tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng, tính toán hiệu quả đầu tư cũng như đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng”.

“Về tổng thể, dự án đã đạt được hoặc vượt so với mục tiêu và kết quả đặt ra: Lượng năng lượng tiết kiệm được hàng năm đạt 1,18 triệu MWh/năm, vượt 72,5% so với kế hoạch đề ra và lượng phát thải khí nhà kính tránh được hàng năm đạt khoảng 996.000 tấn CO2/năm, vượt 8,5% so với kế hoạch đề ra”, ông Phương Hoàng Kim cho biết.

Chuyển dịch năng lượng bao gồm phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng là một trong những ưu tiên hàng hàng đầu của WB tại Việt Nam. Phát thải trong ngành năng lượng (cung/cầu) hiện chiếm khoảng 65% tổng lượng phát thải quốc gia và con số này sẽ lên trên 80% vào năm 2030 theo kịch bản thông thường.

z3832856104650_e972f83147df947ab0626f210882bada.jpg
Ông Chu Bá Thi - Đại diện WB chia sẻ tại Hội nghị.

Đại diện WB, ông Chu Bá Thi cho rằng: "Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo như cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26, Việt Nam cần tích hợp ở mức cao các nguồn năng lượng tái tạo và đặc biệt phải thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.

Theo đánh giá của Hiệp hội Năng lượng quốc tế thì các giải pháp hiệu quả năng lượng có thể tránh được 40-50% tổng lượng phát thải và ở Việt Nam theo nghiên cứu của WB nếu Việt Nam thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng thì Việt Nam có thể tránh không phải xây dựng khoảng 13 GW các nguồn phát mới.

Ngoài ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng là các giải pháp có chi phí thấp nhất chỉ bằng 1/4 chi phí xây dựng các nguồn phát mới. Đặc biệt với các giải pháp tiết kiệm năng lượng cùng với các chương trình DMS quản lý nhu cầu năng lượng sẽ làm giảm chi phí đáng kể của hệ thống điện do giảm công suất đỉnh mà phải sử dụng các nguồn phát linh hoạt đắt đỏ.

“Trong bối cảnh tình hình bất ổn về địa chính trị, cùng với đó là khủng hoảng toàn cầu về năng lượng đã làm cho giá năng lượng tăng cao thì tiết kiệm năng lượng lại càng trở lên quan trọng hơn, nó không những góp phần vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu mà còn giúp tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế do giảm chi phí năng lượng, phát triển xanh bền vững và giảm phát thải khí nhà kính” - ông Chu Bá Thi chia sẻ.

Cũng theo ông Chu Bá Thi, trong những năm qua WB đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Công Thương cùng các cơ quan của Chính phủ thực hiện nhiều chương trình, dự án bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chính sách và các dự án tài trợ tài chính nhằm thúc đẩy thị trường tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam. Dự án Tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp Việt Nam là một dự án thí điểm có quy mô lớn nhất về đầu tư tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam.

z3832855869318_c69503dd8448509e8f85ca205f0b610b.jpg
Quang cảnh Hội nghị tổng kết.

Tại Hội nghị, Bộ Công Thương và WB tại Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương và Cúp chứng nhận cho 11 doanh nghiệp đã ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong khuôn khổ của dự án.

Tiếp nối Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương hiện đang phối hợp với WB triển khai thực hiện Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE). Dự án này có tổng kinh phí 11,3 triệu USD do Quỹ Khí hậu xanh tài trợ ủy thác qua WB quản lý.

Bài liên quan
  • Doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn đầu tư tiết kiệm năng lượng
    Doanh nghiệp khi vay vốn đầu tư tiết kiệm năng lượng có thể nhận bảo lãnh từ Quỹ chia sẻ rủi ro (Risk Sharing Facility - RSF) lên tới 50% giá trị khoản vay. Đây là một trong những hoạt động của Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE), do Bộ Công Thương chủ trì triển khai.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Lan tỏa thông điệp "Tiết kiệm điện thành thói quen" của Giờ Trái đất 2023
    Bộ Công Thương vừa công bố thông điệp Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023: “Tiết kiệm điện – thành thói quen”, nhằm lan tỏa tinh thần chung tay tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường tới toàn thể cộng đồng.
  • Kinh doanh linh hoạt trên nền tảng số trong “thời kỳ VUCA”
    (TN&MT) - Trong bối cảnh “thời kỳ VUCA” đầy biến động khó khăn, thách thức, với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nâng cao năng lực xúc tiến thương mại (XTTM) trên môi trường số, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Tập đoàn Alibaba tổ chức Hội nghị “Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA”.
  • Hiện đại hóa ngành Khí tượng thủy văn: Hứa hẹn từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo
    (TN&MT) - Hiện nay, tiếp cận với trí tuệ nhân tạo (AI) không đơn thuần chỉ là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà toán học, chuyên gia công nghệ thông tin. AI cần được tiếp cận, ứng dụng ở góc độ rộng hơn: Quản lý Nhà nước, chính sách, nguồn nhân lực,... trong đó có ngành Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • PVU nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đánh giá triển vọng dầu khí
    (TN&MT) - Khoa Dầu khí Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) vừa qua đã tổ chức Hội thảo khoa học tháng 2 với chủ đề “Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí”, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài ngành Dầu khí.
  • VICEM Bút Sơn: Khởi công xây dựng dự án tận dụng nhiệt khí thải để phát điện
    Ngày 09/02, tại Hà Nam, Công ty Cổ phần Xi măng VICEM Bút Sơn khởi công dự án đầu tư xây dựng công trình tận dụng nhiệt khí thải dây chuyền 1 và dây chuyền 2 để phát điện.
  • Vụ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
    (TN&MT) - Nhằm thực hiện công tác trọng tâm năm 2023, Vụ Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) - Bộ TN&MT đã xây dựng đề xuất giám sát tiến độ thực hiện các đề tài chuyển tiếp năm 2023. Đối với những đề tài mở mới bắt đầu thực hiện từ năm 2023, cần tiếp tục thực hiện 6 chương trình KH&CN trọng điểm cấp Bộ đã phê duyệt, tập trung vào các đề tài phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
  • Làm tốt vai trò quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia
    (TN&MT) - Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Trung tâm Thông tin và Dữ liệu viễn thám (Cục Viễn thám quốc gia) sáng 26/12, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia Nguyễn Quốc Khánh biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của Trung tâm năm 2022.
  • Triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam – Italia. Nhìn xa hơn"
    (TN&MT) - Từ ngày 12-23/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Italia tại Hà Nội và Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng phối hợp tổ chức triển lãm “Công nghệ vũ trụ và ứng dụng Việt Nam – Italia. Nhìn xa hơn".
  • Đà Nẵng: Hiện đại hoá thu gom, xử lý rác
    (TN&MT) - Để giải quyết bài toán xử lý hợp lý lượng rác thải ngày càng tăng bên cạnh yếu tố chính sách, tuyên truyền nâng cao nhận thức thì rất cần công nghệ thu gom, xử lý hiện đại. TP. Đà Nẵng đang từng bước chuyển đổi cơ giới hoá thiết bị thu gom nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn.
  • Ứng dụng viễn thám giám sát tài nguyên, môi trường - Bước chuyển mạnh mẽ từ cơ sở
    (TN&MT) - Công nghệ Viễn thám đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi trong ngành TN&MT.
  • Tai biến địa chất, trượt lở, lũ quét, lũ bùn: Tìm giải pháp cảnh báo sớm
    (TN&MT) - Để có cơ sở khoa học thực hiện việc cảnh báo sớm các loại hình thiên tai khó dự báo như trượt lở đất đá, lũ ống, lũ quét… Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để lựa chọn hệ phương pháp, mô hình phân vùng cảnh báo chi tiết và xác định ngưỡng mưa kích hoạt tại các khu vực nhạy cảm về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam” và thu được nhiều kết quả tích cực.
  • Vinh danh 22 sáng kiến có ích cho cộng đồng trong năm 2022
    (TN&MT) - 22 sáng kiến có ích cho cộng đồng trong năm 2022 vừa được vinh danh tại Cuộc thi "Sáng kiến vì cộng đồng" lần thứ 4. Theo đó, các sáng kiến đều xuất phát từ vấn đề thực tiễn, đưa ra giải pháp thông minh giải quyết được vấn đề tồn tại, hướng tới kết quả rõ ràng, đóng góp hữu ích cho cộng đồng.
  • 29 công trình xuất sắc được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ
    (TN&MT) - Đây là những công trình có tác dụng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng và thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và sự nghiệp phát triển KH&CN của đất nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO