Giải quyết ba cuộc khủng hoảng gây hại cho sự sống trên hành tinh

Mai Đan | 29/04/2021, 01:25

(TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa cho biết “ba cuộc khủng hoảng hành tinh” gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm đang gây thiệt hại cho môi trường và sức khỏe của con người.

Hoàng hôn trên cánh đồng ở vùng nông thôn nước Anh. Ảnh: Unsplash / Jack B

Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc Inger Andersen cho biết thông tin trên “rất quan trọng và mang tính đột phá”, bắt nguồn từ báo cáo tổng hợp “Hòa hợp với thiên nhiên” của UNEP, làm rõ sự thay đổi nhanh chóng cần thiết cho tương lai phía trước. Điều này bao gồm việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), đặc biệt là SDG 12 về sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Bà Andersen cảnh báo, nếu không hành động nhanh chóng, hành tinh này sẽ mất đi khoảng một triệu loài trong khoảng tám triệu loài.

Hòa hợp với thiên nhiên

Trong cuộc thảo luận, các tác giả của báo cáo Ivar Andreas Baste và Robert Watson và cố vấn khoa học Joyeeta Gupta đã giải thích các phát hiện quan trọng dựa trên một loạt các đánh giá từ các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các cơ quan môi trường liên chính phủ và các thỏa thuận môi trường đa phương.

“Nhìn chung, khoảng 50 chuyên gia hàng đầu đã giúp chúng tôi chuẩn bị và hướng dẫn quá trình tổng hợp này”, ông Watson cho biết và khẳng định các lựa chọn hành động trong báo cáo là nhất quán với nhau.

Họ cũng chỉ ra rằng, mối liên hệ giữa ba thách thức khiến thế giới gặp rủi ro có thể được giải quyết cùng nhau trong khuôn khổ SDG.

Các vấn đề môi trường ngày càng gia tăng

Kể từ khi Hội nghị Stockholm về môi trường diễn ra cách đây hơn 50 năm, ông Watson đã chỉ ra rằng, số lượng các vấn đề môi trường và mức độ nghiêm trọng của chúng đã tăng lên và ngày càng có nhiều vấn đề khẩn cấp xảy ra trên thế giới.

“Nhân loại đang “gây chiến” với thiên nhiên. Hậu quả của sự liều lĩnh của chúng ta rõ ràng là sự đau khổ của con người, thiệt hại kinh tế nghiêm trọng và phá hủy sự sống trên Trái đất", Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nói trong lời tựa của báo cáo.

Cần sự phối hợp của tất cả mọi người

Báo cáo khẳng định nhu cầu “hành động tham vọng và phối hợp” của các chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên toàn thế giới để ngăn chặn và đảo ngược các tác động tồi tệ nhất của suy giảm môi trường bằng cách chuyển đổi nhanh chóng các hệ thống năng lượng, nước và thực phẩm mang tính bền vững.

Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 xảy ra – thời điểm phải quan tâm đến ngân sách của chính phủ và hành động chính trị, bên cạnh việc ứng phó với đại dịch này cũng cần thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội cần thiết để giải quyết tình trạng khẩn cấp của hành tinh.

Ông Robert Watson cho biết: “Đây không chỉ là những vấn đề môi trường, mà còn là những vấn đề về kinh tế, phát triển, an ninh, xã hội và đạo đức”.

Theo báo cáo, chuyển đổi các hệ thống kinh tế và xã hội có nghĩa là cải thiện mối quan hệ của con người với thiên nhiên - hiểu giá trị của thiên nhiên và đặt giá trị đó làm trọng tâm của việc ra quyết định.

“Bằng cách thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thiên nhiên, chúng ta có thể nhận ra giá trị thực sự của thiên nhiên. Bằng cách phản ánh giá trị này trong các chính sách, kế hoạch và hệ thống kinh tế, chúng ta có thể chuyển các khoản đầu tư vào các hoạt động phục hồi thiên nhiên và sẽ được đền đáp xứng đáng”, người đứng đầu Liên Hợp Quốc khẳng định.

Theo Tổng hợp từ UN News
Copy Link
Bài liên quan
  • Hãy sống hòa hợp với thiên nhiên
    (TN&MT) - Nhân dịp năm mới Xuân Tân Sửu 2021, Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) về vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Bengaluru (Ấn Độ) cần 363 triệu USD khắc phục hệ thống thoát nước
    (TN&MT) - Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa công bố một báo cáo cho thấy bang Bengaluru của Ấn Độ có thể cần gần 28 tỷ rupee (tương đương 362,7 triệu USD) để khôi phục mạng lưới thoát nước bị hư hại do sự phát triển bất động sản nhanh chóng, trong bối cảnh lũ lụt xảy ra nhiều lần đe dọa làm gián đoạn công việc và cuộc sống tại bang, trung tâm về công nghệ thông tin.
  • Thế giới cần lương thực, không cần thuốc lá
    Alice Achieng Obare, một nông dân làng Migori ở Tây Nam Kenya, cảm thấy như được giải thoát sau khi làng của cô dần từ bỏ nghề trồng cây thuốc lá chuyển sang trồng đậu. Trong câu chuyện xúc động được chia sẻ lại trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Obare đã kể về những ngày tháng cả ngôi làng chìm trong khói thuốc từ quá trình sơ chế lá và thân cây thuốc lá, những giây phút cô run rẩy cầm trên tay tấm phim chụp lại hình ảnh lồng ngực cô đầy khói thuốc dù bản thân không hề hút thuốc lá. Mỗi vụ mùa thuốc lá kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 8 năm sau, trẻ nhỏ thay vì cắp sách đến trường thì phải đến ruộng trồng cây thuốc lá.
  • Mùa bão Đại Tây Dương năm nay: Có khả năng “gần như bình thường”
    (TN&MT) - Theo dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão gần như bình thường ở Đại Tây Dương trong mùa bão sắp tới, có thể có từ 12 đến 17 cơn bão nhiệt đới được đặt tên.
  • Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác
    Sự thúc đẩy kinh tế “xanh” của Mỹ và chính quyền các bang đang biến rác thành kho báu và trao cơ hội lớn cho các công ty xử lý rác.
  • Châu Á cần đoàn kết, hợp tác để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
    Việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới, do đó cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.
  • Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
    Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
  • Lộ trình cắt giảm ô nhiễm nhựa của liên hợp quốc: Có khả năng giảm 80% vào năm 2040
    (TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.
  • Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
    (TN&MT) - Những thách thức về nước mà miền Tây nước Mỹ phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn cung cấp nước cũng tương tự như các quốc gia khác, và nếu cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp đối với những kết quả của Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc gần đây thì có thể góp phần giải quyết những thách thức này.
  • Ấn Độ ra mắt loại hình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên thế giới: Phao cứu sinh cho người nghèo
    (TN&MT) - Trung tâm phục hồi thuộc quỹ Arsht-Rock, một tổ chức từ thiện ở Mỹ vừa hợp tác với công ty khởi nghiệp bảo hiểm vi mô Blue Marble và Hiệp hội phụ nữ tự doanh (SEWA) ở bang Gujarat (Ấn Độ) ra mắt chương trình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên trên thế giới trong tháng 5. Arsht-Rock là đơn vị trang trải phí bảo hiểm 10,3 USD cho mỗi người tham gia chương trình.
  • Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng sóng nhiệt ở châu Á gấp 30 lần
    (TN&MT) - Nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới (WWA) vừa công bố nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng phá vỡ kỷ lục ở Bangladesh, Ấn Độ, Lào và Thái Lan vào tháng trước ít nhất 30 lần.
  • Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức kỷ lục trong 5 năm tới
    (TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ tăng lên mức kỷ lục trong 5 năm tới do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
  • Máy lạnh làm nóng Trái đất
    (TN&MT) - Theo cơ quan khí tượng, mùa hè năm 2023 nhiều khả năng sẽ xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ, nắng nóng trên phạm vi cả nước.
  • Tăng hỗ trợ Giám sát khí nhà kính: Thúc đẩy ngoại giao và khu vực tư nhân
    (TN&MT) - Việc hỗ trợ cho Cơ sở Hạ tầng giám sát khí nhà kính toàn cầu mới đang nhân rộng ra ngoài các thành viên và đối tác của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đối với khu vực tư nhân và ngoại giao rộng lớn hơn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO