Thứ Năm, 24/7/2025 3:0 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp nào để đạt mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh

Thứ Tư 27/04/2022 , 22:13 (GMT+7)

(TN&MT) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh” trên quy mô toàn quốc trong giai đoạn 2021- 2025. Theo đề án trồng cây xanh này, sẽ có gần 700 triệu cây xanh được trồng phân tán ở khu vực đô thị và nông thôn, và hơn 300 triệu cây xanh trồng rừng tập trung. Để có thể thực hiện được mục tiêu này, cần có nhiều chương trình và sáng kiến mới đồng thời đảm bảo nguồn tài chính ổn định và dài hạn.

Trong nhiều thế kỉ qua, có rất nhiều sáng kiến toàn cầu ở mọi quy mô được thực hiện nhằm khuyến khích các bên tham gia trồng rừng và cây xanh. Tuy nhiên, không phải chương trình và sáng kiến nào cũng thành công và đạt được mục tiêu kì vọng. Đơn cử, Chương trình Vạn Lí Trường Thành Xanh mà toàn Châu Phi dự định thực hiện trồng rừng quy mô lớn đã thất bại, hoặc Chương trình trồng 20 triệu cây rừng của Australia cũng đã không thành công. Những sự thất bại này cũng cung cấp những bài học quan trọng cho thế giới và Việt Nam trong việc xem xét một số vấn đề then chốt trong việc thiết kế, thực hiện và giám sát theo dõi các sáng kiến trồng cây và trồng rừng.

vo-co-bau-chong-khong-duoc-trong-cay-1.png

Báo cáo nghiên cứu của Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) cho thấy, để có thể thực hiện được chương trình trồng cây quy mô lớn, chúng ta cần đảm bảo tài chính bền vững cho tất cả các giai đoạn trước và sau khi trồng cây. Huy động và đảm bảo nguồn lực tài chính bền vững đóng vai trò quan trọng trong các sáng kiến trồng cây quy mô lớn trên toàn cầu. Đảm bảo nguồn tài chính không chỉ cho giai đoạn trồng mà phải có nguồn tài chính bền vững cho quá trình chăm sóc và bảo vệ lâu dài cho cây phát triển và ổn định. Phần lớn các sáng kiến hiện nay chỉ tập trung vào giai đoạn đầu do vậy dẫn đến thất bại.

Từ kinh nghiệm thực hiện các chương trình trồng cây quy mô lớn trên thế giới cho thấy, sự thành công của sáng kiến này phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định trồng cây nào, ở đâu với mục đích gì là phù hợp nhất. Cho tới nay, các chương trình chỉ tính tới các biện pháp lâm sinh (trồng thế nào) nhưng lại thiếu các kế hoạch tổng thế, có tầm nhìn chiến lược với mục tiêu phát triển và bảo tồn lâu dài để đảm bảo sự bền vững của hệ sinh thái và diện tích cây trồng mới sẽ cung cấp nhiều dịch vụ môi trường cho xã hội và công chúng. Những thay đổi trong cách tiếp cận vừa dựa vào yếu tố sinh thái, đón đầu nhu cầu thị trường và xã hội trong tương lai sẽ giúp các chương trình trồng cây quy mô lớn hiệu quả hơn.

Ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong việc đẩy nhanh tốc độ và diện tích trồng cây mới và thu hút sự quan tâm của cộng đồng và xã hội trong việc trồng và bảo vệ cây. Như báo cáo này đã chỉ ra, ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành lâm nghiệp không còn chỉ nằm ở việc công nhân giống và cải thiện giống hay xây dựng các phần mềm và công cụ quản lí và giám sát tài nguyên rừng mà còn đòi hỏi các công nghệ hỗ trợ quá trình trồng rừng dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả về kinh tế (ví dụ: trồng rừng bằng máy bay không người lái). Ngoài ra, việc xây dựng các công cụ và phần mềm trên điện thoại có thể truy xuất và gây dựng hình ảnh xã hội của người đầu tư trồng cây cũng là một lĩnh vực cần được xem xét bởi việc này gây dựng niềm tin và động lực cho rất nhiều cộng đồng trên thế giới tham gia vào trồng cây. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đang rất khan hiếm cả về nguồn lực con người lẫn nguồn lực tài chính để thực hiện các chương trình nghiên cứu này. Những ưu tiên nguồn lực trong tương lai về vấn đề này sẽ giúp giải quyết nhiều nút thắt trong việc thực hiện các chương trình trồng cây quy mô lớn.

Sử dụng cơ chế thị trường làm đòn bẩy. Có thể thấy nhiều chương trình trồng cây quy mô lớn trên toàn cầu được xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng ra tăng các sản phẩm gỗ hoặc thị trường carbon. Việc tạo ra thị trường cho các sản phẩm liên quan đến cây và dịch vụ môi trường sẽ tạo động lực kinh tế cho nhiều bên có liên quan mở rộng các hoạt động trồng cây và trồng rừng.

Đẩy mạnh thực thi pháp luật thực hiện các cam kết và trách nhiệm môi trường. Việc các quy định quốc tế và trong nước về bảo vệ môi trường cũng như phát triển bền vững đã khiến nhiều quốc gia, tập đoàn, và doanh nghiệp đầu tư và phát triển các chương trình trồng cây quy mô lớn. Lồng ghép các yêu cầu trồng cây vào các chính sách hiện hành (ví dụ: Luật giáo dục ở Philippine, Chương trình lâm nghiệp đô thị của Hàn Quốc và Trung Quốc, Chương trình trồng cây sau khi khai thác khoáng sản ở Australia) đã giúp nhiều chương trình trồng cây quy mô lớn được thực hiện.

Việc kết hợp các nguồn lực tài chính của trong và ngoài nước, của cả khối tư nhân và nhà nước sẽ hỗ trợ trồng cây xanh quy mô lớn hiệu quả hơn.

Xem thêm
Khách hàng Thanh Hóa đổ xô 'săn' ưu đãi chưa từng có để lên đời xe điện VinFast

Những ngày cuối tuần 18-20/7, Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) sôi động hơn bao giờ hết với hàng nghìn người dân đổ về sự kiện 'Vi vu muôn ngả - Phủ xanh Việt Nam' do VinFast tổ chức.

Hành trình xanh của doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang từng bước thể hiện vai trò tiên phong, hành động cụ thể, bền bỉ để lan tỏa hành trình xanh.

TP HCM gỡ vướng quản lý chất thải rắn sau sáp nhập hành chính

TP HCM cần phải thay đổi phương thức điều hành, kiểm tra, giám sát trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Tên gọi bão số 4 'Cỏ May' do Việt Nam đề xuất

Cơn bão số 4 có tên quốc tế là Comay, tức Cỏ May. Đây là một trong 10 tên bão do Việt Nam đề xuất và được Ủy ban Bão quốc tế thông qua.

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Quốc hội thông qua 5 đạo luật nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Thanh Hóa huy động 150 người khắc phục sự cố đê Tam Điệp - Bỉm Sơn

Chiều ngày 22/7, đê sông Tam Điệp - Bỉm Sơn xảy ra sự cố sụt lún với chiều dài 150m, chính quyền địa phương đã nhanh chóng gia cố đảm bảo an toàn.

Bình luận mới nhất