Giải pháp gỡ vướng mắc thanh quyết toán chi phí BHYT tại các bệnh viện lớn

Mỹ Anh | 31/07/2022, 11:26

Trong hai ngày 29-30/7, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã cử các Đoàn công tác đến làm việc tại một số cơ sở khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại Hà Nội, TPHCM và tỉnh Đồng Nai về việc tháo gỡ vướng mắc trong thanh quyết toán chi phí KCB BHYT giai đoạn trước năm 2021.

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT có nhiều vướng mắc

Tại Hà Nội, ngày 30/7, Đoàn công tác của BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Bệnh viện (BV) Bạch Mai.

Tại buổi làm việc, ông Vũ Văn Hồng, Phó Giám đốc phụ trách kinh tế BV Bạch Mai cho hay, trong 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, BV Bạch Mai- đơn vị được thí điểm tự chủ toàn phần gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực tài chính. Trong đó, thanh toán chi phí KCB BHYT là một trong những vấn đề tồn đọng thời gian dài với nhiều vướng mắc.

“Khi tài chính của BV Bạch Mai gặp rất nhiều khó khăn thì việc thanh quyết toán các khoản chi phí KCB BHYT tồn đọng sẽ giúp BV rất nhiều” ông Hồng nói.

Theo báo cáo của BV Bạch Mai, một số vướng mắc trong thanh toán chi phí KCB BHYT của BV thuộc giai đoạn 2017-2020. Trong đó, các nội dung đã được thanh toán sau khi có kết luận của Bộ Y tế hoặc sau khi BV làm việc với lãnh đạo cơ quan BHXH nhưng chưa được thanh toán giai đoạn trước kết luận khoảng gần 4 tỷ đồng. Các nội dung từ chối thanh toán gồm 13 hạng mục, chủ yếu liên quan tới các dịch vụ kỹ thuật (DVKT).

ho-tro-tu-quy-bhtn.jpeg
Ảnh minh họa. 

Với một số vướng mắc chưa thống nhất, BV Bạch Mai đưa ra 9 hạng mục với khoảng 26 tỷ đồng chưa được thanh toán. Đặc biệt, riêng khoản chi phí vượt tổng mức thanh toán năm 2020 là gần 21,8 tỷ đồng.

Về số tiền hơn 3,1 tỷ đồng bị từ chối thanh toán trong khoảng thời gian năm 2016-2017 (đối với nội dung xuất toán phẫu thuật mổ Oarm), BV Bạch Mai khẳng định và cam kết “tất cả các DVKT trên đã thực hiện cho người bệnh BHYT trong thời gian thí điểm, chờ quyết định phê duyệt chính thức và theo đúng yêu cầu chuyên môn, không lạm dụng, không thu của người bệnh bất cứ chi phí nào thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT”.

BV Bạch Mai cũng nêu 4 nội dung bất cập về cơ chế, chính sách với số tiền đề nghị thanh toán là hơn 1,1 tỷ đồng.

Cạnh đó, BV này kiến nghị BHXH Việt Nam một số nội dung như: phối hợp với Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ bãi bỏ Điều 24 Nghị định số 146/NĐ-CP; dữ liệu gửi hồ sơ thay thế được phép gửi trước ngày 15 của tháng kế tiếp; với các máy đưa vào sử dụng từ năm 2018 trở về trước nhưng không đầy đủ hồ sơ máy, xem xét thanh toán khi nhóm thiết bị đã ghi nhận trong số tài sản cố định của BV.

Phải đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân BHYT

Chia sẻ với những khó khăn của BV Bạch Mai, ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc BHXH TP Hà Nội lưu ý, có những nội dung phải thực hiện theo đúng quy trình và quy định của pháp luật.

“Hiện còn tồn khoảng 10.000 hồ sơ, trong đó có 34 hồ sơ BV không cung cấp được hồ sơ bệnh án, nên phía BHXH TP. Hà Nội không thể thanh toán được”, ông Hòa nêu rõ.

ong-vu-van-hong-phat-bieu-tai-buoi-lam-viec.jpg
Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc BHXH TP Hà Nội 

Liên quan đến vấn đề thanh quyết toán chi phí KCB BHYT tồn đọng trong giai đoạn 2020-2021, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến (BHXH Việt Nam) nhấn mạnh, Điều 32 Luật BHYT có quy định thời điểm quyết toán là tháng hoặc quý. Vì vậy, BHXH TP Hà Nội đã thực hiện đúng công tác thanh quyết toán chi phí KCB BHYT đối với BV Bạch Mai.

Riêng với những đề xuất hồi tố chi phí của BV Bạch Mai, ông Dương Tuấn Đức cho rằng, cần phải nghiên cứu, thảo luận kỹ hơn, bởi việc này thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý cấp cao hơn.

Trong khi đó, theo ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) thời gian qua, con số thanh quyết toán của BV Bạch Mai giai đoạn 2019-2021 giảm rõ rệt, ảnh hưởng lớn tới hoạt động của BV mà nguyên nhân chủ yếu được nhận định là do tác động của dịch Covid-19.

Để khắc phục những tồn đọng này, BV Bạch Mai cần tập trung chuẩn hóa dữ liệu để phục vụ hiệu quả công tác thanh quyết toán chi phí KCB BHYT, cũng như quản lý quỹ KCB BHYT…

Với những kiến nghị của BV Bạch Mai, theo ông Phúc, cần nêu rõ các nội dung như chậm thanh toán hay chưa thanh toán và nguyên nhân…

“Chúng ta cần ngồi lại với nhau để chỉ ra những vướng mắc giữa cơ sở KCB và ngành BHXH Việt Nam trong thanh quyết toán chi phí KCB BHYT giai đoạn trước đây. Dù bất kể lý do gì, thì mục tiêu của chúng ta vẫn luôn dành ưu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân BHYT”, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn nhấn mạnh và khẳng định luôn đồng hành với BV Bạch Mai trong khắc phục khó khăn.

pho-tong-giam-doc-bhxh-viet-nam-le-hung-son.jpg
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn  

Theo ông Sơn, vừa qua, BHXH TP Hà Nội đã rất tích cực vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho BV Bạch Mai, nhưng có những nội dung không thuộc thẩm quyền, nên không thể tháo gỡ được.

Với việc đưa dữ liệu lên Cổng tiếp nhận của Hệ thống thông tin giám định BHYT (BHXH Việt Nam), ông Sơn yêu cầu Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến trực tiếp vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với BV để khắc phục nội dung này.

“Chúng ta cần thống nhất cách đặt vấn đề, nhìn nhận vấn đề theo đúng thực tế: cơ quan BHXH không nợ chi phí KCB BHYT đối với các cơ sở KCB. Những khoản chưa thanh toán được hiện nay là do hồ sơ chưa đủ, chưa đúng. Vì vậy, cần giải quyết sao cho hồ sơ đúng, đủ, đảm bảo cho công tác thanh quyết toán đúng quy định”, Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn nêu rõ.

Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn cũng đề nghị hai bên tiếp tục nghiên cứu, vận dụng linh hoạt làm sao để tháo gỡ và tìm ra phương án tối ưu, nhằm hướng đến việc đảm bảo tối ưu lợi ích của người bệnh BHYT.

Còn một số khoản chưa thanh toán được do khó khăn về phân loại, cần có một tổ phân loại, bóc tách các cấu phần để thanh toán, với những khoản thanh toán được thì sẽ thực hiện ngay.

“Quan điểm chung của ngành BHXH Việt Nam là đặt quyền lợi người bệnh lên trên hết. Tuy nhiên, đối với những việc có nguy cơ vi phạm pháp luật thì phải xử lý. Những ý kiến ngày hôm nay không những là sự chia sẻ của BHXH Việt Nam với BV, mà cũng là sự đồng hành, chia sẻ chung với toàn ngành Y tế”, Phó Tổng Giám đốc Lê Hùng Sơn nhấn mạnh.

Tiếp thu các ý kiến tham gia, giải pháp của Đoàn công tác, PGS-TS. Đào Xuân Cơ, Giám đốc BV Bạch Mai mong muốn BHXH Việt Nam tiếp tục đồng hành với BV trong công tác KCB BHYT cho người dân, cũng như hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hiệu quả chi phí KCB BHYT.

Cùng ngày, đại diện Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cũng có buổi làm việc với BHXH tỉnh Đồng Nai và một số cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh về các nội dung tháo gỡ vướng mắc trong thanh quyết toán BHYT.
Trước đó, chiều 29/7, đại diện Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) đã làm việc với BHXH TP HCM và một số cơ sở KCB BHYT trên địa bàn (gồm: BV Truyền máu- Huyết học, BV Nhi Đồng TP, BV Chợ Rẫy).
Tại các buổi làm việc, các bên đã cùng lắng nghe, chia sẻ, phân tích và đưa ra giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong thanh toán BHYT giai đoạn trước năm 2021.
Ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP HCM khẳng định, ngành BHXH nói chung và BHXH TP nói riêng luôn đồng hành, phối hợp chặt chẽ cùng các cơ sở KCB để sớm xử lý các vướng mắc liên quan tới việc thanh quyết toán chi phí KCB BHYT (do vượt dự toán bởi các nguyên nhân hợp lý).
Theo ông Mến, phía cơ quan BHXH luôn muốn giải quyết sớm nhất trong quyền hạn của mình vấn đề này để hoạt động KCB BHYT diễn ra thuận lợi, quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo đầy đủ và kịp thời. 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế
    Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam, Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được bầu làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiệm kỳ 2022 - 2025.
  • Hành trình đạp xe kết nối những yêu thương
    (TN&MT) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), cùng với hàng trăm đoàn viên, thanh niên các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 25/3, Đoàn Thanh niên Nhà Xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã tổ chức chương trình đạp xe với chủ đề “Hành trình tuổi trẻ - Kết nối yêu thương”.
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Thời trang bền vững – xu hướng xanh của tương lai
    (TN&MT) - Trước những tác hại ngành công nghiệp thời trang gây ra đối với môi trường trong quá trình sản xuất, yếu tố ''bền vững'' (chất liệu hữu cơ, chất liệu tái chế) ngày càng được quan tâm.
  • Tắt công tắc… tiết kiệm điện
    Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
  • Thanh tra các Bộ khối Kinh tế ngành ký giao ước thi đua năm 2023
    (TN&MT) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thanh tra các Bộ thuộc Khối Kinh tế ngành (Khối I), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khối trưởng), Bộ Thông tin và Truyền thông (Khối phó), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai kế hoạch thi đua năm 2023.
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO