Giải pháp giúp cảnh báo thiên tai trượt lở đất đá ở các tỉnh phía Bắc

25/05/2018, 21:01

(TN&MT) - Do vị trí địa lý, khí hậu và đặc điểm địa hình, địa chất, các tỉnh miền núi phía Bắc luôn chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai, nhất là mưa lớn gây ra thảm họa trượt lở đất đá, gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống người dân.

Trượt lở đất đá là nguyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế kinh tế, giao thông và tính mạng của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trượt lở đất đá là nguyên  gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế kinh tế, giao thông và tính mạng của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Năm 2017 mưa lũ, sạt lở đất đá xảy ra đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc. Chỉ riêng tháng 8/2017, mưa lũ đã gây sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) và huyện Mường La (Sơn La), huyện Nậm Pồ (Ðiên Biên), Lai Châu... làm 33 người chết và mất tích, 240 ngôi nhà bị sạt lở, cuốn trôi.

Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố khách quan, còn do con người chủ quan, bất cẩn, thiếu hiểu biết về thiên tai. Việc phá núi mở đường tạo nguy cơ sạt trượt; khai thác khoáng sản, gỗ rừng bừa bãi; xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đã gây cản trở, ách tắc đường thoát lũ; san lấp sông, suối gây tắc nghẽn dòng chảy... Công tác tuyên truyền vận động, kiểm tra giám sát của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở chưa quyết liệt…

Từ năm 2012 đến nay, Viện Khoa học Ðịa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã triển khai Ðề án phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá vùng miền núi Việt Nam. Theo đó, các nhà khoa học ghi nhận tại 17 tỉnh miền núi phía Bắc đang có hơn 500 xã và khoảng 10.266 điểm nguy cơ sạt lở đất; trong đó 2.110 điểm nguy cơ khối lượng trượt lớn, rất lớn và đặc biệt lớn. Viện đã lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá cho 17 tỉnh miền núi phía Bắc với tỷ lệ 1: 50.000.

Ngày 21, 22/5/2018, tại Lào Cai, Viện Khoa học Ðịa chất và Khoáng sản đã chính thức chuyển giao Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” cho 17 tỉnh và tập huấn hướng dẫn sử dụng  hướng dẫn sử dụng Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1: 50.000; thực hành sử dụng Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỉ lệ 1: 50.000 trên bản đồ giấy, bản đồ số và bộ dữ liệu Excel... cho cán bộ các tỉnh miền núi phía Bắc.

Vụ trượt lở đất đá ngày 5/8/2016 làm hư hại ½ ngôi nhà và gây ra cái chết thương tâm cho 3 đứa trẻ trong một gia đình tại Bát xát – Lào Cai
Vụ trượt lở đất đá ngày 5/8/2016 làm hư hại ½ ngôi nhà và gây ra cái chết thương tâm cho 3 đứa trẻ trong một gia đình tại Bát Xát – Lào Cai 

Ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” là công trình nghiên cứu “quý như vàng” đối với các địa phương thường xuyên sảy ra hiện tượng sạt lở đất đá như Lào Cai. Đề án đã giúp cho địa phương xác định rõ các vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất đá, từ đó, chủ động xây dựng phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra.

Ông Nguyễn Quốc Dân, Chuyên viên Chi cục thủy lợi tỉnh Yên Bái thông tin: Năm 2017, Yên Bái là một trong những tỉnh được Bộ TN&MT chọn làm thí điểm trong triển khai đánh giá, khoanh vùng các điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai trượt lở đất đá. Đề án đã giúp cho tỉnh Yên Bái khoanh vùng được những điểm có nguy cơ trượt lở đất đá, sắp xếp quy hoạch khu dân cư, xây dựng các công trình phù hợp và giúp người dân sống an toàn hơn. Tuy nhiên, để Đề án đi vào cuộc sống và gắn với thực tế thì cần phải chi tiết hơn nữa. Đối với các địa phương sau khi tiếp nhận đề án cần có phương án cụ thể, đặc biệt là phải quản lý chặt việc dân tự ý đánh tả ly theo cảm quan, không có thiết kế chống sạt lở và hiện tại các tỉnh cũng chưa quy định về việc cấp phép cho việc đánh tả ly.

Ông Nguyễn Hồng Nhật, Giám đốc Đài khi tượng thủy văn tỉnh Lai Châu cho biết: Việc chuyển giao Đề án cho tỉnh Lai Châu là việc có ý nghĩa to lớn giúp tỉnh có thêm tài liệu để tham khảo, khoanh vùng nguy cơ trượt lở cao. Đồng thời, đưa ra phương án phòng tránh giảm thiệt hại tối đa về người và tài sản do trượt lở đất đá gây ra. Về kinh nghiệm trong việc chống trượt lở đất đá, các tỉnh cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc di dân ra khỏi vùng nguy hiểm, có phương án phòng và tránh khi hiện tượng trượt lở đất đá xảy ra.

Ứng phó với biến đổi khí hậu và khoanh vùng những điểm có nguy cơ trượt lở đất đá giúp dân an tâm trong cuộc sống là việc làm không thể chậm trễ. Vùng núi phía Bắc là nơi thảm họa lũ quét, trượt lở đất đá... có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Cùng với nâng cao ý thức cộng đồng, diễn tập ứng phó với sự cố, thì việc quy hoạch dân cư, điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam, thiết lập bản đồ chi tiết hiện trạng các điểm trượt lở đất đá có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tránh được những thiệt hại do thiên tai gây ra.

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Đói nghèo đã dần lùi vào quá khứ
(TN&MT) -Tôi vội về miệt vườn Tân Phú (Đồng Nai) khi nghe tin người dân nơi đây đã vượt lên được nỗi buồn "tiêu thua, điều thiệt" để tìm ra hướng đi mới, vực lên cái nghèo, cái thua thiệt của những mùa xưa cũ...
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình trước tác động biến đổi khí hậu: Giải quyết nỗi lo sạt lở bờ biển
    (TN&MT) - Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116km với nhiều khu đông dân cư sống ven biển.
  • Hiện tượng El Nino gây thâm hụt lượng mưa và nắng nóng kỷ lục
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino sẽ ảnh hưởng lớn đến điều kiện thời tiết, khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt gây nên tình trạng thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng trong cả nước.
  • Nghệ An tích cực ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn
    Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn...không chỉ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm, nhất là hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có đợt nắng nóng kéo dài. Xung quanh vấn đề này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp Đại hội đồng 19 của WMO
    (TN&MT) - Trong các ngày từ 22/5 đến 2/6/2023, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Dự báo thời tiết ngày 31/5, khu vực Bắc Bộ nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 31/5, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Khu vực từ Tây Nguyên đến Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và tối có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Phú Thọ tập huấn xử lý sự cố đê điều
    (TN&MT) - Ngày 30/5, Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ tổ chức tập huấn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều, hồ đập và phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2023.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO