Môi trường

Giải pháp giảm phát thải KNK trong sản xuất vật liệu xây dựng

Thuỵ Khanh 14:27 19/05/2023

(TN&MT) - Ngày 19/5, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Đại sứ Quán Vương Quốc Anh, Đại sứ Quán Hà Lan và Công ty CP Công nghệ và Tư vấn CIC tổ chức Hội thảo “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam”.

3bc83f02-3ef7-4f2a-a1a1-1f4314c29582.jpeg
PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Xây dựng cho biết, trong quá trình phát thải khí nhà kính, chuỗi phát thải khi sử dụng điện năng, vận chuyển, sản xuất vật liệu xây dựng,… đã gây ra sự ô nhiễm không khí và môi trường nghiêm trọng. Trong đó, phát thải khí nhà kính (KNK) xuất phát từ 2 nguồn chính là từ quá trình sản xuất xi măng, thép và từ nguyên liệu hoá thạch. Phát thải KNK trực tiếp đến từ quá trình sử dụng điện lưới trong các hoạt động sản xuất thương mại, được tính đến tại hệ thống kiểm kê Quốc gia đang thuộc nhóm năng lượng phát thải gắn kết. Vì vậy, việc giảm nhu cầu sử dụng điện sẽ góp phần làm giảm nhu cầu sản xuất năng lượng và giảm phát thải KNK. 

Theo hệ thống kiểm kê Quốc gia, dự báo đến năm 2030, phát thải của ngành sản xuất vật liệu xây dựng sẽ rơi vào khoảng 125 triệu tấn CO2 tương đương và đến 148 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2050. Trong đó, sản xuất xi măng chiếm tỷ trọng 70%, lớn nhất trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD). Hệ số phát thải cho thấy ngành công nghiệp xây dựng có mức phát thải KNK rất cao. Do đó, Nhà nước cần xây dựng những chiến lược, chính sách đối với việc thay thế năng lượng các- bon sử dụng cho các tòa nhà, công trình. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các nguồn phát thải KNK, đặc biệt là quá trình sản xuất VLXD trong thi công. 

Tham luận tại Hội thảo, TS. Hoàng Hữu Tân - Vụ Phó Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng đã trình bày về Tổng quan ngành xi măng Việt Nam hướng đến giảm phát thải các bon tại Việt Nam. Trong đó, TS Hữu Tân cho biết, tình trạng phát thải KNK với quy mô công nghệ 86 dây chuyền xi măng sử dụng công nghệ lò quay như hiện nay sẽ tiêu thụ trung bình hơn 800 kcal/kg clinker nhiệt năng, mức tiêu tốn điện năng chiếm khoảng 20 -30% lượng điện trong 23 dây chuyền sản xuất… gây tiêu hao nhiên liệu, điện năng và nhiệt năng.

0e0c5c29-b4ce-4a06-85f2-467360c7c91f.jpeg
TS. Hoàng Hữu Tân - Vụ Phó Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng trình bày tham luận tại Hội thảo

Do đó, để phát triển ngành xi măng tại Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030, cần phải có sự đầu tư về hệ thống tận dụng nhiệt khí thải, đáp ứng được các nguyên liệu sản xuất; Áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất như lượng nhiên liệu thay thế (từ xử lý rác, chất thải,…) các nhiên liệu hóa thạch đạt 15% tổng nhiên liệu; Khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có hiệu quả, tận dụng tối đa các loại chất thải là nguyên liệu, phụ gia cho sản xuất; Tăng cường bảo vệ môi trường bằng hình thức chuyển đổi cách thức lọc bụi, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất đáp ứng yêu cầu về môi trường và sử dụng thiết bị giám sát nồng độ bụi có kết nối trực tuyến với cơ quan quản lý môi trường. 

Trong Giải pháp và kế hoạch hành động của ngành xây dựng thực hiện mục tiêu cam kết COP 26 của PGS. TS Vũ Ngọc Anh đã nhấn mạnh về các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong ngành sản xuất VLXD, đến năm 2030, 50% số lượng clinker và xi măng sẽ được tối ưu hóa trong quá trình đun, đốt để giảm tổn thất do nhiệt; Sử dụng máy nghiền đứng trong sản xuất xi măng, thu hồi nhiệt thải từ quá trình sản xuất xi măng và áp dụng công nghệ cải tiến trong sản xuất gạch nung. 

Đồng thời, định hướng từ nay đến 2050, cần quy hoạch phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng các khu đô thị xanh, khu đô thị phát thải các- bon thấp với 100% đồ án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch được lồng ghép thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Trong khai thác và sản xuất VLXD, cần xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm xanh, phát thải các-bon thấp cho VLXD và vật liệu tái chế từ phế thải xây dựng và công nghiệp.

c9ac8b99-a3e2-4b27-b913-745b0684d838.jpeg
Hội thảo “Giải pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp xi măng và thép tại Việt Nam”.

Ngoài ra, đối với xây dựng và quản lý công trình, tiêu chí và quy trình đánh giá công nhận công trình xây dựng phát thải các-bon thấp cần đạt 100% công trình mới kiểm kê KNK và giảm nhẹ phát thải, trên 50% công trình có vốn đầu tư công đạt tiêu chí xanh, 100% các tòa nhà thương mại, chung cư được chứng nhận các-bon thấp,… Từ những tiêu chí trên, sự huy động nguồn lực Quốc tế tham gia hỗ trợ ngành xây dựng ứng phó với BĐKH, đáp ứng mục tiêu và cam kết của quốc gia là vô cùng cần thiết.

PGS.TS Vũ Ngọc Anh mong muốn Hội thảo sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà đầu tư tư nhân về những chính sách, pháp lý trong việc tiếp thu các công nghệ tiên tiến để giảm phát thải KNK trong ngành xây dựng, đồng thời ghi nhận những ý kiến đóng góp cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng phát thải KNK hiện nay. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
(TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình ra công điện khắc phục hậu quả mưa lũ
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó thiên tai thời gian tới.
  • Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm.
  • Đổi rác lấy cây góp phần bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Tại sự kiện “Đổi rác lấy cây” ngày 30/9 được Green Life tổ chức tại Phố Sách Hà Nội 19/12 ( Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thu hút nhiều người dân mang rác thải có thể tái chế đến để đổi cây cảnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo dựng cuộc sống xanh.
  • Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    (TN&MT) - Với khoảng hơn 25 vùng đất ngập nước (ĐNN) có thể đáp ứng tiêu chí vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, Việt Nam đã được phê chuẩn trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
  • Cần chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
    (TN&MT) - Thực tế lũ quét, sạt lở đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong nhiều năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây. Để có cái nhìn tổng quan về công tác cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cũng như những giải pháp của ngành KTTV nhằm nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.
  • Thời tiết 30/9/2023: Miền Bắc hứng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối
    (TN&MT) - Dự báo thời tiết ngày 30/9, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.
  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm niên vụ nông sản 2023-2024
    (TN&MT) - Qua rà soát, niên vụ 2023-2024, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 145 hộ thuộc 7 xã đăng ký hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi. Để bảo vệ môi trường, nguồn nước, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các giải pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm.
  • Đầu tháng 10/2023, không khí lạnh có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ
    (TN&MT) - Ngày 29/9, dự báo xu thế khí hậu tháng thời kỳ từ ngày 1-31/10/2023, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết không khí lạnh trong tháng 10/2023 sẽ bắt đầu có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ.
  • Đồng Nai: Yêu cầu kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7529/STNMT-CCBVMT gửi đến UBND các huyện, thành phố Long Khánh về việc kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh.
  • Đắk Lắk: Ứng dụng công nghệ số để giảm thiểu thiêt hại từ thiên tai
    Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
  • Chuẩn hóa trái sầu riêng để "vui chung"
    (TN&MT) - Những ngày này, huyện Krông Pắc – thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắc Lắc đang vào vụ thu hoạch rộ. Các thương lái, công ty đến thu mua khá đông, giá chốt đầu vụ dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại, khiến bà con rất phấn khởi. Cây sầu riêng đang mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân cũng như các cơ sở, đại lý thu mua sơ chế, đóng gói, tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng trên địa bàn.
  • Thích ứng BĐKH ở Long An: Hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, tỉnh Long An đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, đặc biệt là chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO