Giải bài toán xử lý nước thải nông thôn ở Quảng Ninh

Phạm Hoạch | 28/09/2022, 10:25

(TN&MT) - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tỉnh Quảng Ninh ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để giữ vững kết quả đạt được, nhất là tiêu chí môi trường, trong đó việc xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn còn nhiều khó khăn thì cần có những giải pháp hiệu quả, đồng bộ và bền vững.

Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước thải

Thời gian qua, nhờ sự chỉ đạo vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Ninh, nhất là sự tham gia của người dân trong hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng cải thiện. Trong đó, công tác giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, vì vậy môi trường khu vực nông thôn đã chuyển biến rõ nét.

anh-qn-01.jpg
Rác thải vứt đầy mương dẫn nước thủy lợi đoạn qua xã Sông Khoai, TX.Quảng Yên, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước

Tuy nhiên thực tế cho thấy, vấn đề ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt, chất thải trong chăn nuôi của khu vực nông thôn kết hợp với rác thải, nước thải đô thị tạo thành những điểm ô nhiễm, gây khó khăn trong xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Theo kết quả quan trắc môi trường nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với 82 điểm quan trắc nước mặt phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt, trong đó có 61 điểm thuộc khu vực nông thôn, đa số các thông số vẫn còn trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, vẫn còn có một số chỉ số vượt ngưỡng như: Clorua, COD, TSS, DO, BOD...

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Như Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện nay nước thải nông thôn phát sinh từ hoạt động dân sinh và sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các huyện miền núi còn phân tán, chưa có biện pháp thu gom triệt để. Trong công tác quản lý nước thải, Tỉnh phân cấp trách nhiệm quản lý của các cơ quan chuyên môn và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, xã về nước thải nông thôn. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

anh-qn-02.jpg
Rác thải sinh hoạt đổ tràn xuống hồ nước tại xã Lê Lợi, TP.Hạ Long gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống của người dân địa phương

Hiện nay, nước thải sinh hoạt của người dân phát sinh tại khu vực nông thôn chủ yếu được xử lý bằng hầm tự hoại 3 ngăn tại các hộ gia đình người dân sinh sống. Ðối với nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ khu vực nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh hướng dẫn một số chủ cơ sở lập phương án bảo vệ môi trường và quan trắc môi trường tự lưu và thực hiện tại cơ sở. Còn ở những vùng nuôi thủy sản tương đối lớn, lượng nước thải này cũng được chủ dự án quản lý, xử lý nước thải ao, đầm nuôi theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.

Cần có giải pháp đồng bộ

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hộ gia đình xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại trước khi thải ra khu vực thoát nước chung của khu vực. Đồng thời, triển khai thí điểm mô hình xử lý nước thải tập trung tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu vực chợ, trung tâm thương mại. Bằng cách sử dụng các biện pháp xử lý phù hợp, bao gồm: Bể tự hoại, bể lọc kỵ khí có vách ngăn, bể tự hoại cải tiến có vách ngăn và ngăn lọc kỵ khí dùng hướng lên, hồ kỵ khí, hồ hiếu khí, hồ ổn định, bãi lọc trồng cây.

anh-qn-03.jpg
Cán bộ xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà tuyên truyền người dân đổ rác đúng nơi quy định, góp phần bảo vệ nguồn nước và cảnh quan môi trường

Tuy nhiên, với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm cả đô thị và nông thôn) phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh khoảng 1.247 tấn/ngày (khoảng 455.301 tấn/năm). Trong đó, ở khu vực nông thôn 259,4 tấn/ngày (chiếm 20,8% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt toàn tỉnh), tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tương ứng khoảng 1.133,9 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom trung bình đạt 90,9%.

Với một khối lượng lớn rác thải như vậy, trong khi việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện đồng bộ, sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, cũng như nguồn nước thải, nhất là ở các huyện nông thôn.

Vì vậy, theo ông Nguyễn Như Hạnh, để nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn cần thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tổ chức quản lý, chính sách hỗ trợ và giải pháp công nghệ phù hợp, xây dựng các mô hình phù hợp hiệu quả và phổ biến nhân rộng. Trong đó, đối với chăn nuôi cần áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để thu gom cơ bản chất thải rắn trước khi đưa vào hệ thống hầm khí sinh học (biogas), sau đó tiếp tục qua một hệ thống hồ lắng, hồ sinh học để lọc sạch nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra môi trường.

Đối với rác thải sinh hoạt phải được phân loại từ đầu nguồn và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ công cụ, thiết bị thu gom, phân loại cho các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, khu vực công cộng. Đồng thời hỗ trợ các thiết bị, tiến bộ kỹ thuật mới để xử lý nước thải vệ sinh, nước thải sinh hoạt từ nhà bếp, tắm, giặt trước khi xả thải ra môi trường.

anh-qn-04.jpg
Cần tăng cường công tác tuyên truyền để bà con nông dân bỏ rác đúng nơi quy định, góp phần bảo vệ môi trường và nguồn nước tại các vùng nông thôn (Trong ảnh: Người dân xã Hiệp Hòa, TX.Quảng Yên bỏ rác vào bể chứa rác tại cánh đồng trồng lúa) 

Ông Trần Anh Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà chia sẻ, từ thực tế của một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường, do đó để đảm bảo hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường nguồn nước, cần có các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả quản lý nước thải tại khu vực nông thôn. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách quản lý môi trường đặc biệt là những chủ trương, chính sách cụ thể phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường nông thôn, điều chỉnh, hoàn thiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, nhất là tiêu chí về môi trường để phù hợp với tình hình thực tế.

Cùng với đó, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, di dời các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Đồng thời, xây dựng các khu, cụm dân cư nông thôn sinh thái, tăng tỷ lệ cây xanh trên một đơn vị diện tích khu dân cư nông thôn.

Hiện, toàn tỉnh Quảng Ninh có 41.092 cơ sở chăn nuôi, trong đó có 26 doanh nghiệp, 24 hợp tác xã và 240/1.244 trang trại chăn nuôi được cấp chứng nhận kinh tế trang trại (trong đó có 28 cơ sở được cấp chứng nhận Vietgap, 15 cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh), 259 cơ sở chăn nuôi lợn quy mô từ 20-50 con, 340 cơ sở chăn nuôi lợn quy mô trên 50 con, 61 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô trên 2.000 con và 39.848 cơ sở chăn nuôi nông hộ. Đến nay, 100% các trang trại đều có công trình xử lý chất thải, không có trang trại xả thẳng chất thải ra môi trường và đều có báo cáo đánh giá tác động hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Kinh nghiệm để không còn hộ nghèo từ huyện Xuyên Mộc
    Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước thoát nghèo và ổn định đời sống. Thu nhập bình quân tại các xã nông thôn mới đạt 61 triệu đồng/người/năm.
  • Thừa Thiên - Huế: Đầu tư gần 2.000 tỷ đồng thu gom, xử lý chất thải rắn
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đến năm 2030 với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.
  • Trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”
    (TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
  • Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc ứng phó BĐKH
    Ngày 29/3, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng và hệ sinh thái ven biển miền Trung Việt Nam”.
  • Australia tìm cơ hội hợp tác đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam
    (TN&MT) - Từ ngày 27 – 30/3, Phái đoàn Năng lượng Australia đến Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về năng lượng tái tạo và kỷ niệm 50 năm Quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam trong năm nay.
  • Dự báo thời tiết ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 29/3, Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ rải rác; khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng chiều và tối Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050
    (TN&MT) - Chiều 28/3, tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”.
  • Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định
    (TN&MT) - Nghiên cứu “Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định” của PGS. TS Doãn Hà Phong (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) với mục tiêu áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị thiệt hại trong sử dụng đất nông nghiệp do nước biển dâng tại khu vực ven biển và đưa ra đề xuất các giải pháp thích ứng với nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh Nam Định.
  • Điện Biên: Không khí bị ảnh hưởng do hiện tượng mù khô
    (TN&MT) - Theo số liệu về quan trắc tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chất lượng không khí mấy ngày qua ở mức có hại, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  • Chuyên gia hiến kế thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong KTTV
    (TN&MT) - Trong thời gian gần đây, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, đầu tư thông qua các chương trình, dự án, đề tài... qua đó góp phần nhanh chóng hiện đại hóa và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Những vướng mắc qua thực tiễn 1 năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020
    (TN&MT) - Qua hơn 1 năm Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, việc cấp giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập, thậm chí các văn bản quy định có hiện tượng chồng chéo, gây trở ngại cho các doanh nghiệp. Để tháo gỡ, Bộ TN&MT đang trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
  • Ninh Bình: Sôi nổi chiến dịch “Tuần lễ du lịch xanh” gắn với giảm rác thải nhựa
    (TN&MT) - Các hoạt động: trao giỏ đựng rác với thông điệp “Chở xanh - Thở lành” cho các lái đò tại bến thuyền Vân Long; ra quân tổng vệ sinh môi trường tại Khu du lịch Vân Long... trong chiến dịch “Tuần lễ du lịch xanh” năm 2023 gắn với Đề án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”, do UBND huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình phát động thu hút hàng trăm du khách và người dân tham gia.
  • Rác thải tràn lan Khu quy hoạch Đại học Huế
    Rác thải đã và đang “bủa vây” các tuyến đường thuộc Khu quy hoạch Đại học Huế (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế), gây nhếch nhác đô thị, ô nhiễm môi trường.
  • 9 dự án các-bon thấp nhận hỗ trợ từ Vương quốc Anh
    (TN&MT) - Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam vừa công bố 9 dự án các-bon thấp sẽ tham gia giai đoạn đầu của Chương trình Thúc đẩy tài chính khí hậu (CFA) Việt Nam.
  • Lốp ôtô cũ trên đèo Lò Xo
    (TN&MT) - Đèo Lò Xo vắt qua huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO