Giải bài toán thu hút nguồn lực quốc tế cho phát triển bền vững

Khánh Ly | 16/08/2022, 19:36

(TN&MT) - Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp với Nhóm công tác Ngân hàng (BWG) đồng tổ chức “Hội nghị thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và phát triển bền vững”.

Tham dự có bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN cùng hơn 250 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn/tổng công ty lớn, các ngân hàng trong nước và quốc tế. Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Lê Công Thành đã tới dự Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ và những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), với quyết tâm đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050, đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo đà thuận lợi để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

kdk_1269.jpg
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã chủ động, tích cực trao đổi, làm việc với các định chế, tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng nước ngoài như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Nhóm công tác Ngân hàng, các Ngân hàng Quốc tế… nhằm đánh giá, xem xét khả năng huy động nguồn lực của các tổ chức này cho phát triển xanh, phát triển bền vững cũng như nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế phối hợp, triển khai phù hợp với tình hình, xu hướng mới.

Chia sẻ về nhu cầu nguồn lực ứng phó BĐKH, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) cho biết, để thực hiện các cam kết, đến năm 2050, Việt Nam cần thêm khoảng 100 tỷ USD cho thích ứng BĐKH, 373 tỷ USD để đưa mức phát thải về “0” vào năm 2050. Phần cam kết không kèm điều kiện sẽ sử dụng các biện pháp chính sách và nguồn lực ngân sách nhà nước, đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn vay thương mại, và sự đóng góp, đầu tư của người dân Phần cam kết kèm điều kiện khi được cung cấp tài chính quốc tế thích hợp và đầy đủ thông qua các khoản tài chính viện trợ không hoàn lại, phần ưu đãi trong vốn vay, các nguồn tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực theo các cơ chế trong khuôn khổ thực hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc và Thỏa thuận Paris.

img_9151.jpg
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) chia sẻ về nỗ lực thực hiện cam kết tại Hội nghị COP 26 của Việt Nam và nhu cầu nguồn lực

Nhấn mạnh vai trò của ngành tài chính, bà Michele Wee, Chủ tịch Nhóm Công tác Ngân hàng cho rằng, đây là yêu tố cốt lõi quyết định quá trình chuyển đổi để đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức đều đang tìm kiếm cách thức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, dự án các-bon thấp. Dự báo nguồn lực cần thiết rất lớn và đòi hỏi sự thay đổi trong đầu tư. Trong khi đó, việc phát hiện và tiếp cận các nguồn tài trợ biến đổi khí hậu mới, cũng như lồng ghép vấn đề môi trường và khí hậu vào các chiến lược tài chính doanh nghiệp vẫn còn là các thách thức lớn. Đối với Việt Nam, tăng trưởng xanh là sứ mệnh quan trọng hướng tới phát triển bền vững và cần có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Cũng tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Bịch Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để thu hút nguồn lực cần tập trung vào 4 nhóm vấn đề. Quan trọng và cần ưu tiên hơn cả là công tác xây dựng chính sách, công cụ huy động nguồn lực cho phát triển xanh và bền vững. Mục tiêu nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thu hút tài chính xanh trong nước, quốc tế thông qua các công cụ như tín dụng xanh, trái phiếu xanh…; từng bước vận hành thị trường các-bon, áp dụng công cụ thuế với hoạt động phát thải nhiều các-bon.

Nhóm vấn đề tiếp theo là nâng cao khả năng tiếp cận tài chính xanh để thể chế hóa, tăng quy mô, tăng tính bao trùm, toàn diện của tài chính. Cần chú ý ưu đãi đầu tư xanh, tín dụng xanh, xây dựng giải pháp tập trung nguồn lực tín dụng xanh, sửa đổi bổ sung quy định quản lý ODA, vốn vay ưu đãi… nhằm tạo điều kiện để bên có nhu cầu tiệp cận nguồn lực nhanh hơn. Đồng thời, nâng cấp và thể chế hóa bộ chỉ số bền vững, yêu cầu báo cáo bền vững doanh nghiệp.

kdk_1168.jpg
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Bên cạnh đó, cần xây dựng thể chế về đầu tư tạo môi trường thu hút đầu tư xanh cho phát triển bền vững. Các dự án mới hay đang triển khai đều phải hướng tới sử dụng tài nguyên hiệu quả, ít phát thải và thân thiện môi trường. Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi khi đầu tư công nghệ mới. Trong trường hợp này, nguồn lực nhà nước sẽ dẫn dắt khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia các dự án xanh.

Cuối cùng là nâng cao tính minh bạch trong tài chính xanh, bằng cách xây dựng chỉ tiêu thống kê, công bố thông tin chủ thể phát hành tài chính xanh, chỉ tiêu phát hành tín dụng xanh và đánh giá rủi ro và có cơ sở dữ liệu.

kdk_1189.jpg
Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng chia sẻ, thảo luận về tình hình triển khai của Chính phủ, Bộ, ngành trong ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng mô hình kinh tế theo hướng xanh, tiến trình chuyển đổi năng lượng; các thuận lợi, vướng mắc về mặt chính sách, khuôn khổ pháp lý; nguồn lực hỗ trợ và khả năng huy động từ các tổ chức quốc tế cũng như các đề xuất, khuyến nghị cho Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước có những giải pháp nhằm khai thông, thu hút và huy động có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt là từ các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín, các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực. Trên cơ sở này, NHNN sẽ có báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những thay đổi, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

Theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà, với tín hiệu, thông điệp đưa ra trong Hội nghị từ các tổ chức quốc tế, các ngân hàng nước ngoài về nguồn lực hỗ trợ/tài trợ, NHNN tin tưởng rằng sẽ có dịch chuyển, thu hút dòng vốn, nguồn lực đầu tư mới chuyển vào Việt Nam trong thời gian tới.

Bài liên quan
  • Đẩy mạnh tài chính xanh là xu thế chung
    Đó là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm “Triển vọng kinh tế năm 2022 và Chính sách tài chính xanh”, do Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Standard Chartered phối hợp tổ chức chiều ngày 18/2, tại Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ứng phó BĐKH
    (TN&MT) - Ngày 23/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội của các tỉnh phía Bắc.
  • Nguy cơ bệnh tật tăng theo nhiệt độ
    (TN&MT) - Theo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện nay, tình trạng nắng nóng gay gắt xuất hiện tại nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và người lao động. Các vấn đề thường gặp phải là say nắng, say nóng, đột qụy do nắng nóng.
  • Phòng, chống thiên tai: Các địa phương chủ động, linh hoạt ứng phó
    (TN&MT) - Thời gian qua, mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, nhưng các bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại.
  • Ngân hàng ADB tài trợ Dự án biến đổi khí hậu nhằm giải quyết các rủi ro về thiên tại Thanh Hóa
    Vừa qua, đoàn công tác của Ngân hàng ADB do ông Keiju Mitsuhashi, Quyền Giám đốc Quốc gia, ADB Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về Dự án biến đổi khí hậu.
  • Hội thảo chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) Ngày 18/5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật BVMT 2020".
  • Quảng Bình: Phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nhờ vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đa dạng, Quảng Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Tuy nhiên, tỉnh cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu. Làm thế nào để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững, thích ứng với thiên tai đang là bài toán đặt ra bức thiết với địa phương này.
  • Châu Âu đối mặt với hạn hán: Nhiều quốc gia thiếu nước nghiêm trọng
    (TN&MT) - Thời gian qua, hạn hán đã khiến phần lớn các nước ở châu Âu trải qua tình trạng khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng trong bối cảnh giới khoa học lo ngại hiện tượng El Nino mạnh có thể khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng kỷ lục.
  • Bến Tre: Chú trọng phòng, chống thiên tai hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh ven biển với bờ biển dài cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt, Bến Tre thường xuyên chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi các loại hình thiên tai gây ra. Để hướng đến cuộc sống an toàn, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, tỉnh Bến Tre đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Giảm nhiệt đô thị bằng giải pháp làm mát bền vững
    (TN&MT) - Trong giai đoạn 2022-2024, 3 thành phố: TP. Cần Thơ, TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) sẽ tham gia chương trình “Làm mát đô thị bền vững tại khu vực đô thị ở Việt Nam”.
  • Dự báo thời tiết ngày 17/5, cả nước nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 17/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia
    (TN&MT) - Ngày 11/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu phối hợp cùng Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) đã tổ chức Hội thảo khởi động “Nghiên cứu xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia”. Nghiên cứu là cơ sở đề xuất phương án xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang công nghệ hiệu suất năng lượng cao và các-bon thấp, đồng thời tăng cường tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực làm mát.
  • An toàn cho dân trước thiên tai là ưu tiên hàng đầu của Quảng Trị
    (TN&MT) - Trước tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là mùa mưa bão gần đến, tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai nhiều biện pháp và xây dựng các kịch bản ứng phó kịp thời, hiệu quả. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Hòe - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị.
  • Inforgraphic: Nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Thực hiện hợp phần “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA/CSA) và quản lý rủi ro khí hậu có sự tham gia cho các hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương tỉnh Hà Tĩnh” (gọi tắt là SIPA Hà Tĩnh), thuộc dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN - SIPA),  trong 2 năm 2021 – 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ các hộ nông dân triển khai các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, thích ứng và giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Yên Bái: Gần 100 đoàn viên chăm sóc cây xanh vào "ngày thứ Bảy cùng dân"
    (TN&MT) -  Tỉnh Đoàn Yên Bái đã phối hợp với huyện đoàn Trấn Yên, Đoàn thanh niên Công an tỉnh Yên Bái tham gia chương trình “Ngày thứ bảy cùng dân” chăm sóc đồi cây do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động trồng vào dịp xuân Kỷ Hợi năm 2019 tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên (Yên Bái).
  • Gặp mặt kỷ niệm 15 năm thành lập Cục Biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Chiều ngày 9/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu đã tổ chức buổi gặp mặt truyền thống kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (12/5/2008-12/5/2023). Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tới dự buổi gặp mặt.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO