Giải bài toán bảo vệ tài nguyên than tại vùng đồng bào DTTS tại Quảng Ninh

Bài và ảnh: Phạm Hoạch | 22/07/2021, 06:25

(TN&MT) - Những năm gần đây, trên địa bàn Quảng Ninh đã không còn xảy ra tình trạng khai thác than trái phép - một trong những vấn nạn nhiều năm về trước mà địa phương này phải loay hoay xử lý mất thời gian dài. Để giải quyết triệt để tình trạng này, nhất là ở những khu vực có than nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ký ức “than tặc” đã lùi xa

Tại huyện Hoành Bồ (cũ) nay đã sáp nhập vào TP. Hạ Long, nhiều năm về trước luôn là “điểm nóng” về  “than tặc”, bởi công tác quản lý ranh giới mỏ và tài nguyên than trên địa bàn luôn gặp khó khăn do địa phương này có diện tích đất rừng lớn, với nhiều khu vực giáp ranh giữa các mỏ và khu dân cư rất phức tạp. Trong khi tài nguyên than nằm rải rác ở nhiều xã vùng cao, nơi có nhiều bà con đồng bào DTTS sinh sống, do nguồn lợi trước lớn cũng như nhận thức về pháp luật liên quan còn hạn chế, nên có một thời gian dài đã xảy ra tình trạng người dân khai thác than trái phép trong vườn đồi. Hậu quả là làm cho tài nguyên bị khai thác vô tội vạ, huỷ hoại môi trường sinh thái rừng, ô nhiễm môi trường nguồn nước nhiều khu vực.

Lực lượng quân sự xã Tân Dân thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng, khoáng sản trên địa bàn (Ảnh chụp tháng 6/2021, trước khi dịch bùng phát)

Điển hình như tại xã Tân Dân nằm cách trung tâm TP.Hạ Long khoảng 40 km, tiếp giáp với huyện Sơn Động (Bắc Giang) và phường Vàng Danh (TP.Uông Bí). Tổng diện tích tự nhiên của xã là 7.572,96 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ và đất lâm nghiệp chiếm trên 98%. Xã gồm 8 thôn, có 9 dân tộc anh em, dân tộc Dao chiếm 92% còn lại là các dân tộc khác. Nhiều năm về trước, Tân Dân là một trong những “điểm nóng” thường xảy ra tình trạng chặt phá rừng và đào than trái phép. Không những thế, hoạt động này còn kéo theo TNXH, TNLĐ…

Trao đổi với PV Báo TN&MT, Bí thư Đảng ủy xã Tân Dân, Phạm Văn Sáu cho biết: Để ngăn chặt triệt để tình trạng đào bới than, những năm gần đây, xã đã tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị sản xuất than trên địa bàn cũng như các địa phương giáp ranh làm tốt công tác quản lý tài nguyên, ranh giới mỏ. Đặc biệt, xã đã phát huy tốt vai trò, uy tín của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ chủ động vận động người dân, con, cháu trong dòng họ ký cam kết không tham gia khai thác than trên địa bàn. Nhờ vậy, thời gian gần đây, trên địa bàn xã không có tình trạng đào than, chặt phá rừng tự nhiên làm gỗ chống, gỗ chèn.

Hay như tại TP.Cẩm Phả là địa bàn trọng điểm khai thác than của tỉnh Quảng Ninh một thời lò “than thổ phỉ” mọc lên như “nấm sau mưa” tại vườn rừng khu vực đồng bào DTTS hiện cũng không còn những “điểm nóng” khai thác, vận chuyển, chế biến than trái phép. Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Cẩm Phả, Ngô Thành Tâm thì có được kết quả đó chính là nhờ địa phương đã tạo được sinh kế ổn định cho người dân từ phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp. Đặc biệt là đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị đào tạo, hướng nghiệp ngành nghề phù hợp để người lao động trong độ tuổi có thu nhập ổn định hơn…

Quyết tâm lập lại trật tự quản lý tài nguyên than

Với quyết tâm lập lại trật tự trong quản lý tài nguyên than, xóa bỏ vấn nạn “than tặc”, ngay từ năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 12-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trên địa bàn tỉnh. Sau gần 7 năm Nghị quyết đi vào cuộc sống, đã có những đổi thay rõ rệt trong công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản tại các địa phương, nhất là vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh sống.

Hệ thống điện, đường được đầu tư xây dựng làm thay đổi diện mạo nông thôn tại xã Tân Dân.

Phó Chủ tịch UBND TP.Hạ Long, Nguyễn Hữu Nhã cho biết, nhiều năm về trước, tại một số xã, phường trên địa bàn có nhiều khoáng sản than, nhất là các xã vùng cao nơi có đông đồng bào DTTS thường xảy ra tình trạng đào than trái phép. Những năm gần đây, các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp các ngành chức năng tuần tra, xử lý dứt điểm tình trạng này. Trong đó, phải nhắc tới những đóng góp rất lớn của những già làng, trưởng thôn uy tín trong việc tuyên truyền, nhắc nhở bà con tham gia giữ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than cũng như quản lý tài nguyên, khoáng sản hiện nay tại Quảng Ninh còn không ít khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ “bùng phát” hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than trái phép nếu không có biện pháp thực sự có hiệu quả. Bởi lẽ, diện tích đất có than phân bố trong cả khu vực dân cư, nhất là ở các xã có đông bà con DTTS sinh sống khá rộng, vì lợi nhuận cao, một số người dân sẵn sàng làm trái pháp luật, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ than khai thác than trái phép, gây mất trật tự quản lý ranh giới tài nguyên than.

Cần có giải pháp bền vững, lâu dài

Vì vậy, về lâu dài, tỉnh Quảng Ninh cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân, nhất là bà con DTTS tại các vùng có tài nguyên than tại các địa phương Đông Triều, Hạ Long, Cẩm Phả...

Cụ thể, cần tạo cơ chế phối hợp, hợp tác, huy động toàn xã hội tham gia bảo vệ tài nguyên than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Để huy động được toàn xã hội tham gia bảo vệ tài nguyên than nói riêng cũng như các khoáng sản nói chung, tỉnh cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách chia sẻ lợi ích trong khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản, phân phối công bằng lợi nhuận giữa nhà nước, các đơn vị kinh tế và người dân, nhất là bà con DTTS.

Vùng “than tặc” xưa nay đã xanh lại những cánh rừng, vườn cây ăn quả xanh mướt.

Cùng với đó, các doanh nghiệp phải thường xuyên sử dụng một phần lợi nhuận từ hoạt động khai thác, kinh doanh than để chăm lo đời sống của đồng bào DTTS. Đồng thời, dành một phần chi phí thuế tài nguyên, lợi nhuận của các dự án khai thác, sản xuất, kinh doanh từ tài nguyên tại các huyện, xã miền núi đầu tư trở lại cho đồng bào DTTS, để đồng bào ổn định cuộc sống, hạn chế chặt phá rừng, khai thác than trái phép.

Tuy nhiên, để thay đổi thói quen, tập tục là cả vấn đề lớn, đòi hỏi công tác tuyên truyền, vận động phải kiên trì, và chắc chắn. Vì vậy, đòi hỏi chính quyền các cấp cùng với các tổ chức chính trị xã hội, người có uy tín trong đồng bào DTTS cùng chung tay, góp sức, tuyên truyền, giáo dục đồng bào nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Trượt lở đất đá: Hiểu để ứng phó kịp thời
(TN&MT) - Những năm gần đây, trượt lở đất đá là một trong số các dạng tai biến địa chất xảy ra với tần suất khá cao, mức độ trầm trọng và trên diện ngày càng rộng, gây nên nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất cho cộng đồng. Chính vì vậy, người dân cũng như các cấp chính quyền cần có hiểu biết đầy đủ về hiện trạng, nguyên nhân, cũng như cơ chế và quá trình hình thành các loại trượt lở đất đá cùng với các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh.
Đừng bỏ lỡ
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Trạm Tấu (Yên Bái): Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO