Giấc mơ “ tỷ đô” trên đỉnh Ngọc Linh

Lan Anh | 31/08/2022, 20:57

(TN&MT) - Đã qua rồi cái thời nghèo khó, nỗi lo chạy cơm từng bữa… nhiều người ở huyện miền núi Nam Trà My nơi đỉnh trời Ngọc Linh nay đã “đổi đời” nhờ sâm - loài biệt dược “quý hơn vàng” từ mẹ thiên nhiên… Giờ đây, khi “giấc mơ tỷ phú” đã thành hiện thực, không ít người còn tham vọng đưa sâm Ngọc Linh trở thành một ngành công nghiệp mang thương hiệu quốc gia.

Về miền “Quốc bảo”

Nằm ở độ cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, huyện miền núi Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam trải dài trên dãy Ngọc Linh quanh năm mây phủ trắng lưng trời. Nhiều năm trở về trước, Nam Trà My chỉ được nhắc nhớ là một trong những huyện nghèo nhất nước. Nhưng đó là câu chuyện của những năm tháng xưa cũ, nhắc đến Nam Trà My bây giờ, người ta chỉ nghĩ đến nơi có sâm Ngọc Linh - loài biệt dược được ví von là “quốc bảo”. Đồng bào Xơ Đăng trồng sâm lâu năm ở đỉnh Ngọc Linh cũng không ngờ có một ngày, mình lại có thể giàu nhờ giống cây do mẹ rừng ban tặng, được bao thế hệ gìn giữ.

sam2-min.jpg

Sâm Ngọc Linh - loài biệt dược giúp đồng bào Xơ Đăng đổi đời.

Ông Nguyễn Cao Bằng, trú tại thôn Tăk Lang, xã Trà Linh kể: Ngày trước, khi mà chưa ai biết đến giá trị của sâm, mỗi ký lá chỉ có giá khoảng 30.000 đồng, thậm chí có lúc không bán được, sâm bị úng, bà con bản địa còn đem cho heo ăn. Vậy mà ngoảnh lại, sâm Ngọc Linh tăng chóng mặt, đống lá ngày nào chỉ biết nấu nước uống nay đã hơn 10 triệu đồng mỗi ký lá tươi. “Sâm củ thì đúng là một tấc lên trời, có thời điểm lên đến 15 - 200 triệu/kg. Vậy là tiền thi nhau đổ về, người dân ở đây đổi đời từ đó. Xe mô tô thì nhà nào cũng có, có gia đình còn xây được căn nhà giá cả tỷ đồng, sắm sửa máy vi tính, dụng cụ cho con đi học”. - ông Bằng phấn khởi cho biết.

Hiện tại, sâm từ 5 tuổi trở lên, mỗi kg khoảng 10 đến 15 củ, có giá 90 triệu đồng. Những củ sâm 10 đến 20 năm tuổi, giá cao gấp rưỡi, gấp đôi, còn 30 năm tuổi thì quả thực khó có thể định giá. Với những củ nhặt xô, cũng phải cả hơn trăm triệu/kg, còn những củ có hình thù đẹp, quái dị, ngoài giá trị dược liệu, còn có giá trị thẩm mỹ, thì vô giá. Tại phiên chợ sâm hồi đầu năm nay, một cây sâm Ngọc Linh khoảng 20 năm tuổi, ra 8 nhánh và nặng 0,9 kg, được người dân bán với giá 870 triệu đồng.

Nhận thấy giá trị cao từ cây sâm, giờ đây, khắp các thôn, bản quanh đỉnh núi Ngọc Linh, người dân đều ý thức bảo vệ loài sâm quý này. Đặc điểm cây sâm Ngọc Linh là sống dưới tán rừng, nơi có độ che phủ trên 80% và nhiệt độ dao động ở mức 20oC trở xuống. Vì lẽ đó mà muốn trồng sâm thì phải giữ rừng, phục hồi rừng. Ở đây người dân đều lập chốt giữ rừng để bảo vệ sâm. Rừng già trên dãy Ngọc Linh không những được bảo tồn nguyên vẹn, mà được người dân trông nom chu đáo. Cứ như thế, dưới tán rừng Ngọc Linh quanh năm sương trắng, cây sâm được nhân rộng từng ngày.

sam-ngoc-linh-kon-tum-k5-vuon-minh-dot-pha-gia-tri-dinh-cao-5.jpg

Vườn Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 (Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum).

Ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, hiện nay, tại huyện Nam Trà My, diện tích quy hoạch trồng sâm Ngọc Linh trên 15.000ha; đã thực hiện bảo tồn được 100ha, tương đương với 2 triệu cây sâm Ngọc Linh và phát triển vùng nguyên liệu sâm trên 1.500ha với hơn 1.250 hộ tham gia; giá cả cây sâm Ngọc Linh không ngừng tăng lên; các nhà khoa học, các doanh nghiệp đã tập trung vào việc đầu tư nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng sâm, sản xuất sản phẩm từ sâm. Đồng bào trồng sâm trên địa bàn huyện đã ý thức được việc trồng sâm đi đôi với bảo vệ và phát triển rừng, vì cây sâm chỉ sống dưới tán rừng nguyên sinh.

Giấc mơ ngành công nghiệp “tỷ đô”

Những năm gần đây, nhất là từ khi Thủ tướng Chính phủ thông qua Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm núi Ngọc Linh, công tác bảo tồn và phát triển loài sâm quý này càng được chú trọng. Nam Trà My đang phấn đấu đến năm 2025 trồng thêm 2.000ha sâm, những năm tiếp theo sẽ trồng hết diện tích quy hoạch, đưa cây sâm Ngọc Linh không chỉ là cây “xóa nghèo” mà còn trở thành hàng hóa mũi nhọn trong nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam.

Điều thuận lợi là thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển cây dược liệu. Cùng với chính sách của tỉnh, huyện Nam Trà My cũng ban hành các cơ chế phù hợp, khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp cùng chung tay bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm.

Tại Hội thảo "Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Quảng Nam cần phát triển thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh, xây dựng ngành công nghiệp “tỷ đô” ngang tầm với các nước trên thế giới.

“Ngoài những giá trị về sức khỏe, sâm Ngọc Linh còn ẩn giấu tiềm năng kinh tế to lớn, đồng thời là cơ hội để khẳng định niềm tự hào dân tộc như Hàn Quốc đã tự hào về nhân sâm của họ. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để phát triển một ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh thực thụ của Việt Nam với 1 tỷ đô la giá trị sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới” - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Sâm Ngọc Linh không chỉ là “quốc bảo” mà còn phải là “quốc kế dân sinh”. Vấn đề bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh, ưu tiên chất lượng cần được quan tâm hơn, cần học hỏi cách làm của Hàn Quốc, đại chúng hóa sản phẩm, đưa phân khúc từ thấp tới cao, hướng ra toàn cầu. Ngoài ra, cần bảo vệ nguồn gen thuần chủng không lai tạp, nhầm lẫn với các loại sâm khác, làm tốt chỉ dẫn địa lý; làm rõ vấn đề: sâm Ngọc Linh ở núi Ngọc Linh di thực sang các vùng khác có được không? điều kiện nào làm được sâm Ngọc Linh? Bởi bảo hộ hiệu quả giá trị thương hiệu và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh là bảo hộ thương hiệu quốc gia, không đơn thuần là nhãn hiệu thuần túy của một doanh nghiệp.

Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh, đối với sâm thì yếu tố đất và rừng là không thể thay thế. Vì vậy, người dân, doanh nghiệp và chính quyền cần hợp đồng chặt chẽ để giữ rừng. Người dân địa phương phải được hưởng lợi, chứ không phải sâm Ngọc Linh chỉ rơi vào túi các nhà doanh nghiệp mà cũng phải quan tâm đến đời sống người dân.

Từ sâm, diện mạo đời sống của đồng bào Xơ Đăng nơi đỉnh Ngọc Linh đã rẽ sang một trang mới. Không ít người đổi đời, phất lên thành tỷ phú. Mai đây, chắc chắn đỉnh trời Ngọc Linh sẽ có thêm nhiều tỷ phú khi huyện miền núi này đang đặt những bước chân vững chắc trước ngưỡng cửa của một “thủ phủ” sâm cùng mục tiêu đưa “quốc bảo” của quốc gia dân tộc ngang tầm quốc tế. Giấc mơ ngành công nghiệp “tỷ đô”, giờ đang bắt đầu hiển hiện…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Ninh: Đồn Biên phòng đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu
    (TN&MT) - Đồn biên phòng Đảo Trần, BĐBP tỉnh Quảng Ninh vừa cứu nạn thành công 3 ngư dân bị đắm tàu trên vùng biển huyện đảo Cô Tô.
  • Hàm Thuận Nam (Bình Thuận): Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân địa phương, công tác giảm nghèo của huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, từ đó đã góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
  • Sơn La: Sạt lở đất bất ngờ làm 3 người mất tích
    (TN&MT) - Mưa lũ kéo dài trong 2 ngày 27-28/9 trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản nhân dân.
  • Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam hỗ trợ cộng đồng bền vững
    (TN&MT) - Cuộc thi vẽ tranh trên chất liệu canvas với chủ đề “Em yêu thiên nhiên Đất ngập nước Láng Sen” là một hoạt động trong khuôn khổ dự án “Trồng rừng đặc dụng trong Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen”, do Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam và Tập đoàn PAN tài trợ trong hai năm (2022 - 2024) thông qua phối hợp với Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Khu Bảo tồn đất ngập nước (ĐNN) Láng Sen tổ chức cho 03 trường học xung quanh vùng đệm Khu Bảo tồn ĐNN Láng Sen (huyện Tân Hưng, tỉnh L
  • PC Đắk Nông triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng
    (TN&MT) - Từ tháng 10/2023, Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) sẽ triển khai thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ điện về cuối tháng cho hơn 88.699 khách hàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh và dự kiến sẽ hoàn thành cho 100% khách hàng trong năm 2024.
  • Hội Khuyến học Việt Nam ra mắt chương trình “Khuyến học – Hành trình tri thức”
    (TN&MT) - Ngày 28/9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Khuyến học Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp với Công ty CP VICGROUP tổ chức buổi họp báo ra mắt chương trình truyền hình “Khuyến học – Hành trình tri thức”, góp phần đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn cả nước.
  • Cùng sạch

    Cùng sạch

    16:07 28/09/2023
    (TN&MT) - Làm cho thế giới sạch hơn - thông điệp này vẫn thường xuyên được lan tỏa và chuyển biến thành hành động, mục tiêu này vẫn được con người kiên định hướng tới. Nhưng ô nhiễm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì vẫn tiếp tục gia tăng.
  • TNG Holdings Vietnam tiếp sức giấc mơ đến trường cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn
    (TN&MT) - Tiếp sức cho những giấc mơ thay đổi cuộc đời của các sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, TNG Holdings Vietnam vừa trao tặng 15 suất học bổng TNG Share, mỗi suất 10 triệu đồng cho các tân sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân. Học bổng được trao ngay tại Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.
  • Nghệ An: Mưa lũ gây ra nhiều thiệt hại lớn ở các địa phương
    Theo báo cáo nhanh sơ bộ của các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An, mưa lũ trong các ngày từ 25 đến 27/9 tuy chưa có ghi nhận thiệt thiệt hại về người nhưng đã gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhiều huyện. Đăc biệt là các huyện vùng cao như Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong…
  • Cần Thơ: Tích cực bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể TP. Cần Thơ đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt, bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, giảm thiểu sử dụng các sản phẩm nhựa, tăng cường tái chế phụ phẩm sau thu hoạch để bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần xây dựng thành phố ngày càng xanh- sạch - đẹp, bền vững.
  • Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin
    (TN&MT) - Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong bộ tiêu chí nghèo đa chiều. Nhiều địa phương đã nỗ lực thực hiện các giải pháp thông tin, tuyền truyền để chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống kịp thời, đầy đủ; giúp người nghèo nắm được các thông tin, chính sách và học hỏi các những mô hình hay, cách làm tốt. Từ đó, thay đổi nhận thức vàquyết tâm vươn lên thoát nghèo.
  • Câu chuyện hiến đất bên dòng Nậm Xái
    Dòng Nậm Xái thường ngày êm đềm, trong xanh là vậy. Thế nhưng, mỗi khi mùa mưa lũ đến lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh, học sinh ở bản Nậm Xái khi con em mình phải liều mình băng qua dòng lũ dữ để đến trường, thậm chí phải nghỉ học. Với suy nghĩ “vì tương lai con em chúng ta”, ông Lô Văn Quyền, ở bản Nậm Xái đã không hề tiếc công, tiếc của, hiến cả đồi keo xây dựng trường học.
  • Nghiên cứu phát triển nông nghiệp hữu cơ
    Từ tâm huyết muốn đưa các sản phẩm nông nghiệp của quê hương được sản xuất hữu cơ đảm bảo chất lượng tới người tiêu dùng. Những người nông dân xứ Thanh mạnh dạn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm sản xuất đưa ra những sản phẩm chất lượng từ đó góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống từ chính nghề nông.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO