“Giấc mơ có thật” của người dân thượng thành Huế

Văn Dinh | 12/04/2021, 17:28

(TN&MT) - Cuộc di dân mang tính lịch sử ở Kinh thành Huế đã giúp hàng trăm hộ dân nghèo ở 4 phường nội thành có cuộc sống ổn định, khang trang tại nơi ở mới.

Cuộc sống “sang trang”

Khu tái định cư Bắc Hương Sơ (phường Hương Sơ, TP. Huế) từ trước Tết cho đến nay trở nên rộn ràng, khi nhiều hộ dân nghèo thuộc Dự án di dân, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế đến sinh sống.

Trong cái nắng đầu hè chói chang, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – một người sống tại khu tái định cư mới cho hay, khi còn sống ở thượng thành, vào thời điểm nắng nóng như ri thì cả nhà tôi phải tản đi nơi khác chứ ở đó không chịu được. Giờ mỗi lần nghĩ về nơi ở cũ, tôi vẫn còn giật mình. Nay ở tại nơi mới khang trang hơn, cuộc sống tốt lên hẳn, có thể nói là đổi đời...

Khu tái định cư mới khang trang, hiện đại

Hộ gia đình ông Lê Mau là một trong những gia đình tiên phong bàn giao mặt bằng, lúc trước ở kiệt 64 đường Xuân 68, phường Thuận Lộc. Cuối năm 2019, sau khi nhận thông báo bàn giao mặt bằng của UBND TP. Huế, ông có lô đất nằm đầu tuyến đường dẫn vào khu dân cư Bắc Hương Sơ.

“Dài đằng đẵng 35 năm sinh sống nhờ ở khu đất của di tích, chưa lúc nào vợ chồng tôi vơi đi nỗi lo và luôn mơ về một khu đất do mình đứng tên, một ngôi nhà kiên cố. Đến nay, ước muốn đó đã hoàn thành với việc gia đình tôi ra khu dân cư Bắc Hương Sơ sinh sống, có thể nói đây là giấc mơ có thật”, ông Mau bộc bạch.

Với những người lớn tuổi, họ còn rạng rỡ hơn nhiều bởi giấc mơ “an cư lạc nghiệp” hàng thế hệ trong gia đình đã thành sự thật.

Đời sống người dân ở nơi ở mới khấm khá

Tết Tân Sửu 2021 vừa qua, ông Hồ Văn Cư (83 tuổi), cùng các thành viên trong gia đình lần đầu tiên đón Tết ở nơi mới. Với họ, đó là một cái Tết đúng nghĩa. Nhiều hàng xóm của ông Cư đùa rằng, ông như trẻ lại vài tuổi sau khi rời thượng thành và có được ngôi nhà mới đón Tết ấm cúng. Đó là ngôi nhà mơ ước mà chính quyền tỉnh và TP. Huế đứng ra vận động từ nhiều nguồn để xây dựng theo hình thức “chìa khóa trao tay” dành tặng vợ chồng ông Cư cùng 24 hộ nghèo Thượng Thành khác sau khi dời về khu dân cư Hương Sơ. Trị giá xây dựng nhà “người nghèo” khoảng 220 triệu đồng mỗi căn.

“Từ khu nhà cũ chật chội, ẩm thấp và lúc nào cũng đứng ngồi không yên mỗi lần nghe đến chuyện di dời. Giờ đây, có nằm mơ tôi cũng không nghĩ mình được sinh sống trong căn nhà khang trang nơi khu phố mới hiện đại, hạ tầng khang trang và vui hơn khi 4 người con đều quây quần xung quanh. Giờ chẳng cầu mong chi ngoài sức khoẻ để an dưỡng tuổi già” - ông Cư vui mừng chia sẻ.

Sau hơn 2 năm nỗ lực của TP. Huế, của tỉnh và sự đồng lòng của người dân, giờ đây khu phố mới ở phía Bắc Hương Sơ đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng dân sinh. Một ngôi trường mầm non hiện đại – trường mầm non Hương Sơ đang dần hoàn thiện với “tầm vóc” theo trường hiện đại trên địa bàn toàn tỉnh. Hạ tầng điện, nước, viễn thông đều được ngầm hoá, cây xanh trồng theo quy hoạch và các tuyến đường liên thông tạo nên một khu phố hiện đại, sầm uất...

Lãnh đạo tỉnh chia vui cùng người dân nghèo

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ dự án

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh, dự án giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế đã được thành phố nỗ lực triển khai, tạo sự đồng thuận cao và đảm bảo cuộc sống cho nhân dân. Đến nay, đã phê duyệt các khu vực thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành hào và Tuyến phòng lộ. Có 3.187 hộ bị ảnh hưởng, đã phê duyệt 1.478 lô đất tái định cư. Tỷ lệ bàn giao mặt bằng là 25,2% (448/1.775 hộ bàn giao mặt bằng)… Quá trình thực hiện dự án đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch, rõ ràng; đảm bảo chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) đúng người, đúng đối tượng, đúng theo khung chính sách đã được Chính phủ phê duyệt và theo các quy định, khung chính sách hiện hành. Đảm bảo tối đa quyền lợi chính đáng của người dân trong diện di dời và không để lợi dụng chính sách để trục lợi.

Hiện, UBND TP. Huế đã hoàn thành công tác kiểm kê và thu thập hồ sơ liên quan ở Khu di tích Trấn Bình Đài (Mang Cá con) với diện tích 9,85 ha; tổng số 160 hộ; hoàn thành công tác kiểm kê ở khu vực hồ Tịnh Tâm với diện tích 18.059m2 và 266 hộ.

Về các dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ bố trí tái định cư, tổng các dự án UBND tỉnh giao Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực TP. Huế làm chủ đầu tư gồm 8 dự án khu vực dân cư mới với tổng mức đầu tư là 835 tỷ đồng, quy mô khoảng 2.783 lô đất (trong đó, 2.158 lô đã hoàn thành), đạt tỷ lệ trên 77,5%.

Đến nay, khu vực 1, 2 đã hoàn thành bàn giao sớm đưa vào sử dụng; khu vực 3, 4 đạt trên 90% khối lượng hợp đồng; dự kiến đến 30/5/2021 sẽ hoàn thành công trình khu vực 6, 7 và 30/6/2021 hoàn thành công trình khu vực 5, 8...

Kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng dự án

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, Dự án di dời, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế với sự hỗ trợ của Trung ương, sự quyết liệt của tỉnh và TP. Huế trong công tác triển khai thực hiện dự án đã tạo lòng tin và sự đồng thuận rất cao trong dân, cũng như trong dư luận. Sau 2 năm triển khai, cuộc sống của người dân đang dần ổn định, nhiều thế hệ “nương nhờ” di tích đã an cư, lập nghiệp. Hiện, hàng trăm hộ gia đình ở khu vực Eo Bầu đang đôn đốc các thủ tục và di dời, mục tiêu đến cuối tháng 9/2021 là thời điểm cuối cùng sẽ di dời hết 3.516 hộ giai đoạn 1; sau đó sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với 1.549 hộ.

“Tỉnh, TP. Huế đã làm tất cả để có khung chính sách thông thoáng, tối ưu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bà con trong dự án. Các dự án đang tiếp tục được triển khai với nỗ lực cao, đúng kế hoạch. Mục tiêu xuyên suốt là tạo điều kiện cho bà con có nơi ăn, chốn ở ổn định, tốt hơn nơi ở cũ, đảm bảo các điều kiện để phát triển cuộc sống về lâu dài, đồng thời thúc đẩy các lĩnh vực ở địa phương”, ông Hoàng Hải Minh khẳng định.

Bài liên quan
  • “Đại dự án” di dân Kinh thành Huế: Bàn giao nhà mới cho 25 hộ nghèo
    (TN&MT) - Sau thời gian tích cực thi công, những người dân nghèo Thượng Thành đã chính thức có những ngôi nhà mới tại khu tái định cư phường Hương Sơ, TP. Huế. Niềm vui và phấn khởi hiện hữu trên từng khuôn mặt của người dân. Một cuộc sống mới với niềm tin và hy vọng mới đã được bắt đầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ Xây dựng bổ nhiệm nhà báo Lý Ngọc Thanh giữ chức Phó Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng
    (TN&MT) - Chiều 29/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh đã chủ trì Lễ công bố và trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng cho nhà báo Lý Ngọc Thanh.
  • Cảnh báo thủ đoạn giả mạo website bán vé concert Westlife chiếm đoạt tài sản
    (TN&MT) - Trước phản ánh về website giả mạo nền tảng Ticketbox lừa đảo bán vé concert, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn trang web giả mạo.
  • Tuổi trẻ Phù Yên vì môi trường xanh
    (TN&MT) - Những năm qua, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, tuổi trẻ huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào thiết thực, hiệu quả, hướng tới nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống xanh cho đội ngũ đoàn viên, thanh niên và cộng đồng dân cư.
  • Diễn đàn Tổng biên tập "Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”
    (TN&MT) - Ngày 29/9, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Báo Nhà báo và Công luận tổ chức Diễn đàn Tổng Biên tập với chủ đề “Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”.
  • Báo chí thực hiện xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội
    Thực hiện Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam” năm thứ 4: 2023, trong hai ngày 29 và 30 tháng 09 năm 2023, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin Truyền thông với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức khóa tập huấn “Xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội” tại Bắc Giang cho các nhà báo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí khu vực miền Bắc.
  • Nâng cao chất lương du lịch cộng đồng để giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Làm du lịch cộng đồng cần đưa dịch vụ của khách sạn 5 sao vào nhà dân “không có sao”. Khi thu nhập từ du lịch tăng lên, người dân hiểu rằng khách đến với họ vì cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa thì họ sẽ chủ động giữ gìn và bảo vệ.
  • Thái Nguyên: Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên đã có bước chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Kết quả này có được là nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh để từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
  • Đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế, thêm quyền lợi cho người bệnh
    Bộ Y tế cho biết, thuốc là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng chi lớn nhất trong tổng chi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chi phí để điều trị bệnh hiếm, trong đó tiền mua thuốc hiếm rất tốn kém. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với một số nhóm thuốc đặc thù.
  • Ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo giai đoạn 2021 -2025
    Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn.
  • Đà Nẵng: Có lợi thế rất lớn để phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Ngày 29/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – SURF 2023 với chủ đề “Khát vọng sông Hàn - Khơi nguồn sáng tạo” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo"
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Gắn xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong năm 2023, với mục tiêu tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hà Nam khởi sắc nhờ nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Hà Nam đã có sự thay đổi toàn diện, cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO