Gia Lai: Bà con đồng bào dân tộc thiểu số nô nức đi bầu cử

Quế Mai | 23/05/2021, 15:39

(TN&MT) - Ngày 23/5, hòa chung bầu không khí rộn ràng của cả nước, đông đảo bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai đã nô nức tham gia ngày hội lớn của dân tộc.

Cử tri nhận phiếu bầu cử

Nô nức đi bầu cử

Từ sáng sớm, hàng trăm cử tri tại làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP Pleiku, Gia Lai) đã có mặt tại điểm bầu cử làng Ia Nueng. Chị Niên (20 tuổi, trú làng Ia Nueng) cho biết: Từ nhiều tháng nay, các cán bộ xã Biển Hồ và ban thôn làng Ia Nueng đã thường xuyên về làng tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Cho nên, cả tôi và bà con trong làng đã biết và rất mong chờ đến ngày được đi bầu cử.

“Hôm nay, nhà tôi có năm người đến tổ bầu cử số 6 để tham gia bầu cử. Tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi khi được tự mình lựa chọn những người có tài, có đức để phục vụ nhân dân. Tôi hi vọng những đại biểu được chọn sẽ giúp người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số chúng tôi có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, chị Niên chia sẻ.

Theo Ông Huỳnh Văn Cường – Trưởng ban tổ bầu cử số 6, làng Ia Nueng, từ 7 giờ sáng nay, bà con làng Ia Nueng đã đến rất đông, trật tự và chấp hành nghiêm túc nội quy về công tác bầu cử và phòng chống dịch. Tổ bầu cử số 6 có 19 cán bộ đã hướng dẫn tận tình để bà con tự chọn lựa đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đúng tinh thần dân chủ, công khai và minh bạch.

Hướng dẫn cử tri chọn ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

“Tổ bầu cử số 6 có 792 cử tri sẽ tham gia bầu cử. Với tinh thần bà con đi bỏ phiếu bầu cử nô nức, vui vẻ và phấn khởi như thế này, tôi tin chắc là khoảng 15 giờ chiều nay, tổ bầu cử số 6 sẽ hoàn thành công tác bầu cử”, ông Cường cho biết.

Tương tự tại tổ bầu cử số 5, làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP Pleiku), không khí nhộn nhịp, náo nức thể hiện rõ trên nét mặt của từng của tri đến tham gia bầu cử. Ông Ksor Eli phấn khởi cho biết: “Qua loa tuyền thanh và các phương tiện thông tin đại chúng, mình rất mong đợi đến ngày được đi bầu cử. Mình vừa tự tay bỏ phiếu để chọn ra những cán bộ có tài, có đức. Mình tin tưởng những đại biểu được chọn sẽ có những chính sách giúp đời sống người dân tộc thiểu số được nâng cao hơn”.

Làng Tiêng 2 có 544 cử tri sẽ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Ksor Nam – Tổ phó tổ bầu cử số 5, làng Tiêng 2 khẳng định: Bà con đã nghe, biết và hiểu trách nhiệm của mình trong việc bầu cử để xây dựng hệ thống chính trị. Do đó, bà con rất phấn khởi, háo hức để được bỏ phiếu, tham gia bầu cử.

Cử tri làng Ia Nueng bỏ phiếu bầu cử sáng 23/5/2021

Đảm bảo an toàn, dân chủ

Trong ngày bầu cử chung của cả nước, hơn 990.000 cử tri của tỉnh Gia Lai đã đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại 1.437 khu vực bỏ phiếu. Trong cuộc bầu cử này, cử tri tỉnh Gia Lai sẽ bỏ phiếu để bầu ra 8 đại biểu Quốc hội trong số 14 người ứng cử và 5.651 đại biểu HĐND các cấp trong số 9.525 người ứng cử.

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai, đến sáng 23/5, tỉnh Gia Lai ghi nhận 20 trường hợp F1, qua xét nghiệm đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Tổng số trường hợp cách ly tại nhà đến thời điểm bầu cử là 1.555 người (232 F2 và 1.323 người về từ vùng dịch), trong đó có 1.114 người đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu bầu cử.

Cử tri thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và sát khuẩn tay trước khi vào bỏ phiếu

Toàn tỉnh có 124 người đang thực hiện cách ly y tế tập trung. Công tác tổ chức bầu cử cho những cử tri đang cách ly y tế tại các cơ sở cách ly tập trung được thực hiện rất tốt và đúng quy định. Tỉnh Gia Lai đã đặt thùng phiếu lưu động tại 464 điểm bầu cử.

Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trước khi tham gia bầu cử

Quá trình tổ chức bầu cử, ngoài việc thực hiện đúng quy định bầu cử, đảm bảo an ninh trật tự thì các điểm bầu cử nhìn chung đều nâng cao công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cử tri đi bỏ phiếu đều đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt và giữ khoảng cách an toàn khi tham gia bầu cử.

Trên tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch, các cử tri trên toàn tỉnh đều háo hức, hòa chung không khí rộn ràng trong ngày hội lớn của cả nước. Nhiều điểm bỏ phiếu bầu cử đã bắt đầu từ rất sớm và nhanh chóng hoàn thành công tác bầu cử. Ngày hội bầu cử tại Gia Lai vẫn đang tiếp tục để nhận những lá phiếu của cử tri trên toàn tỉnh, lựa chọn người xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO