Đường mới, dân vui

Thanh Ngà | 11/01/2023, 11:02

Chúng tôi trở lại xã Đông Hồ của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vào những ngày cuối tháng chạp của năm Nhâm Dần và chào đón Tết Quý Mão (2023). Tết năm nay người dân rất vui mừng phấn khởi, bởi không lâu nữa người dân nơi đây sẽ có con đường mới khang trang, sạch đẹp, thuận lợi cho việc đi lại, giao thương phát triển kinh tế.

Phát huy vai trò của người đứng đầu

Trong giai đoạn 2022 - 2024, huyện Yên Bình được tỉnh đầu tư thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 170 Vĩnh Kiên (Yên Bình) – Yên Thế (Lục Yên). Dự án được chia làm 2 giai đoạn với tổng chiều dài 40km đi qua địa phận của 7 xã Đông Hồ của huyện Yên Bình: Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia và Cảm Nhân có tổng mức đầu tư 242.000 triệu đồng.

anh.jpg
Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng lãnh đạo UBND huyện trực tiếp hỗ trợ người dân giải phóng mặt bằng cho dự án Vĩnh Kiên - Yên Thế

Công trình được thiết kế theo quy mô đường cấp V miền núi rộng 6,5m, kết cấu áo đường mềm, mặt thảm bê tông nhựa, cùng hệ thống cống, rãnh hoàn chỉnh. Đoạn đi qua trung tâm các xã được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, bề rộng 7,5m, bề rộng vỉa hè mỗi bên rộng 3m, trong đó giai đoạn 1 thực hiện trên 30,2 km.

Qua rà soát, thống kê, dự án ảnh hưởng tới 570 hộ. Trong đó, ảnh hưởng vật kiến trúc 547 hộ, đất ở nông thôn là 143 hộ, đất nông nghiệp 109 hộ của 7 xã. Với tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực tích cực của các cấp, ngành liên quan, chỉ trong 2 tuần ra quân đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Đặc biệt hơn người dân đã chủ động hiến đất không yêu cầu bồi thường, hỗ trợ để dự án được nhanh chóng triển khai thực hiện.

z4028426075689_ae58b3a844e20875e8498b3c0e23d1e9.jpg
Chỉ trong 2 tuần ra quân huyện đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho đơn vị thi công

Dẫn chúng tôi đi dọc tuyến đường đang thi công, ông Nguyễn Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên chia sẻ: “Tuyến đường Vĩnh Kiên - Yên Thế đoạn qua xã Vĩnh Kiên có chiều dài hơn 4,2 km. Để có mặt bằng cho đơn vị thi công, Đảng bộ, chính quyền xã Vĩnh Kiên đã tích cực trong tuyên truyền, vận động người dân hiến đất làm đường, đã có rất nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất của gia đình, trong đó có rất nhiều diện tích đất mặt đường có giá trị, tuy nhiên mọi người vẫn rất ủng hộ”.

Để công tác giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh chóng bàn giao cho đơn vị thi công, UBND xã đã thành lập Ban chỉ đạo của xã thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, chỉ đạo thành lập Ban vận động của xã và các tổ vận động của 6 thôn có tuyến đường đi qua để vận động người dân. Trong quá trình vận động tuyên truyền, vận động đảng viên gương mẫu thực hiện trước.

Cùng với đó, xã cũng quan tâm hỗ trợ người dân trong quá trình di dịch cây cối, vật kiến trúc cần nhiều công sức để di dời, gỡ bỏ. Qua đó, dự án đã được người dân đồng tình ủng hộ, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành chỉ trong 15 ngày, ông Nguyễn Văn Chiến thông tin.

Sức mạnh khối đại đoàn kết

Chỉ trong 2 tuần ra quân với hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng đã tự nguyện hiến đất, mở rộng diện tích mặt đường mà không đòi hỏi sự đền bù, có được kết quả đó phải kể đến vai trò quan trọng của người đứng đầu trong việc tạo khối đại đoàn kết toàn dân.

z4028094235238_609e5b2910c5dc9b6dfabed04d5c28b9.jpg
Người dân rất vui mừng, phấn khởi khi được mở con đường mới

Chia sẻ với PV Báo TN&MT, Bí thư huyện uỷ An Hoàng Linh cho rằng: “Vai trò của người đứng đầu rất quan trọng, cần nắm bắt được những khó khăn, thuận lợi của địa phương và phải trực tiếp đi cơ sở cùng địa phương huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), phát huy cao nhất sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Đặc biệt, phải chú trọng công tác dân vận, truyên truyền, quán triệt cán bộ từ xã đến thôn phải nêu cao tinh thần đoàn kết, tâm huyết, tận tụy, gương mẫu đảng viên làm trước, quần chúng theo sau nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân, tháo gỡ mọi khó khăn trong công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án”.

Bên cạnh đó, UBND huyện Yên Bình đã chỉ đạo các địa phương có dự án đi qua phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát, đo đạc, cắm mốc hành lang giải phóng mặt bằng theo quy mô thiết kế dự án. Đồng thời, thống kê số liệu cụ thể đến từng hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng về diện tích đất đai, số lượng cây cối hoa màu trên đất; số hộ gia đình phải di dời nhà ở, phá dỡ vật kiến trúc.

Cùng với đó, các địa phương đã phân công đội ngũ công chức, địa chính xã tận tình hướng dẫn nhân dân ký các văn bản, hoàn thiện hồ sơ hiến đất, trả lại đất theo quy định. Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức ra quân GPMB gắn với “Ngày cuối tuần cùng dân". Các xã thành lập tổ hỗ trợ GPMB do lãnh đạo UBND xã làm tổ trưởng để kịp thời chỉ đạo hỗ trợ nhân dân thực hiện tháo dỡ công trình, vật kiến trúc và cây cối hoa màu; chuẩn bị chu đáo về lực lượng, phương tiện để thực hiện GPMB theo phương châm 4 tại chỗ đảm bảo an toàn, hiệu quả.

z4028094235017_79da89335f88e9ae1c5e2bba3aa414bd.jpg
Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ 

Ông Lục Văn Hạnh - Thôn Đồng Chùa, xã Vĩnh Kiên vui vẻ chia sẻ: “Gia đình tôi hiến tất cả khoảng 429 m2 đất. Trong đó, có 295 m2 đất ruộng, 144 m2 đất vườn. Gia đình rất đồng thuận việc hiến đất làm đường. Tôi cho rằng đó là việc rất nên làm vì được Nhà nước quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp con đường to đẹp hơn đã là rất mừng rồi. Con đường thuận tiện không chỉ cho đời mình đi lại, giao thương buôn bán thuận lợi mà còn cả cho nhiều đời con cháu về sau phát triển”.

Sự đồng thuận của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng đã tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công. Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Yên Bái, đến nay, các nhà thầu thi công đang tập trung triển khai các hạng mục qua trung tâm các. Dự kiến từ nay đến tết nguyên đán 2023 sẽ thi công cơ bản hoàn thành các hạng mục rãnh dọc qua trung tâm các xã, dự kiến hoàn thành thảm mặt đường bê tông nhựa đoạn qua trung tâm xã Vĩnh Kiên và xã Vũ Linh.

Bài liên quan
  • Yên Bình: Thay đổi diện mạo nhờ tiêu chí môi trường
    (TN&MT) - Dưới sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và người dân huyện Yên Bình (Yên Bái), thời gian qua địa phương đã từng bước củng cố, hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Từ các chương trình, hoạt động hiệu quả gắn với đặc điểm tự nhiên, thói quen sinh hoạt, sản xuất ở địa phương, Yên Bình nay đã trở thành điểm sáng với nhiều khu dân cư văn minh, sạch đẹp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    (TN&MT) - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cụ thể và khoa học hơn
    Sáng 14/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
  • Lạng Sơn: Tập trung giải phóng mặt bằng hơn 120 dự án
    (TN&MT) - Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục giải phóng mặt bằng (GPMB) hơn 120 dự án. Để bàn giao mặt bằng và đưa các dự án này vào triển khai theo kế hoạch đề ra, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB.
  • Long An: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung phát huy tối đa nguồn lực đất đai, nhất là những tiềm năng, lợi thế riêng đưa địa phương phát triển nhanh, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An xung quanh nội dung này.
  • Đẩy nhanh cấp “sổ đỏ” cho bà con dân tộc: Trao giá trị đất để phát triển kinh tế ở Thới Lai (Cần Thơ)
    Trong thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, UBND huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) cho hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, giúp họ yên tâm sử dụng đất cũng như đầu tư phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO