Thứ Bảy, 24/5/2025 18:27 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

“Đừng để tương lai của chúng ta trở nên khô hạn”

Thứ Năm 20/06/2013 , 00:00 (GMT+7)

9,34 triệu ha đất bị hoang hóa


 

 

Phát biểu tại lễ mít tinh, TS Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 9,34 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó 7,5 triệu ha đất bị thoái hóa nặng.

 Việt Nam có sa mạc cục bộ, đó là các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển (chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc) và 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động.

 Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm (vùng nóng hạn nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận).

Hoang mạc đất nhiễm mặn cũng phân bố dọc theo ven biển nước ta tại các vùng có địa hình thấp. Hiện 500.000ha đất ở đây đang bị nạn xâm nhập mặn đe dọa, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Hoang mạc đất nhiễm phèn tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long tại các khu vực Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau. Trong số 3,9 triệu ha đất toàn vùng, có đến 1,9 triệu ha bị nhiễm phèn. Do tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng đưa mặn vào sông ngòi, đồng ruộng làm cho độ mặn hóa của đất tăng lên, trong khi phèn tầng mặt giảm do quá trình nước ém phèn xuống tầng đất sâu. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mục đích từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất nuôi trồng thủy sản, đã và đang làm thay đổi kết cấu đất, làm tăng độ phèn, dẫn đến suy thoái nguồn tài nguyên đất ngày càng diễn ra đáng báo động.

Theo TS.Nguyễn Bá Ngãi, nguyên nhân gây thoái hóa đất khá đa dạng, song những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm hạn hán, biến đổi khí hậu, tập quán thâm canh và quản lý nước còn hạn chế.


 

 

Giải pháp sống chung với sa mạc hóa

 

Theo đánh giá của Liên Hợp quốc, phần lớn những người nghèo nhất trên thế giới cũng chính là những người bị ảnh hưởng trực tiếp của nạn sa mạc hóa.

Với tác động nhanh và khó lường của biến đổi khí hậu, tiến trình thoái hoá đất và hoang mạc hoá tại Việt Nam diễn ra rất phức tạp và mức độ sẽ khắc nghiệt hơn. Do vậy, để ứng phó kịp thời, Việt Nam cần áp dụng kinh nghiệm quốc tế về chống thoái hóa đất và hoang mạc hóa đã được UNEP tổng kết: Sống chung với hạn hán để cải thiện tình hình; tăng cường công tác quản lý lưu vực sông và bảo vệ tài nguyên nước, áp dụng cơ cấu cây trồng và hệ sinh thái nông nghiệp thích ứng...

Hiện nay, Việt Nam đã xác định 4 địa bàn ưu tiên chống sa mạc hóa: Duyên hải Miền Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên. Thực tế, cộng đồng dân cư của các vùng khô hạn, hoang mạc hoá đã “sống chung” với hoàn cảnh thiếu nước, xâm nhập mặn và xu thế mở rộng hoang mạc hóa từ nhiều năm nay. Điều quan trọng trong giải pháp thích ứng của họ là cộng đồng dân cư phải chọn phương thức sản xuất và các giải pháp kỹ thuật phù hợp, nhằm hạn chế các yếu tố bất lợi, phát huy lợi thế có được của vùng khô hạn để phát triển bền vững. Song song với đó, cộng đồng cần có ý thức rõ ràng hơn để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng, môi trường, hệ sinh thái, “đừng để tương lai của chúng ta trở nên khô hạn”.

 

 

T.Minh

 

Liên Hợp Quốc cho hay, năm 1990, chỉ 110 nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa. Đến nay, tình trạng sa mạc hóa đã tấn công 168 nước, gây thiệt hại kinh tế tới 490 tỷ mỗi năm và làm mất một diện tích đất gấp ba lần diện tích đất nước Thụy Sĩ. 14% dân số thế giới có nguy cơ không đảm bảo an toàn lương thực, vì vậy chống sa mạc hóa là chống đói nghèo.

Xem thêm
TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Học về tái chế qua nghệ thuật mosaic

Trường THCS Ngoại ngữ đã phối hợp cùng Viện Goethe tổ chức một buổi hoạt động giáo dục bổ ích dành cho học sinh khối 7 với chủ đề 'Rác thải và Tái chế'.

TP.HCM: Từ 1/6, hộ gia đình sẽ trả cùng mức giá thu gom, vận chuyển rác

Từ 1/6, hộ gia đình sẽ trả cùng 1 mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác theo khu vực mà không cần phải xác định khối lượng rác.

Trà Vinh: Tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Trà Vinh UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành các quyết định công bố tình huống khẩn cấp sự cố sụp lún, sạt lở tại thị xã Duyên Hải và huyện Trà Cú.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Đà Nẵng: Chờ phương án mới, bãi rác xây dựng Hòa Xuân tạm ‘đóng cửa’

Trong lúc chờ thành phố Đà Nẵng thống nhất phương án xử lý, vận hành thì bãi tập kết rác xây dựng tại khu vực Sân vận động Hòa Xuân tạm dừng tiếp nhận rác.