Đưa vào khai thác tuyến du lịch đường sông Đồng Nai

03/09/2018, 09:46

Sau nhiều năm khảo sát và chuẩn bị, tuyến du lịch sông Đồng Nai vừa chính thức khai trương giai đoạn 1 vào ngày 1-9. Đây là tuyến du lịch được đông đảo du...

 

Sau nhiều năm khảo sát và chuẩn bị, tuyến du lịch sông Đồng Nai vừa chính thức khai trương giai đoạn 1 vào ngày 1-9. Đây là tuyến du lịch được đông đảo du khách mong đợi từ lâu.
 

Theo đơn vị chủ đầu tư - Công ty TNHH thương mại dịch vụ Hoàng Gia Bảo (TP.Biên Hòa), tuyến du lịch đường sông Đồng Nai có chiều dài khoảng 30km với nhiều di tích lịch sử, văn hóa 2 bên bờ sông... như: chùa Ông, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đình Tân Lân, Văn miếu Trấn Biên, làng bưởi Tân Triều, làng gốm Tân Vạn...
 

images2145994 DulichDuongsong 02


* Trải nghiệm mới
 

Tuyến du lịch đường sông Đồng Nai bắt đầu từ cù lao Ba Xê thuộc phường Long Bình Tân (TP.Biên Hòa) đến bến đò xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu). Dọc tuyến có 4 điểm dừng chân để du khách có thể ngắm vẻ đẹp trên sông, 2 bên bờ và thưởng thức các đặc sản, ẩm thực địa phương.
 

Giai đoạn 1 tuyến du lịch thực hiện từ cù lao Ba Xê đến bến tàu, trạm dừng chân ở Bửu Long. Trong đó, điểm nhấn là bến tàu trạm dừng chân tại Công viên Nguyễn Văn Trị gần chợ Biên Hòa (TP.Biên Hòa) rộng gần 2.500m2 gồm: bến tàu, phòng vé, nhà chờ có thể tiếp nhận khoảng 200 khách. Giai đoạn 2 triển khai từ bến tàu, trạm dừng chân ở Bửu Long đến bến đò Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu) dự kiến đưa vào khai thác từ năm 2019.
 

Hiện nay có 7 ca nô du lịch phục vụ tuyến, mỗi chiếc chở tối đa 25 khách, hoạt động tất cả các ngày trong tuần.

Giá vé dao động từ 128-425 ngàn đồng/người tùy vào số lượng khách đăng ký. Lộ trình tuyến đi như sau: Bến tàu tại Công viên Nguyễn Văn Trị - chùa Ông (TP.Biên Hòa) - chùa Phước Long (quận 9, TP.Hồ Chí Minh) - chạy vòng quanh cù lao Ba Xê - làng bè Hiệp Hòa rồi trở về điểm xuất phát.

 

Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Phạm Anh Dũng cho biết việc khai trương tuyến du lịch đường sông sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát huy các lợi thế và tiềm năng du lịch trên sông Đồng Nai. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển du lịch đường sông gắn với tuyến phố đi bộ Nguyễn Văn Trị để tạo điểm nhấn cho việc phát triển du lịch của thành phố.
 

images2145997 DulichDuongsong 03


*Tăng cường Kết nối
 

Chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Phạm Anh Dũng đề nghị chủ đầu tư và các ngành liên quan của thành phố cần bảo đảm an toàn cho du khách tham quan, ngăn chặn tình trạng chèo kéo du khách, nâng giá dịch vụ; kiểm soát an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm; có phương án cảnh báo nguy hiểm, cứu nạn, cứu hộ tại các điểm du lịch; gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường...

 

Bên cạnh đó, lãnh đạo TP.Biên Hòa cũng lưu ý tuyến du lịch này cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, sớm kết nối tuyến với huyện Vĩnh Cửu trong năm 2019, hướng tới liên kết tuyến du lịch với các tỉnh, thành lân cận: Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh, hưởng lợi từ du lịch đường sông.
 

Ông Trần Đăng Ninh, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển Bửu Long nhận định tuyến du lịch đường sông này có nhiều tiềm năng phát triển. Khu du lịch Bửu Long sẵn sàng trở thành một trong những trạm dừng chân đón du khách của tuyến du lịch để tham quan các cảnh đẹp ở Bửu Long, Văn miếu Trấn Biên, chùa Bửu Phong... góp phần đa dạng loại hình dịch vụ, tăng cường tính liên kết giữa các điểm trên suốt hành trình tuyến. Ngoài ra, tuyến du lịch đường sông Đồng Nai cũng nên hướng tới kết hợp với du lịch sinh thái rừng, tìm hiểu văn hóa - lịch sử ở khu vực chiến khu Đ...

 

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp, tuyến du lịch đường sông Đồng Nai đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển liên kết du lịch vùng. TP.Hồ Chí Minh cũng đề xuất, khi tuyến du lịch đường sông của Đồng Nai đi vào khai thác sẽ hợp tác nối dài tuyến, đưa du khách theo đường sông từ TP.Hồ Chí Minh đến các điểm du lịch ở Đồng Nai.


(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • Long An: Sử dụng, bảo vệ hiệu quả nguồn nước ngọt đê duy trì giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Long An đã và đang tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước (TNN), bảo đảm an ninh nguồn nước; đồng thời, khuyến khích đổi mới tư duy sản xuất, tạo việc làm ổn định, giúp người dân nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Quản lý tài nguyên nước ở Tiền Giang: Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tiền Giang đã và đang tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên nước (TNN); đồng thời, triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu về nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước
    Ngày 11/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và ông Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực, Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đồng chủ trì Hội thảo.
  • Quảng Nam: Để người dân được tiếp cận nguồn nước bền vững
    (TN&MT) - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và làm giảm nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này.
  • Bổ sung một số quy định về tài chính nước trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Góp phần tính đúng, tính đủ giá trị sử dụng nước
    (TN&MT) - Tài chính tài nguyên nước là nội dung đã được quy định ở Luật Tài nguyên nước 2012, là cơ sở để huy động nguồn lực cho bảo vệ tài nguyên nước quốc gia, thu được tiền ngân sách nhờ nguồn cấp quyền khai thác và thuế phí tài nguyên nước.
  • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chiều ngày 6/3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội nghị Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy chủ trì Hội nghị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO