Đưa chè Suối Giàng vươn xa

Thanh Ngà | 02/03/2021, 08:36

(TN&MT) - Những năm gần đây, giá trị và diện tích chè Shan tuyết cổ thụ của huyện Văn Chấn (Yên Bái) ngày một nâng lên. Chè Shan tuyết cổ thụ dần khẳng định vị thế, tiếp cận thị trường khó tính.

Sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao

Khi những màn sương mù vẫn còn bao phủ khắp núi rừng, những rừng chè Shan tuyết cổ thụ của xã Suối Giàng, Suối Quyền, Sùng Đô, Nậm Mười huyện Văn Chấn vẫn chìm trong giấc ngủ đông thì đồng bào Mông, đồng bào Dao đã tranh thủ phát cỏ, tỉa cành cho mùa vụ mới.

Sản phẩm chè Suối Giàng đạt chuẩn OCOP 4 sao

Niềm vui ngày xuân xen lẫn niềm tự hào khi tên tuổi, giá trị của cây chè Shan tuyết đã vươn xa, chinh phục các thị trường chè khó tính trên thế giới. Nhờ đó, thu nhập từ chè Shan đã mang lại đời sống ngày càng khấm khá cho nhân dân.

Với đồng bào Mông, xã Suối Giàng phấn khởi hơn khi các các sản phẩm chè của xã nhà đã đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hơn nữa, trong xã có hợp tác xã liên kết cùng sản xuất, người dân được bao tiêu sản phẩm với giá trung bình 20.000 đồng/kg chè búp tươi. 

Giá trị cây chè được nâng lên giúp người dân cải thiện đời sống

Đặc biệt, từ khi chè Suối Giàng được chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm Tuyết Sơn Trà, đến quần thể 400 cây chè Shan tuyết được công nhận cây di sản Việt Nam và nay là chứng nhận nguồn gốc hữu cơ quốc tế, chứng nhận OCOP 4 sao, người dân nơi đây đã thay đổi nhận thức trong trồng, chăm sóc và thu hái. Từ chỗ bỏ hoang, nay đồng bào Mông đã biết bảo vệ, biết trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ và đặc biệt là thu hái đúng quy trình, kỹ thuật

Anh Vàng A Lồng - Thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, Văn Chấn chia sẻ: Cây chè Suối Giàng có từ xa xưa, được mọc tự nhiên không cần chăm sóc vẫn cho búp. Thế nhưng, những năm gần đây cây chè được HTX tại địa phương thu mua với giá ổn định, được cán bộ xã dạy cách chăm sóc để cây phát triển tốt hơn, thu nhập của người dân khá hơn rất nhiều. Nhờ vậy mà đời sống của người dân ngày được nâng lên.

Đưa cây chè vươn xa

Với trên 1.500ha chè Shan tuyết, hàng năm sản lượng đạt trên 3.500 tấn, cây chè Shan tuyết ở Văn Chấn không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số mà còn làm nên tên tuổi thu hút khách du lịch đến với vùng cao.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước giá trị cây chè Shan tuyết ngày càng tăng, diện tích chè Shan tuyết cũng được mở rộng. Đặc biệt, đồng bào vùng cao đã hợp tác để sản xuất ra nhiều sản phẩm chè đặc sản, có chất lượng, giá trị ngày càng cao. Từ Tuyết Sơn Trà đến Đại Lão Vương Trà đã lần lượt tiếp cận được những thị trường chè khó tính của thế giới.

Từ cây chè cổ thụ HTX đã là được 4 loại trà khác nhau, có hương vị khác nhau

Anh Đặng Thái Sơn – Nghệ nhân trà HTX du lich sinh thái Suối Giàng cho biết: Hợp tác xã du lịch sinh thái Suối Giàng đã tiên phong trong việc thay đổi tư duy làm trà. Cùng một cây chè cổ thụ HTX đã là được 4 loại trà phục vụ sở thích của từng người, người thích uống đậm, người thích uống vị thanh mát. Khi du khách tới đây được thưởng thức vị trà đều rất thích. Hiện nay, chè Suối Giàng không chỉ phục vụ cho người dân địa phương, ở Yên Bái mà rất nhiều địa phương khác đã và đang sử dụng chè Suối Giàng.

Ngoài Suối Giàng, một số xã trong huyện cũng có chè Shan tuyết, tuy không nổi tiếng như trà Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng nhưng các sản phẩm búp tươi chè Shan vùng cao ở Văn Chấn đều đã có giá bình quân trên 10.000 đồng/kg. Giá trị này còn thấp so với giá trị vốn có của nó, nhưng điều quan trọng là sản phẩm chè Shan vùng cao đã và đang được thị trường rất ưa chuộng.

Trà Suối Giàng đã có tên tuổi trong và ngoài nước

Từ chỗ khó tiêu thụ khi vào chính vụ thì nay tư thương, doanh nghiệp vào tận làng, tận bản lập xưởng chế biến tại chỗ. Giá trị sản phẩm chè Shan vì thế mà tăng lên từng ngày, giúp đời sống đông bào Dao, đồng bào Mông thêm khới sắc. Những cây chè ở Sùng Đô, Suối Quyền, Suối Bu, Nậm Mười, quanh năm, bốn mùa mây phủ giờ đã được bạn bè năm châu biết đến.

Với quy trình sản xuất hữu cơ tự nhiên, cây chè Shan vùng cao không mất chi phí vật tư và công sức bón phân, phun thuốc, nhưng việc thu hái đòi hỏi nhiều công sức hơn. Với giá bình quân 10.000 – 12.000 đồng/kg, mỗi công thu hái cũng đạt từ 250 – 300 ngàn đồng. Đó là thu nhập khá lớn đối với đồng bào các dân tộc vùng cao. Với việc áp dụng nhưng quy trình trồng, chăm sóc mới cây chè Shan tuyết sẽ ngày càng cho giá trị và thu nhập cao hơn.

Ông Mùa A Giàng - Phó Chủ tịch UBND xã Suối Giàng, Văn Chấn cho biết: Đến nay chúng tôi đang vận động người dân bảo tồn nguồn nguyên liệu chè Suối Giàng, hướng dẫn người dân cách chăm sóc, trồng thêm, trồng dặm để tăng thêm diện tích.

Trân trọng món quà mà thiên nhiên ban tặng, đồng bào Dao, đồng bào Mông ở Văn Chấn đã thay đổi tư duy trong sản xuất, không ngừng nỗ lực để mở rộng diện tích nâng cao giá trị cho cây chè Shan tuyết cổ thụ trên những dẻo cao.

Cùng với những chính sách của nhà nước, sự quan tâm của chính quyền các cấp đã đưa sản phẩm chè Shan tuyết cổ thụ của Văn Chấn vượt ra khỏi những thung sâu, núi cao để đến với khách hàng trong và ngoài nước, góp phần mang đến mùa xuân ấm no, đủ đầy cho người dân nơi đây.

Bài liên quan
  • Lên Suối Giàng thưởng trà Shan tuyết
    (TN&MT) – Huyện Văn Chấn (Yên Bái) là nơi diễn ra Lễ hội tôn vinh cây chè tổ và khai trương không gian văn hóa trà Suối Giàng tại xã Suối Giàng. Đây là hoạt động nằm trong khuân khổ các hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Lễ hội khám phá danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Đặc sắc Lễ hội Mường Xia của đồng bào Thái
    (TN&MT) - Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
  • Phát huy, bảo tồn nét văn hoá truyền thống của lễ hội Xo May
    (TN&MT) - Lễ hội Xo May gắn với Lễ cầu đình Nà Ngàm, xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Tày nói chung và người Tày của xã Mường Lai nói riêng.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • “Sống xanh” trong cộng đồng tôn giáo tại TP. Huế
    (TN&MT) - Không rác thải, cây xanh thơm ngát tỏa khắp khuôn viên các xứ đạo và nhà chùa. Giữa lòng Cố đô Huế, tinh thần bảo vệ môi trường, lan tỏa lối “sống xanh” được cộng đồng Công giáo, Phật giáo duy trì bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
  • Cộng đồng tôn giáo Lạng Sơn đồng lòng xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
    (TN&MT) - Với 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, trên 11.200 tín đồ, những năm qua, cộng đồng tôn giáo tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Hứa Văn Đại, Trưởng ban Phong trào, Dân tộc, Tôn giáo - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Đặc sắc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer
    (TN&MT) - Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer - là Tết tràn đầy hy vọng, niềm vui và niềm tin, là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc...hướng tới một năm mới may mắn, tốt lành, người người mạnh khỏe, mùa màng bội thu.
  • Nghệ An: Hàng nghìn phật tử tham dự Đại lễ Phật đản tại chùa Viên Quang
    Ngày 21/5/2023, chùa Viên Quang, xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã long trọng tổ chức đại lễ Phật đản phật lịch 2567 với sự tham gia của Chư Tôn Đức, các vị đại biểu và hơn 4.000 quý Phật tử và nhân dân.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Phài Lừa – Lễ hội độc đáo vùng sông nước Hồng Phong
    Tại huyện Bình Gia (Lạng Sơn), có một lễ hội cứ 3 năm mới tổ chức một lần, vào năm nhuận và đúng ngày 4/4 âm lịch. Đó chính là Phài Lừa - Lễ hội truyền thống của người dân xã Hồng Phong và các xã lân cận nơi con sông Bắc Giang chảy qua.
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Tọa đàm: Giữ gìn văn hóa dân tộc Việt qua góc nhìn nghệ thuật búp bê đương đại
    Bằng niềm say mê, yêu thích trước vẻ đẹp trang phục truyền thống của dân tộc, họa sĩ Nguyễn Hoàng Anh (Hà Nội) đã thiết kế, sáng tạo hàng nghìn búp bê tinh xảo trong trang phục 54 dân tộc Việt Nam. Anh mong muốn đưa văn hóa độc đáo của 54 dân tộc Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế thông qua những sản phẩm búp bê đặc sắc và tinh tế.
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng tôn giáo
    (TN&MT) - Ngày 10/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO