Dự tính đơn giá đền bù dự án đường Vành đai 3 TP.HCM

Nguyễn Quỳnh | 15/09/2022, 08:24

(TN&MT) - Dự kiến, đơn giá đền bù dự án đường Vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn TP.HCM đối với đất nông nghiệp từ 3,2 - 6 triệu đồng/m²; đất trồng cây lâu năm từ 3,8 - 8,3 triệu đồng/m²; đất ở từ 18,7 - 40 triệu đồng/m²…

Đây là thông tin được ông Võ Trung Trực - Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết tại Chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời với chủ đề “Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố” do HĐND TP.HCM tổ chức mới đây.

Theo ông Võ Trung Trực, đơn giá trên sẽ tùy vào từng địa phương và vị trí cụ thể; đồng thời, đây mới chỉ là là giá tạm tính để TP. Thủ Đức và các huyện lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư. Còn đơn giá chính thức sẽ được chốt sau khi lấy ý kiến người dân, tham khảo giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Hiện nay, các địa phương đang thuê đơn vị tư vấn để xác định giá bồi thường cụ thể trình UBND TP.HCM xem xét.

Dự án đường Vành đai 3 đi qua địa bàn TP.HCM với chiều dài 47,51km, qua 4 địa phương là TP. Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh. Dự án Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn TP.HCM có sơ bộ tổng mức đầu tư là 25.610 tỷ đồng, tổng số trường hợp bị ảnh hưởng khoảng 2.377 trường hợp, tổng số trường hợp phải tái định cư khoảng 752 trường hợp.

14.jpg

TP. Thủ Đức đã chuẩn bị đủ quỹ nhà tái định cư để phục vụ Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM

“Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ tạo ra một kiểu mẫu trong công tác này để áp dụng cho các dự án khác trong thời gian tới”

Chủ tịch UBND TP.HCM - Ông Phan Văn Mãi

Theo ông Võ Trung Trực, từ tháng 3/2022, khi UBND TP.HCM và các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu dự án tiền khả thi, UBND huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và TP. Thủ Đức đã thực hiện công tác tuyên truyền vận động người dân về chủ trương sắp sửa triển khai dự án đường Vành đai 3. Qua công tác tuyên truyền vận động người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đều đồng thuận và sẵn sàng bàn giao mặt bằng phục vụ dự án. Đến nay, công tác xác lập hồ sơ trước phần diện tích nhà, đất bị ảnh hưởng của người dân tại 4 địa phương đã đạt trên 65%, trong đó, huyện Hóc Môn đạt trên 95%, chỉ còn một số trưởng hợp chưa tìm được chủ sử dụng đất.

Cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10/2022, chủ đầu tư là Ban Quản lý công trình dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM sẽ giao ranh cắm mốc tại thực địa cho 4 địa phương để xác định chính xác tọa độ diện tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án. Tháng 11/2022, dự án nghiên cứu báo cáo khả thi cũng sẽ được phê duyệt. Đây là hai mốc thời gian quan trọng nhất để chính thức triển khai dự án bồi thường.

Phó Giám đốc Sở TN&MT Võ Trung Trực cho biết, bắt đầu từ 1/12/2022, TP.HCM sẽ thực hiện chính thức công tác bồi thường, bước đầu tiên là căn cứ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất sẽ ban hành thông báo thu hồi đất. Dự án đường Vành đai 3 thực hiện thông báo thu hồi đất chia thành hai loại là đất nông nghiệp (chiếm 90%) và đất phi nông nghiệp.

Từ khi thông báo thu hồi đất đến khi có quyết định thu hồi đất là 90 ngày. Đến tháng 4/2023, TP.HCM sẽ chi trả toàn bộ số tiền bồi thường đất nông nghiệp. Tháng 5/2023 sẽ bàn giao toàn bộ đất nông nghiệp cho nhà đầu tư. Đối với đất ở, sẽ chi trả vào tháng 7/2023 và bố trí tái định cư, thu hồi mặt bằng từ tháng 8, đảm bảo bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trước tháng 12/2023, để triển khai xây lắp vào đầu năm 2024.

Về phương án tái định cư, theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Võ Trung Trực, quan điểm của thành phố là bố trí tái định cư tại địa phương cho người dân. Hiện nay, TP. Thủ Đức và huyện Bình Chánh đã đảm bảo đủ quỹ nhà tái định cư tại địa phương. Riêng Hóc Môn cần thêm hơn 60 nền tái định cư, Củ Chi cần hơn 65 nền.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, đối với dự án đường Vành đai 3, UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương tiến hành điều tra xã hội học, hỏi ý kiến người dân để hiểu được đặc điểm sinh kế của người dân để xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư phù hợp. Quan điểm của thành phố là bảo đảm được nguyên tắc là nơi ở mới của người dân sẽ bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Quỹ nhà, đất phải đồng bộ hạ tầng, phù hợp với nguyện vọng của người dân gắn với sinh kế, với học hành và các hỗ trợ khác để người dân yên tâm sinh sống.

Bài liên quan
  • Sở TN&MT TP.Hồ Chí Minh triển khai nhiệm vụ năm 2018
    (TN&MT) – Năm 2018,  ngành TN&MT TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung triển khai 04 chỉ tiêu, 17 nhiệm vụ do UBND Thành phố giao; đồng thời Ban Giám đốc Sở TN&MT cũng đề ra 28 nhiệm vụ chính trong công tác quản lý nhà nước về TN&MT.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngân hàng Thế giới xây dựng Khung đối tác quốc gia với Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều ngày 28/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã tiếp và làm việc với bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Hai đoàn đã trao đổi về nhu cầu xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trong thời gian tới.
  • Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Phát biểu tại Chương trình gặp mặt cán bộ đoàn các thời kỳ và Tọa đàm “Khát vọng tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức chiều 28/3, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành mong muốn trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Bộ cần tập trung thường xuyên trau dồi kỹ năng, kiến thức cho mỗi đoàn viên, thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
    (TN&MT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP 2023 về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Sửa đổi chính sách lồng ghép thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
    (TN&MT) - Từ nay đến năm 2025, Bộ TN&MT sẽ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó lồng ghép các nội dung thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
  • Hà  Nội: Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 23/3, tại quận Nam Từ Liêm, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc điều động ông Nguyễn Huy Cường, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm đến nhận công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở.
  • Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều 20/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Công đoàn Cục Khoáng sản Việt Nam và ra mắt Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời Cục Khoáng sản Việt Nam. Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT dự và trao Quyết định.
  • Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh
    (TN&MT) - Phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) sáng 19/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: Ngành tài nguyên và môi trường cam kết luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để hoàn thiện cơ chế chính sách, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
  • Bộ TN&MT hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa có Công văn gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đề nghị quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp chủ đề Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Thúc đẩy nghiên cứu biến đổi khí hậu phục vụ quá trình phát triển bền vững
    (TN&MT) - Ngày 17/3, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KHKTTV&BĐKH) đã tổ chức Hội thảo Khoa học thường niên lần thứ XXV với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số và khoa học mở trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đất nước”.
  • Phổ biến các quy định pháp luật ứng phó BĐKH trong Luật Bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành miền Trung
    (TN&MT) - Sáng ngày 16/3, tại Đà Nẵng, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị ở khu vực miền Trung.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các vùng đồng bằng Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Tri thức Orange và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho giai đoạn 2019 - 2023, nhằm nâng cao nguồn chất lượng nhân lực và giải quyết những thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang phải đối mặt.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, khai thác quỹ đất công: Triển khai nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là công tác quản lý, khai thác quỹ đất công luôn được các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy nguồn lực từ đất đai
    Chiều 15/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cùng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đoàn Thị Thanh Mai chủ trì buổi Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, liên hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị cho dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi).
  • Bổ nhiệm 3 lãnh đạo Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 15/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO