Dự án “treo”, dân khổ theo

Xuân Lam | 01/11/2019, 07:42

(TN&MT) - Dự án Làng Đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 1997, tổng diện tích 300 ha, trong đó Quảng Nam 190 ha, Đà Nẵng hơn 110 ha. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hơn 20 năm qua, dự án vẫn chưa thể triển khai, khiến người dân trong vùng dự án gặp nhiều khó khăn…

Ông Phan Văn Huyến - Chủ tịch UBND phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam cho biết, 2/3 diện tích quy hoạch của dự án Làng đại học nằm trên diện tích của phường, dự án chưa triển khai xây dựng, kéo dài quá lâu ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Việc định hướng đầu tư các công trình xây dựng giao thông, cơ sở hạ tầng, đời sống người dân ở vùng dự án, gây bức xúc cho nhân dân và khó khăn cho địa phương trong công tác bảo vệ hiện trạng và quản lý đất đai.

Nhà xây dựng trái phép ở dự án Làng đại học Đà Nẵng

Đến nay, dự án mới chỉ triển khai khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng đường bao Làng đại học, tuy nhiên chỉ đền bù và tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa trắng, các hộ bị ảnh hưởng đường bao vẫn chưa được bồi thường thiệt hại và chưa bố trí di dời. Toàn bộ diện tích còn lại thuộc dự án chưa triển khai thực hiện cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật và chưa thực hiện kiểm kê bồi thường đất đai.

Tại phường Điện Ngọc, dự án Làng đại học ảnh hưởng tới 4 khối phố gồm Câu Hà, Tứ Hà, Ngọc Vinh và Tứ Ngân, trong đó: Khối phố Câu Hà ảnh hưởng toàn bộ diện tích đất đai với 207 hộ dân; Ngọc Vinh ảnh hưởng 1/3 diện tích, 150 hộ dân; Tứ Hà ảnh hưởng 2/5 diện tích, 250 hộ dân; Tứ Ngân ảnh hưởng ¼ diện tích, 70 hộ dân.

Từ năm 1997 đến nay, người dân không được thực hiện một số quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai như tách thửa, tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế, chuyển mục đích sử dụng đất. Người dân trong vùng dự án cũng không được xây dựng, cơi nới nhà cửa, việc cấp giấy phép xây dựng cũng không thể thực hiện.

Ông Huyến cho biết, nhiều hộ gia đình, nếu năm 1997 mới chỉ là 2 thế hệ, nay đã tăng lên 4 thế hệ, vì vậy người dân tự ý xây dựng nhà cửa cho con cái đã lập gia đình, mặc dù địa phương biết nhưng không có cách giải quyết hợp lý vì nhu cầu bức xúc và cần thiết của nhân dân…

Đầu năm 2014, UBND tỉnh Quảng Nam có ban hành một số quy định về việc cấp giấy phép xây dựng tạm thời, nhưng vẫn không thể áp dụng được ở vùng dự án với lý do, dự án Làng đại học đã công bố quy hoạch 20, không thuộc trường hợp quy hoạch chi tiết hay quy hoạch phân khu. Trước những bất cập như trên, tình hình xây dựng trái phép diễn ra vô cùng phức tạp, nhất là thời điểm từ năm 2009 đến 2011.

Tại khối phố Câu Hà và Tứ Hà đã có 406 ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất hoa màu, giao cho nhân dân có thời hạn, đất công ích của phường. UBND phường Điện Ngọc đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt 159 trường hợp,  các trường hợp còn lại không tìm thấy chủ nhà. Đã có 3,9 ha đất bị chiếm dụng xây dựng trái phép. UBND phường đã cưỡng chế tháo dỡ 19 ngôi nhà xây dựng trái phép.

Khối phố Câu Hà, phường Điện Ngọc, giáp ranh với phường Hòa Qúy, Ngũ Hành Sơn, một khu vực phức tạp về tình trạng xây dựng trái phép ở dự án Làng đại học

Từ khi công bố dự án làng đại học đến nay, vùng dự án không cho phép chủ trương đầu tư bê tông hóa giao thông nông thôn, hầu như toàn bộ các tuyến đường giao thông trong 4 khối phố vùng dự án đều xuống cấp, lầy lội ngập úng mỗi khi mùa mưa đến…

Không phức tạp như ở phường Điện Ngọc, nhưng ở phường Hòa Qúy, Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng cũng có hơn 300 hộ dân với diện tích sau khi quy hoach khoảng hơn 70 ha, thuộc thôn Hải An, Hải An 1, gồm các tổ dân phố từ 87 đến 97, nằm trong dự án Làng đại học.

Một cán bộ phụ trách địa chính phường Hòa Qúy cho biết, mặc dù người dân phải sống trong vùng dự án “treo” đã hơn 20 năm, nhưng chính quyền và các ban ngành đã cố gắng tạo điều kiện cho bà con được cung cấp điện, nước đầy đủ, hệ thống đường giao thông được tu sửa, đảm bảo cho người dân di lại thuận lợi. Tuy nhiên, người dân cũng rất mong muốn dự án sớm triển khai để ổn định đời sống mọi mặt về lâu dài…

Bài liên quan
  • Nam Định: Nỗi lo “hà bá” “nuốt” đất
    (TN&MT) - Gần chục năm trở lại đây, hàng nghìn hộ dân xã Yên Trị, huyện Ý Yên (Nam Định) luôn phải sống trong tình trạng thấp thỏm không yên, chung một nỗi lo sạt lở bờ sông nhiều hécta đất bãi bồi ven sông Đáy đã bị “hà bá” “nuốt”, cá biệt có điểm sạt lở vào sát chân đê bối.

(0) Bình luận
Nổi bật
Cần quy định tiêu chuẩn, định mức đối với đất tôn giáo
Trong quá trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều kiến nghị cho rằng cần có thêm những quy định cụ thể hơn đối với loại đất tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, cần có quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với đất tôn giáo để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất, góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
  • SCG phối hợp với Limloop chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật
    Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 2023, SCG đã hợp tác cùng doanh nghiệp xã hội Limloop mang đến một chương trình ý nghĩa cho học sinh tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chiến dịch với tên gọi “Em và Ước mơ xanh”, bao gồm chuỗi hoạt động với mục tiêu truyền cảm hứng và tạo động lực cho các em học sinh theo đuổi và biến ước mơ thành sự thật.
  • Trường Đại học TN&MT Hà Nội tổ chức thành công Đại hội Công đoàn trường nhiệm kỳ 2023 – 2028
    (TN&MT) - Ngày 30/5, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TN&MT HN) đã tổ chức Đại hội Đại biểu Công đoàn trường lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự Đại hội có Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT Dương Trung Thành, đồng chí Phạm Đình Tuân – Uỷ viên BCH Bộ TN&MT.
  • Phòng chống tác hại thuốc lá: Việc làm khẩn thiết
    (TN&MT) - Tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5/2023) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25 - 31/5/2023), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá.
  • Công đoàn Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản: Đổi mới thiết thực, hiệu quả
    (TN&MT) - Sáng 30/5, tại Hà Nội, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2023 - 2028. Bà Vũ Thị Mai Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ TN&MT; ông Trịnh Hải Sơn, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tham dự Đại hội.
  • Trồng "cây đội đất" thoát nghèo
    (TN&MT) - Điện thoại cho Sốp mấy lần không bắt máy, quá trưa anh mới oang oang gọi lại cho tôi, giọng cà lắc cà lơ đùa vui: “Chắc măng tre nó mọc dữ quá nên sóng điện thoại nó chập chờn, chập chờn hoài, mình gọi lại mấy lần không có được”.
  • Nâng cao kỹ năng nhận diện sách giả, sách in lậu
    Sáng ngày 30/5, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Tuần lễ nhận diện sách giáo dục và đồ chơi an toàn cho trẻ em” nhằm giúp khách tham quan, người tiêu dùng trang bị những kiến thức, kỹ năng trong việc nhận diện đúng sách và đồ chơi an toàn cho trẻ em.
  • Phát động cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh
    (TN&MT) - Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa ban hành Kế hoạch số 296-KH/TU về việc tổ chức Cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2023).
  • Đắk Nông: Cần gỡ vướng chính sách để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững
    Đắk Nông là một trong những tỉnh hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vướng phải quy hoạch của tỉnh Đắk Nông nên có một số kế hoạch phải tạm dừng gây nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai kế hoạch xoá đói, giảm nghèo của địa phương
  • Điện Biên: Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 28/5, tại Nhà văn hóa xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023.
  • Thoát nghèo ở Bình Liêu
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn huyện miền núi, nhiều hộ nghèo đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vay vốn, áp dụng kỹ thuật phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
  • Bắc Sơn (Lạng Sơn): Đổi thay từ nông thôn mới
    (TN&MT) - Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), trên vùng đất chiến khu xưa – huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã có 10/17 xã đạt chuẩn NTM, trong đó, 3 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn Bắc Sơn đang ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững.
  • Nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo thiết kế cầu vượt dẫn vào Kinh thành Huế
    (TN&MT) - Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành” đã thu hút nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo từ các nhà thiết kế, kiến trúc sư, với mong muốn tạo dựng một kiến trúc phù hợp với không gian di sản Huế và giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông đô thị…
  • Thừa Thiên – Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt các sở, ngành
    (TN&MT) - Ngày 29/5, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PNTT, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế công nghiệp, Giám đốc và Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
  • Ngày hội hái quả Mộc Châu (Sơn La): Sản xuất sạch gắn với bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Đây là thông điệp chính của Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu, vừa được UBND huyện tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, bản Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu - trong chuỗi hoạt động Ngày hội du lịch văn hóa tỉnh Sơn La năm 2023.
  • Tuần lễ Quốc tế thiếu nhi WonderFest tưng bừng khai hội mùa hè 2023
    (TN&MT) - Tuần lễ Quốc tế thiếu nhi WonderFest (từ 1 – 4/6/2023) với chuỗi hoạt động ấn tượng bao gồm lễ diễu hành, thi tài, vui chơi giải trí của hàng ngàn em nhỏ chính thức khai mạc tại 3 điểm đến vui chơi giải trí hàng đầu Việt Nam là Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO