Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2: Khi “nút thắt” được tháo gỡ

PV | 09/04/2020, 20:52

(TN&MT) - Sau thời gian dài chờ đợi, “nút thắt” lớn nhất với Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 cuối cùng cũng được tháo gỡ khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chính thức được phép dùng vốn chủ sở hữu để “giải cứu” dự án trọng điểm quốc gia này thoát khỏi bờ vực phá sản.

Toàn cảnh Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2

Lợi ích nhiều mặt

Theo đại diện PVN, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có văn bản chính thức cho phép PVN được sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu trên cơ sở đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả theo quy định của pháp luật để đưa Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vào vận hành.
Quyết định về cơ chế tài chính cho Dự án này được thông qua trên cơ sở thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xử lý vướng mắc của Dự án vào cuối tháng 2/2020.
Trưởng ban quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 Nguyễn Thành Hưởng cho biết, quyết định chính thức cho phép PVN sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để giúp Dự án về đích là điều kiện tiên quyết giúp “giải cứu” một dự án trọng điểm quốc gia đang bên bờ phá sản.
Theo TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang gây ra những tác động bất lợi đến nền kinh tế thì việc ban hành cơ chế “giải cứu” này là đúng lúc và quan trọng để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Ông Trần Đình Thiên lý giải, mặc dù quy định vốn chủ sở hữu không vượt quá 30% tổng mức đầu tư dự án là để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư công, nhưng có những trường hợp đặc biệt do tình thế đặc biệt nên quy trình cần linh hoạt.
"Trong trường hợp Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, việc chấp thuận cho PVN dùng vốn chủ sở sữu để "giải cứu" dự án sẽ tránh cho ngân sách thất thoát hơn 32 nghìn tỷ đồng đã giải ngân. Tuy nhiên, cùng với việc cởi bỏ “nút thắt” lớn nhất này thì PVN cũng phải làm rõ cả cơ chế giải trình, chịu trách nhiệm cá nhân để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, minh bạch và hiệu quả. Đặc biệt, cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng, hiệu quả dự án, công tác nghiệm thu thanh toán để dự án triển khai đúng tiến độ và tuân thủ các quy định của pháp luật", ông Thiên nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam chỉ rõ, quyết định cho phép PVN bỏ tiền “cứu” dự án là hợp lý bởi dự án đã giải ngân 75% tổng vốn, hoàn thiện gần 85% hạng mục, trong khi ngân sách đầu tư công hạn hẹp. Thêm vào đó, với công suất lên tới 1.200 MW, khi đi vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần giải “cơn khát” điện cho hệ thống.
Trước đó, theo tính toán của Bộ Công thương, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đi vào vận hành chính thức sẽ bổ sung cho hệ thống điện quốc gia thêm 7 tỷ kWh/năm. Ngược lại, nếu không kịp vận hành từ năm 2020, hệ thống sẽ phải tốn khoảng 35.000 tỷ đồng/năm để chạy dầu bù sản lượng điện, đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế - xã hội.

Vượt khó vđích

Theo Trưởng Ban quản lý Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 Nguyễn Thành Hưởng, tính đến hết quý I/2020, Dự án đã đạt hơn 85%; trong đó, tiến độ thiết kế đạt 99,63%; các hợp đồng mua sắm đạt 99,71%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,8%; thi công đạt 82,78%; chạy thử đạt 11,25%.
Tuy nhiên, khó khăn cũng chưa phải đã hết bởi từng mốc tiến độ cụ thể phát điện của các tổ máy sẽ phụ thuộc nhiều vào tính đồng bộ của các hạng mục, đặc biệt các hạng mục chưa hoàn thành trong thời gian qua.
“Quyết định cho phép PVN dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư tiếp cho dự án mới là điều kiện cần, còn sử dụng như thế nào, phương thức giải ngân ra sao thì vẫn cần có hành lang pháp lý cụ thể và minh bạch để việc sử dụng đúng đối tượng, mục đích, tránh vướng mắc ảnh hưởng tiến độ và đảm bảo pháp lý cho đội ngũ thực hiện”, ông Hưởng chỉ rõ.
Bên cạnh đó, Dự án triển khai trong thời gian dài, liên quan nhiều lĩnh vực trong khi hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến dự án có nhiều thay đổi, chưa đồng bộ, thống nhất. Cụ thể, cơ chế thực hiện theo Quyết định 2414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 11/12/2013 về việc điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án điện và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013 – 2020) cần có hướng dẫn đầy đủ cho dự án chuyển tiếp bởi cách hiểu và áp dụng có thể khác nhau, dẫn đến khó vận dụng và nhiều rủi ro trong cả khâu tham mưu, đề xuất và ra quyết định.
Vì vậy, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và hỗ trợ Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 là các cấp có thẩm quyền xem xét các kiến nghị của PVN để tháo gỡ, tạo sự đồng bộ, thống nhất về hành lang pháp lý cho dự án tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định.
Một khó khăn khác đối với Dự án là vấn đề nguồn lực. Trong hơn một năm qua, do “nút thắt” cơ chế tài chính chưa được phê duyệt nên Tổng thầu PVC không có tiền thanh toán cho khối lượng công việc đã thực hiện của các nhà thầu khiến các bên không thể huy động nhân lực hoặc rút nhân lực.
Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 đang khiến nhiều chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam làm việc tại Dự án. Mặc dù Ban quản lý Dự án đã triển khai làm việc trực tuyến với các bên, nhưng việc triển khai Dự án khó thể đẩy nhanh bởi tiến độ thực tế là do lực lượng lao động tại công trường quyết định, ông Hưởng chia sẻ.

Để vượt qua các khó khăn này, Ban quản lý Dự án đang khẩn trương xác đinh khối lượng và giá trị đã hoàn thành bao gồm giá trị dang dở; khối lượng và giá trị còn lại để hoàn thành dự án. Cùng đó, rà soát, cân đối các khoản chi phí, tiến hành lập kế hoạch dự kiến chi phí cho các mốc cụ thể cũng như chi phí dự phòng còn lại; các khoản phát sinh trong từng kịch bản.
Ban quản lý cũng đang đánh giá năng lực các nhà thầu hiện có, quyết định phương án duy trì, thay thế đối với từng trường hợp; kể cả cắt giảm một số hạng mục bị chậm do Tổng thầu không có phương án khả thi hoàn thành.
Trong quá trình này, Ban quản lý sẽ hỗ trợ Tổng thầu xử lý các vướng mắc với các nhà thầu nước ngoài để đẩy nhanh công tác chạy thử. Nếu thuận lợi, Dự án cố gắng phát điện trong năm 2021, Trưởng ban Nguyễn Thành Hưởng cho biết.
Về phía Tập đoàn, PVN đã có các Nghị quyết để huy động nguồn lực hợp pháp từ Tập đoàn hỗ trợ tối đa cho các bên tham gia dự án. PVN cũng xem xét việc tham mưu và ban hành quyết đinh, phân cấp ủy quyền, giao nhiệm vụ cho các cá nhân, bộ phận liên quan nhằm rút ngắn tối đa thời gian, nâng cao hiệu quả công việc.
Để chuẩn bị các bước tiếp theo, lãnh đạo PVN cũng yêu cầu Ban quản lý Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 trình tổng thể các vấn đề tồn đọng của dự án trong tháng 4/2020 để Hội đồng Thành viên PVN và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sớm tổ chức cuộc họp triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Được biết, đường găng tiến độ của Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8/2019 là rất cấp bách. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực từ phía PVN, giải pháp quan trọng là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng quyết liệt vào cuộc, chung tay tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với tinh thần khẩn trương thì dự án mới có thể về đích theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bài liên quan
  • Quyết sách mới cho dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2
    (TN&MT)- Dự án NMNĐ Thái Bình 2 đang là “tâm điểm “ của sự chú ý của dư luận, và là dự án được Chính phủ, Bộ Công thương và PVN đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, PVN đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để đây nhanh tiến độ thi công, nhằm đưa Dự án về đích như kế hoạch.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • PV GAS tham gia chuyến thăm quân dân quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1
    (TN&MT) - Từ ngày 21 - 27/5/2023, Đoàn công tác của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, trong đó có các đại diện của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã có chuyến thăm và động viên cán bộ, chiến sỹ quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, đồng thời gửi quà động viên, thăm hỏi các cán bộ, chiến sỹ nơi đây với tổng trị giá là 150 triệu đồng.
  • Nắng nóng gay gắt, điện tiêu thụ miền Bắc tiếp tục tăng cao
    (TN&MT) - Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở miền Bắc trong những ngày gần đây đã làm sản lượng điện tiêu thụ của miền Bắc tiếp tục tăng rất mạnh.
  • Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực chuyển đổi số, phát triển xanh
    (TN&MT) - Ngày 02/6/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra Diễn đàn Phát triển kinh tế với chủ đề “Đổi mới công nghệ, Chuyển đổi số, Bảo vệ tài nguyên và môi trường” năm 2023. Nhiều phát kiến đổi mới sáng tạo, chuyển đổi công nghệ nâng cao năng suất chất lượng, các mô hình hay, các sản phẩm thân thiện môi trường đã được chia sẻ, giới thiệu và vinh danh tại Diễn đàn.
  • EVNGENCO1: Hướng về người lao động
    Bám sát chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức", trong Tháng Công nhân năm 2023, các cấp Công đoàn Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, có tính hành động cao, hướng về cơ sở, quan tâm người lao động để động viên khích lệ tinh thần hăng say lao động sản xuất bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong những tháng cao điểm mùa khô năm 2023.
  • 6 doanh nghiệp Dầu khí được vinh danh Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả 2023
    Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Bảng xếp hạng VIX50 - Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2023. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có 6 đơn vị được vinh danh; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) và Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đứng trong Top 20.
  • 5 công trình khoa học ngành Dầu khí đạt giải thưởng VIFOTEC 2022
    Tại Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2022, ngành Dầu khí có 5 công trình khoa học đạt giải. Đặc biệt, trong 4 giải Nhất có 2 công trình đến từ Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) và Viện Dầu khí Việt Nam (VPI).
  • PV GAS khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh LNG
    Đầu tháng 5/2023, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định chứng nhận Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đủ điều kiện là thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG, đánh dấu một bước phát triển mới của PV GAS trong lĩnh vực kinh doanh khí. Với quyết định này, PV GAS tự hào là đơn vị đầu tiên có đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu và kinh doanh, phân phối LNG cho thị trường Việt Nam.
  • Kiến tạo thịnh vượng của Bất động sản Thành Đông
    Có thể nói khu Đô thị mới của Công ty Cổ phần Bất động sản Thành Đông không chỉ là những không gian sống đáng mơ ước mà còn là dấu ấn kiến tạo thịnh vượng, góp phần làm thay đổi diện mạo của các vùng đất nơi Công ty đầu tư.
  • Tuổi trẻ PV GAS tích cực tham gia Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023 của Trung ương Đoàn
    Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn và Đoàn Thanh niên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Đoàn Thanh niên PV GAS đã tích cực tham gia Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2023 của Trung ương Đoàn tại Cà Mau và tài trợ trao tặng căn nhà nhân ái cho gia đình chính sách ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn.
  • Cát Bà - Hải Phòng chuyển đổi mô hình nuôi trồng thuỷ sản gắn với du lịch
    Được gọi là thành phố biển, Hải Phòng phần khẳng định tiềm năng và thế mạnh của thành phố trong phát triển du lịch. Với quy mô hơn 29.000ha mặt nước cùng với địa hình castor đẹp, Quần đảo Cát Bà, Hải Phòng vừa là điểm đến du lịch lý tưởng, vừa có những điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng thủy hải sản.
  • Công đoàn Cơ quan Điều hành PV GAS hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ
    Công đoàn Cơ quan Điều hành PV GAS (CQĐH) đã tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động có ý nghĩa thực tiễn, tập trung vào chăm lo sức khỏe cho người lao động.
  • Petrolimex: Xanh hoá sản phẩm góp phần giảm phát thải
    Trong bối cảnh toàn cầu đang nỗ lực giảm phát thải, hướng đến nền kinh tế xanh, trung hòa các bon, Petrolimex đã thay đổi tư duy trong kinh doanh, sớm đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
  • Vinamilk đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
    Song song với việc phát triển thị trường nội địa, Vinamilk - Công ty sữa hàng đầu Việt Nam tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài thông qua các chi nhánh nước ngoài và xuất khẩu.
  • PVFCCo xếp thứ 2 trong “Bảng xếp hạng công ty đại chúng uy tín và hiệu quả” năm 2023
    Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa được vinh danh trong “Bảng xếp hạng Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả” năm 2023 với vị trí thứ 2.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO