Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): Thảo luận các vấn đề về chính sách khai thác tận thu, chi phí hoạt động dầu khí

PV | 25/10/2022, 21:40

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, chiều 25/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Dầu khí (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.

Phát biểu điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã được thảo luận tại Kỳ họp thứ 3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luận. Dự thảo luật cũng đã được gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội.

ccfad4183382ff0871e5390548684287.jpeg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu điều hành nội dung thảo luận.(Ảnh: VPQH)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận và các nội dung đã nêu trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và các vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Trong đó, tập trung vào các nội dung còn có nhiều ý kiến tham gia như phạm vi, đối tượng điều chỉnh áp dụng luật, chính sách của Nhà nước và dầu khí, ưu đãi trong hoạt động dầu khí, chính sách khai thác tận thu, điều tra cơ bản về dầu khí, lựa chọn nhà thầu về dầu khí, ký kết hợp đồng dầu khí, quyền và nghĩa vụ của nhà thầu, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động dầu khí, quy định chuyển tiếp.

Bổ sung phạm vi điều chỉnh đảm bảo phù hợp với nội hàm của dự thảo Luật

Cơ bản đồng tình với dự thảo Luật và đánh giá cao các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị rà soát, sắp xếp các chương, điều của dự thảo Luật để bảo đảm tính liên tục thống nhất liền mạch tạo thuận lợi trong quá trình nghiên cứu cũng như áp dụng Luật.

b52ab2ed4873fe21e3df7448402d4d15.jpeg
Đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc.(Ảnh: VPQH)

Góp ý về phạm vi điều chỉnh, đại biểu Trần Văn Tiến chỉ rõ, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật bao gồm điều tra cơ bản về dầu khí vào hoạt động dầu khí. Tuy nhiên hoạt động dầu khí được quy định tại khoản 11 Điều 3 dự thảo Luật bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí, phát triển mỏ dầu khí, khai thác dầu khí và thu dọn công trình. Theo đại biểu, nội hàm của dự thảo Luật này không chỉ điều chỉnh hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí hoạt động dầu khí mà còn điều chỉnh các nội dung như lựa chọn nhà thầu hợp đồng dầu khí, nhà thầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý Nhà nước về dầu khí. Do vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung phạm vi điều chỉnh đảm bảo phù hợp với nội hàm của dự thảo Luật.

Đại biểu cũng đề nghị rà soát về giải thích từ ngữ bảo đảm thống nhất trong luật và giữa luật này với các luật liên quan, như định nghĩa về nhà thầu, nhà đầu tư, khai thác tận thu. Đại biểu đề nghị lý giải rõ quy định tại khoản 3 Điều 12 hạn chế không cho cá nhân thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí mà bắt buộc phải liên doanh với tổ chức có đủ điều kiện mới được thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí.

Chỉ rõ các quy định về lựa chọn nhà đầu quy định tại Chương 3 dự thảo Luật quy định còn mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị cần quy định cụ thể chi tiết hơn như về hình thức đảm bảo dự thầu, thời gian, hiệu lực của đảm bảo dự thầu, giá đảm bảo dự thầu cũng như việc hoàn trả đảm bảo dự thầu… Ngoài ra, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật còn có đến 26/69 Điều còn giao cho Chính phủ quy định chi tiết, vì vậy đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu và quy định chi tiết và cụ thể hóa các quy định đã ổn định vào ngay trong dự thảo Luật để thống nhất thực hiện về quản lý nhà nước.

Cần quy định cụ thể chính sách khai thác tận thu

Phát biểu góp ý cho dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhấn mạnh, hoạt động dầu khí có tính chất đặc thù, có tính rủi ro cao, tại thời điểm ký kết hợp đồng chưa thể lường hết được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm, thăm dò dầu khí, phát triển mỏ dầu khí và khai thác dầu khí. Do vậy, đại biểu cho rằng các quy định điều chỉnh liên quan đến mỏ dầu khí tận thu và các quy định về chính sách ưu đãi trong lĩnh vực dầu khí nói chung và mỏ dầu khí khai thác tận thu nói riêng là một điểm quan trọng đột phá của dự thảo Luật lần này.

397386f062c4470ad7585783feadebdd.jpeg
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng- Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.(Ảnh: VPQH)

Thời điểm hiện nay, một số mỏ dầu khí, các lô dầu khí sản lượng đã giảm hoặc hết hạn hợp đồng hoặc nhà cầu chấm dứt hợp đồng sớm dẫn đến việc suy giảm về hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có quy định cụ thể về hoạt động này nên việc triển khai các dự án để tận thu nguồn tài nguyên quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, các cơ chế ưu đãi để thu hút đầu tư không còn thực sự hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Đại biểu cho rằng, đây chính là rào cản cho các đối tác muốn đầu tư vào hoạt động dầu khí tại Việt Nam. Vì vậy, để có thể tiếp tục hoạt động khai thác, tận thu mỏ dầu khí, thực sự nâng cao hiệu quả kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước, đối với việc khai thác các mỏ này, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng cho rằng, cần có quy định thật cụ thể để luật hóa các chính sách khai thác tận thu đặc thù, phân biệt với cơ chế phân chia sản phẩm và nguyên tắc thu hồi chi phí của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm nghiên cứu quy định chi tiết chính sách này.

Cần quy định rõ về chi phí hoạt động dầu khí

Phát biểu góp ý cho dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Thu Hằng - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đề nghị, đối với phần giải thích từ ngữ, cần bổ sung nội dung về chi phí hoạt động dầu khí. Cụ thể, chi phí hoạt động dầu khí là tất cả chi tiêu do nhà thầu thực hiện và gánh chịu theo chương trình công tác và ngân sách đã được phê duyệt, để tiến hành hoạt động dầu khí, được xác định và được phép thu hồi phù hợp với các quy định của hợp đồng dầu khí nhằm mục đích làm rõ chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm dầu khí không được coi là chi phí hoạt động dầu khí.

4f12a07a640424626f85ccc959ea400f.jpeg
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: VPQH)

Quan tâm đến các quy định về xử lý các chi phí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đại biểu chỉ ra rằng, tại Khoản 4 Điều 64 có quy định: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được sử dụng tiền từ việc bán phần sản phẩm dầu, khí lãi của nước chủ nhà từ các hợp đồng dầu khí trước khi xác định lãi được chia cho nước chủ nhà nộp ngân sách nhà nước để thanh toán các chi phí, nghĩa vụ. Để đảm bảo quy định về điều khoản chuyển tiếp, đảm bảo sự thống nhất và tính khả thi trong quá trình thực hiện, đại biểu đề nghị bổ sung khoản 3 Điều 69 cụ thể như sau: Việc xử lý chi phí của tập đoàn dầu khí Việt Nam theo quy định tại khoản 4 Điều 64 được áp dụng với các hợp đồng dầu khí được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực.

Đánh giá cao việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Trường Giang - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đồng thời bày tỏ quan tâm đến quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế tài nguyên liên quan đến hoạt động dầu khí.

5bf6fa971e36d850b22c7c6e29b6037a.jpeg
Đại biểu Nguyễn Trường Giang - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: VPQH)

Cụ thể, đại biểu cho rằng việc sửa khoản 3 Điều 10 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, hạ thuế suất tối thiểu từ 25 đến 50% là hợp lý. Nếu được, cần đưa ngay vào Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với hợp đồng dầu khí, hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, thì thuế suất là 33%, đối với hợp đồng dầu khí hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt thì hưởng thuế suất 25%, đối với các hợp đồng dầu khí khác, theo phương án 1, giao Chính phủ quyết định trong khung từ 25% đến 50%, hoặc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở Chính phủ trình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lễ ký kết thỏa thuận liên tịch giữa Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Khí Việt Nam và Huyện đoàn Nhà Bè
Nằm trong chuỗi chương trình chào mừng Tháng Thanh niên 2023, được sự chấp thuận và ủng hộ của Đảng ủy Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Đoàn Thanh niên PV GAS vừa tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận liên tịch với Huyện đoàn Nhà Bè.
Đừng bỏ lỡ
  • Petrovietnam: Nỗ lực chinh phục mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức
    (TN&MT) - Nỗ lực cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thực hiện mục tiêu tăng trưởng đầy thách thức trong năm 2023, các đơn vị dịch vụ dầu khí sớm thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành cao nhất kế hoạch được giao trong bối cảnh nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen.
  • Petrovietnam - VietinBank: Đẩy mạnh hợp tác sử dụng các sản phẩm công nghệ cao
    (TN&MT) - Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) về định hướng mở rộng quan hệ hợp tác, trong đó, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ, sâu sắc hơn nữa trong sử dụng các sản phẩm công nghệ cao.
  • Petrovietnam: Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác"
    Trong khuôn khổ buổi đối thoại trực tuyến của Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng với đoàn viên, thanh niên Dầu khí vừa qua đã diễn ra Lễ Tuyên dương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” với 26 gương thanh niên tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu nhất.
  • Tuổi trẻ Dầu khí phải chủ động tham gia công tác tái tạo văn hóa doanh nghiệp
    Vừa qua, tại Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp cùng Ban Truyền thông Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn tổ chức chương trình đối thoại giữa Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng và đoàn viên thanh niên trong toàn Tập đoàn với chủ đề “Tái tạo văn hóa đi trước, tạo đà cho tái tạo kinh doanh”.
  • EVNNPC điện thương phẩm tháng 2 tăng 9,38%
    Tháng 2/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện, chủ động đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc.
  • Trungnam Group và Thành phố Daegu: Bắt tay cho sự hợp tác toàn diện
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Thị trưởng Thành phố Daegu, ông Hong Joon Pyo đã có chuyến thăm và làm việc tại Thành phố Đà Nẵng. Tại đây, đại diện Thành phố Daegu đã thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Trung Nam - một trong những tập đoàn năng lượng lớn nhất của Việt Nam để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và các ngành công nghệ.
  • FrieslandCampina vinh dự đạt vị trí Top 3 công ty danh tiếng nhất Hà Lan
    (TN&MT) - Tập đoàn Royal FrieslandCampina - đơn vị sở hữu các thương hiệu sữa và sản phẩm từ sữa nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi… tiếp tục đứng đầu danh sách 30 doanh nghiệp danh tiếng nhất Hà Lan.
  • Hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống tại “cái nôi” ngành xăng dầu Việt Nam
    “Tiết trời tháng ba đang trong hơi thở dịu dàng cuối cùng của mùa xuân, có những nỗi niềm mơ hồ như sương như khói, bàng bạc hoài niệm trong mỗi ánh mắt, có những nỗi nhớ miên man cháy rực trời chiều theo sắc đỏ trên mỗi cành hoa gạo, có những cơn mưa chập chờn giữa xa xôi và gần gũi…” Tháng ba, tháng của những người con Petrolimex đang rộn ràng, bồi hồi, chào đón ngày truyền thống Ngành Xăng dầu Việt Nam.
  • Petrovietnam: Tiếp tục xây dựng Đảng ủy Tập đoàn vững mạnh
    (TN&MT) - Đoàn khảo sát của Ban Tổ chức Trung ương  đã có buổi làm việc với Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) về việc thực hiện thí điểm giao một số quyền cấp trên cơ sở cho đảng ủy cơ sở tại Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
  • Unilever Việt Nam - Tái Chế Duy Tân:  Hợp tác giải quyết "nút thắt" thu gom và tái chế nhựa, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân ký kết hợp tác 5 năm nhằm giải quyết "nút thắt" về thu gom và tái chế nhựa trong Kinh tế tuần hoàn. Hợp tác không chỉ giúp Unilever tăng cường sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì để tạo vòng tuần hoàn cho nhựa mà còn truyền cảm hứng để mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam phát triển.
  • Tập đoàn Tân Á Đại Thành: Phát động Chương trình "Nước sạch biên cương"
    Đây là chuỗi hoạt động xã hội do Tập đoàn Tân Á Đại Thành tài trợ thông qua báo Tiền Phong với sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nhằm góp phần cải thiện chất lượng nước sinh hoạt của nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số, bộ đội biên phòng, giáo viên, học sinh… ở vùng khó khăn, biên giới.
  • Hội CCB Việt Nam và Petrovietnam: Tiếp tục tăng cường phối hợp giai đoạn 2022 - 2032
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai chương trình phối hợp (giai đoạn 2012 - 2022), Trung ương Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hai bên đã ký chương trình phối hợp giai đoạn 2022 - 2032, tiếp tục tăng cường phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện cùng nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO