Dự án Khu đô thị mới Trung Minh A (Hòa Bình): Cần làm rõ những dấu hiệu bất thường

Bài và ảnh: Phạm Thiệu - Quán Dũng | 06/09/2022, 17:10

(TN&MT) - Việc một dự án chưa được giao đất, chưa giải phóng xong mặt bằng nhưng đã được các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình cấp phép xây dựng, đồng ý cho chủ đầu tư san lấp tạo mặt bằng dưới hình thức “bảo vệ mặt bằng chống lấn chiếm” đã đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý của chính quyền nơi đây.

Cấp phép xây dựng khi chưa được giao đất

Quan tìm hiểu, phóng viên Báo TN&MT được biết, Dự án Khu đô thị mới Trung Minh A (tên thương mại là Dự án Casa Del Rio, nằm ở phường Trung Minh, TP. Hòa Bình) được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2018. Dự án có diện tích hơn 83ha, dự kiến dân số khoảng 6.000 người, quy mô dự án gồm 316 căn nhà biệt thự và 1349 căn nhà ở liền kề. Nhà đầu tư là liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Việt Nam và Công ty cổ phần thương mại Ngôi Nhà Mới.

anh-1-du-an-kdt-trung-minh-a-sai-pham-1-min.jpg

Máy móc tập kết để thực hiện “công tác bảo vệ mặt bằng chống tái lấn chiếm” tại dự án.

Liên danh nói trên sau đó đã lập Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh để thực hiện các thủ tục cần thiết cho triển khai dự án. Ngày 5/7/2022, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định 1316/QĐ-UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cũng như giao đất đợt 1 cho nhà đầu tư để thực hiện dự án Khu đô thị mới Trung Minh A.

Tuy nhiên, trước đó gần 4 tháng, ngày 18/3/2022, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đã cấp phép xây dựng cho dự án này, bất chấp thời điểm đó, dự án vẫn chưa được chính quyền giao đất cũng như chưa giải phóng xong mặt bằng. Câu hỏi đặt ra là tại sao Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình lại vội vàng “cầm đèn chạy trước ô tô” như vậy?

Tài liệu mà phóng viên thu thập được cho thấy, ngày 11/3/2022, Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh có văn bản đề nghị UBND TP. Hòa Bình và các cơ quan chức năng chấp thuận cho chủ đầu tư tiến hành thực hiện công tác bảo vệ mặt bằng chống tái lấn chiếm, làm đường công vụ và dựng lán trại cho công tác chuẩn bị phục vụ thi công dự án trong diện tích đã được bàn giao mặt bằng. Sau khi được chấp thuận chủ trương này vào ngày 17/3/2022, chủ đầu tư đã cho tiến hành đổ đất, san nền trên diện tích hàng nghìn mét vuông đất lúa để tạo mặt bằng. Như vậy, việc Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình cấp phép xây dựng khi dự án chưa được giao đất có phải để củng cố hồ sơ pháp lý cho việc thi công nói trên hay không?

anh-2-du-an-kdt-trung-minh-a-sai-pham-1-min.jpg

Chủ đầu tư thi công bài bản thế này liệu chỉ đơn thuần để chống tái lấn chiếm?

Liên quan tới vấn đề này, Luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: “Một trong những điều kiện cần để cấp phép xây dựng là phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Câu hỏi đặt ra là tại sao dự án được giao đất đợt 1 vào tháng 7/2022 nhưng từ tháng 3/2022 đã được cấp phép xây dựng? Vậy những “giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai” được sử dụng để cấp phép xây dựng cho dự án này là gì? Tôi nghĩ việc này cần được tiến hành thanh tra, rà soát lại một cách kĩ lưỡng để phát hiện những sai phạm kịp thời (nếu có) nhằm tránh để nó trở thành nguồn gốc, tiền đề phát sinh những sai phạm trong suốt quá trình thực hiện dự án trong thời gian tới”.

Lách luật để thi công trái phép?

Việc Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh đề nghị các cơ quan chức năng cho phép thực hiện công tác bảo vệ mặt bằng chống tái lấn chiếm sẽ chẳng có gì đáng nói nếu nó không bị biến tướng và có dấu hiệu lách luật để thi công trái phép. Cụ thể, trong các văn bản qua lại giữa công ty này với UBND TP. Hòa Bình không hề đề cập đến các phương án cụ thể cho công tác “bảo vệ mặt bằng chống tái lấn chiếm”?

Chủ đầu tư không đề xuất phương án cụ thể, trong khi UBND TP. Hòa Bình cũng không hướng dẫn doanh nghiệp phải làm gì để chống tái lấn chiếm. Tất cả chỉ đạo đều gói gọn trong 2 ý “đúng các văn bản, quy định của pháp luật hiện hành” và “nghiêm cấm những hành vi lợi dụng việc bảo vệ mặt bằng chống lấn chiếm để thực hiện thi công khi chưa đủ điều kiện đầu tư”.

Nhằm kiểm chứng việc chủ đầu tư “bảo vệ mặt bằng chống tái lấn chiếm”, phóng viên Báo TN&MT đã có mặt tại dự án để ghi nhận thực tế. Qua quan sát phóng viên thấy rằng, dự án đã được quây tôn từ ngoài đường quốc lộ 6 vào sâu trong khu dân cư. Bên trong dự án xuất hiện lán cho công nhân cùng nhiều xe chuyên dụng để xúc đất thi công. Trên diện tích hàng nghìn mét vuông đất lúa, từng dãy đất cao được đào đắp, dưới phần đất được san gạt phẳng lì. Phần diện tích san lấp còn được cắm cọc, kẻ các rãnh dài và sâu, mắt thường có thể hình dung đây là những con đường nội khu hoặc các khu đất sẽ được phân lô sau này? Không biết đây có thực là phương án thi công tái lấn chiếm hay là đang thi công dự án?

Trong khi đó, hiện nay, dự án Khu đô thị mới Trung Minh A đang trở thành cái tên khá nổi tiếng trên thị trường bất động sản. Bằng chứng là nhiều hoạt động quảng cáo, rao bán dự án này liên tục được nhiều trang web đăng tải công khai. Câu hỏi đặt ra: Liệu chủ đầu tư có đang lợi dụng việc “thực hiện bảo vệ mặt bằng chống tái lấn chiếm” để thi công dự án nhằm huy động vốn trái phép hay không?

Trả lời vấn đề này với phóng viên qua email, đại diện Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh cho biết ngắn gọn: “Hoạt động của công ty không phải thi công san lấp mà là quá trình thực hiện công tác bảo vệ chống tái lấn chiếm. Riêng việc một số trang web đăng tải thông tin liên quan tới hoạt động mua bán tại dự án là các hoạt động vi phạm trong kinh doanh của các cá nhân/tổ chức tự phát, không liên quan tới công ty”.

Trước những bất thường đang xảy ra tại dự án này, đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình sớm chỉ đạo các cơ quan hữu quan kiểm tra, làm rõ.

Bài liên quan
  • Cảnh sát Môi trường xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc
    (TN&MT) - Thông tin từ Phòng Cảnh sát môi trường (PC05), Công an thành phố Hà Nội, trong hai ngày vừa qua lực lượng của Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất kinh doanh rượu thủ công, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật
Quy định nghiêm ngặt về phát triển du lịch trong khu bảo tồn
(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Lan Hương (Lâm Đồng) hỏi: Hiện nay, xu thế vừa phát triển, vừa bảo tồn tại Vườn quốc gia đang thịnh hành. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách và quy định cụ thể nào liên quan đến việc đầu tư, phát triển kinh tế, phát triển du lịch trong hệ thống các Vườn quốc gia để bảo đảm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học?
Đừng bỏ lỡ
  • Dân “tố” Công ty cấp nước sạch vu khống người dân ăn cắp nước
    Nhiều hộ dân ở xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bị Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam tự ý đưa công nhân đến đào bới khu đường ống dẫn nước, mặc dù chưa chứng minh được sự việc “ăn cắp nước”, công ty này đã yêu cầu các hộ dân đền bù hàng chục triệu đồng rồi sau đó xé biên bản?!
  • Tiếp bài Công ty Phượng Hoàng xây dựng quán Bar không phép: TP. Bắc Ninh đang “hợp thức hóa” sai phạm?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về việc Công ty Phượng Hoàng xây dựng không phép, phá vỡ quy hoạch đồi Pháo Thủ, phường Đáp Cầu, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm sại phạm UBND TP. Bắc Ninh lại tổ chức hội nghị để xin điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của doanh nghiệp này.
  • Vi phạm tại Điểm du lịch Suối Chiếu (Sơn La): Dừng hoạt động cơ sở, làm rõ trách nhiệm tham mưu quản lý
    (TN&MT) - Liên quan đến thông tin phản ánh Dự án Điểm du lịch Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên) đi vào hoạt động khi chưa đảm bảo quy định về đất đai, xây dựng, UBND huyện Phù Yên đã yêu cầu HTX Ban Mai – chủ đầu tư Dự án dừng hoạt động điểm du lịch này; giao các phòng ban chuyên môn, UBND xã Mường Thải rà soát, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất; xem xét, xử lý trách nhiệm tham mưu quản lý (nếu có).
  • Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Cần xem xét giải quyết nguyện vọng chính đáng cho người dân
    Cho rằng “vướng quy hoạch”, nhiều diện tích đất của hộ dân được giao khai hoang xây dựng đồng ruộng theo chủ trương phát triển Khu kinh tế mới ở Nam Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sử dụng ổn định nay biến thành đất lâm nghiệp.
  • Cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre
    (TN&MT) - Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre: Bộ TN&MT xem xét, sớm phản hồi Tờ trình số 8261/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO