Dự án Đường Hoàng Văn Thụ (TP Quy Nhơn) nối dài: Không giải quyết dứt điểm sẽ tạo thành điểm nóng

08/11/2018, 18:35

(TN&MT) - Nhiều vấn đề chưa được rõ ràng còn mập mờ trong việc giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng, không công khai bản đồ quy hoạch lộ giới đường Hoàng Văn Thụ cùng những vấn đề khác đã khiến cho hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng dự án bức xúc khiếu nại tạo thành điểm nóng với mối lo ngại sẽ là “Thủ Thiêm” tại thành phố Quy Nhơn.

Dự án Đường Hoàng Văn Thụ nối dài thu hồi 29550,2m2/392 thửa đất của 359 hộ gia đình cá nhân và 01 tổ chức
Dự án Đường Hoàng Văn Thụ nối dài thu hồi 29550,2m2/392 thửa đất của 359 hộ gia đình cá nhân và 01 tổ chức

Dự án Đường Hoàng Văn Thụ nối dài, phường Lê Hồng Phong, TP. Quy Nhơn được quy hoạch cách đây hơn 30 năm. Vì dự án kéo dài nhiều năm gây khó khăn cho người dân trong việc chuyển nhượng, xây cất, sửa chữa nhà cửa tạo thành những khu ổ chuột dột nát, ẩm thấp, chật chội làm mất mỹ quan nơi trung tâm thành phố.

Năm 2015, UBND tỉnh Bình Định có văn bản số 6121 ngày 23/12/2015 do ông Phan Cao Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ký thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trong phạm vi nền đường Bn=13m. Bổ sung thu hồi đất thêm 20m (về phía núi Bà Hỏa) đối với đoạn từ hẻm 50 đến giáp đường Nguyễn Tất Thành để phát triển quỹ đất tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng tuyến đường. Đối với việc giải phóng mặt bằng Bn=13m nhân dân vùng bị ảnh hưởng dự án ở tổ 39-40, khu vực 6, phường Lê Hồng Phong đều đồng tình hưởng ứng với chủ trương mở rộng đường Hoàng Văn Thủ chỉnh trang đô thị nhưng họ lại phản đối việc mở rộng thêm 20m (về phía núi Bà Hỏa). Sự phản đối này là nguyên nhân khiến dự án kéo dài đến nay vẫn chưa thực hiện xong.

Dự án Đường Hoàng Văn Thụ nối dài mở rộng 13 m, mở thêm 20m về phía núi Bà Hỏa đang gây bức xúc dư luận
Dự án Đường Hoàng Văn Thụ nối dài mở rộng 13 m, mở thêm 20m về phía núi Bà Hỏa đang gây bức xúc dư luận


Bởi người dân nghi ngờ việc mở rộng thêm 20m để dành cho khu dịch vụ thương mại phục vụ cho mục đích lợi ích nhóm, trong khi người dân không còn đất, nhà để ở. Việc bồi thường chưa thỏa đáng, thấp hơn so với giá thị trường đất nơi trung tâm thành phố, giá bồi thường đất vườn, nông nghiệp, đất hoa màu đền bù 220 ngàn đồng/m2, đất ở 12 triệu/m2.

Ông Đoàn Việt Trung ở tổ 39, khu vực 6, phường Lê Hồng Phong chia sẻ: Người dân chúng tôi bức xúc vì thực hiện dự án Đường Văn Thụ nối dài nhưng chủ đầu tư dự án là UBND TP. Quy Nhơn không công khai bản đồ quy hoạch lộ giới đường Hoàng Văn Thụ nối dài 13m theo tỉ lệ 1/500, không cắm mốc lộ giới 13m. Mở rộng 20m về phía núi Bà Hỏa gây bất bình trong nhân dân vì toàn bộ khu vực này là nhà ở, đất ở của chúng tôi. Sở Tài chính giao 8 lô đất dịch vụ phía Tây hồ Bầu Sen theo quy hoạch được duyệt thuộc dự án Đường Hoàng Văn Thụ nối dài để thành phố quản lý thu tiền sử dụng đất là việc làm sai trái, không đúng quy định pháp luật khiến người dân nghi ngờ sự mập mờ của dự án.

Ông Hồ Quốc Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tại buổi tiếp xúc cử tri phường Lê Hồng Phong
Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tại buổi tiếp xúc cử tri phường Lê Hồng Phong


Theo Tờ trình  số 10, ngày 10/11/2017 của Tâm tâm phát triển quỹ đất TP. Quy Nhơn tổng diện tích bị thu hồi 29550,2m2/392 thửa đất (trong đó đất ở 24325,9m2, đất nông nghiệp 422,4m2, đất nghĩa địa, đất bằng chưa sử dụng, đất tín ngưỡng, đất giao thông, đất thủy lợi 4715,2m2) tại tờ bản đồ 01, 02, 04 của 359 hộ gia đình cá nhân và 01 tổ chức.

Giải đáp những bức xúc của hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Đường Hoàng Văn Thụ nối dài, ngày 6/11, tại buổi tiếp xúc cử tri phường Lê Hồng Phong, ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định việc xây dựng đường Hoàng Văn Thụ nối dài là để góp phần phát triển TP. Quy Nhơn chứ không có lợi ích nhóm hay cá nhân nào. Có nhiều đối tượng chuyên tìm vùng đất quy hoạch để mua đất rồi ra yêu sách đền bù, cái này không thể chấp nhận được, phải kiên quyết xử lý nghiêm.

Đối với những nhà dân ở lâu đời, gia đình khó khăn thì cán bộ phải xem xét cho có tình có lý, không được đẩy người dân lâm cảnh "màn trời chiếu đất”. Nếu nhà ở của người dân hợp pháp nhưng việc đền bù không đủ để xây nhà mới thì ông sẽ chịu trách nhiệm. Tất cả dự án đều bồi thường thỏa đáng cho dân, không ép dân và mong muốn nhân dân đồng tình với tỉnh thực hiện dự án để chỉnh trang đô thị phát triển thành phố Quy Nhơn. Ông Hồ Quốc Dũng cũng yêu cầu UBND TP. Quy Nhơn cùng các cơ quan chức năng công bố bản quy hoạch dự án, thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng phải công tâm, khách quan, công bằng.

Bà con phường Lê Hồng Phong ý kiến về dự án Đường Hoàng Văn Thụ nối dài
Bà con phường Lê Hồng Phong ý kiến về dự án Đường Hoàng Văn Thụ nối dài

Mặc dù vậy, người dân vẫn quan ngại với lời hứa của vị Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Ông Lê Đức Thuận ở tổ 39, KV 6, phường Lê Hồng Phong bày tỏ thẳng thắn: Thực hiện dự án phải công khai minh bạch, tổ chức đối thoại phản biện với dân khi nào dân đồng tình mới làm. Khi thực hiện rồi nhà nước lại lấy đất của dân đang ở làm dịch vụ thương mại, lấy bán để làm đường Hoàng Văn Thụ là sai không đúng quy định. Toàn bộ nhân dân rất đồng tình việc mở rộng 13m, nếu không mở rộng thêm phần 20m về phía núi Bà Hỏa thì nay dự án đã xong rồi. Chính sự mập mờ này mà người dân nghi ngờ cán bộ có quyền lực tư lợi. Nếu giải quyết không dứt điểm nó sẽ là điểm nóng “Thủ Thiêm” tại TP. Quy Nhơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Chi nhánh Công ty Toàn Cầu tại Nghệ An: Liên tục lấn chiếm hành lang ATGT ?
    Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
  • Quảng Ngãi: Hàng trăm người dân “khát” nước sạch giữa thành phố
    Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú (TP. Quảng Ngãi) phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch.
  • Vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái: Hé lộ thêm nhiều sai phạm
    (TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
  • Hà Nam: Trả lại mỹ quan và môi trường cho tuyến đường liên thôn
    (TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
  • Luật sư nói về sự bất công trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông tin tiếp vụ việc xây nhà lên vỉa hè ở Hải Dương: Chính quyền cần xử lý dứt điểm
    (TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
  • Hà Đông (Hà Nội): Sớm giải quyết quyền và lợi ích cho người dân
    Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
  • Tiếp bài “Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng ở Bắc Kạn”: Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị xử lý nghiêm
    Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng.  Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
  • Xã Tứ Hiệp -Thanh Trì: Cần công bằng trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
  • Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm đất đai tại quận Tây Hồ, Hà Nội
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
  • Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè
    (TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.
  • Bắc Kạn: Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng tự nhiên?
    (TN&MT) - Sau khi nhận được thông tin từ người dân, tổ liên ngành gồm: Kiểm lâm, Công an huyện Chợ Đồn đã có mặt tại khoảnh rừng tiếp giáp với Công ty TNHH Hoàng Nam, thôn Cốc Thử, xã Ngọc Phái để kiểm tra. Lực lượng chức năng bước đầu đã tạm giữ một đối tượng, đồng thời xác định có một xưởng cưa rộng gần 100 m2,có lắp điện lưới 3 pha, nhiều gỗ được xẻ thành hình hộp và nhiều tang vật khác.
  • Chợ Mới (Bắc Kạn): Nhà xưởng tự phát mọc la liệt
    (TN&MT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện hàng chục nhà xưởng lớn nhỏ để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, các nhà xưởng đều xây dựng trên đất lâm nghiệp, hàng ngày “hồn nhiên” xả khí thải, nước thải ra môi trường, mặc cho người dân ý kiến nhưng đến nay các xưởng vẫn hoạt động, thách thức dư luận.
  • TP. Thanh Hóa: Cần xử lý nghiêm trạm đúc bê tông trái phép sát khu dân cư
    Trạm sản xuất cọc bê tông mang tên Công ty Mạnh Phát tại phường Quảng Phú, TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) hoạt động sai mục đích sử dụng đất suốt thời gian qua. Không những vậy, người dân địa phương còn phản ánh đơn vị sử dụng xe vận chuyển có trọng tải lớn, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng đường, gây ô nhiễm môi trường.
  • Thừa Thiên – Huế: Dân sống chung với ô nhiễm từ những “núi than” ở cảng Thuận An
    Hằng ngày, những xe chở than về cảng Thuận An (tỉnh Thừa Thiên – Huế) để tập kết, bụi mù mịt, ô nhiễm môi trường... khiến cuộc sống người dân xung quanh khổ sở.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO