Dự án Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: “Nhờn thuốc” chữa ổ gà và sụt lún.

Võ Hà | 08/11/2019, 08:00

(TN&MT) - Ban ATGT tỉnh Quảng Nam vừa ký công văn gửi cục Quản lý đường bộ 3 và tổng công ty Cao tốc Việt Nam (VEC) đề nghị các đơn vị này khẩn trương kiểm tra, xử lý khắc phục triệt để hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Sụt lún do chưa hoàn thiện

Theo ghi nhận của chúng tôi, đoạn hư hỏng xảy ra ở cầu FO06a (Km66+455) dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Phần mặt đường ở khu vực này nứt toác, sụt lún sâu hơn 30cm. Cạnh đó, tường hộ lan bị cong vênh, taluy âm sụt gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.

Tình trạng hư hỏng một phần mặt đường diễn ra cả tháng nay, nhưng Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vẫn chưa khắc phục triệt để, rất nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.

Theo một người dân địa phương, ban đầu xuất hiện các vết nứt nhỏ, sau đó vết nứt lớn dần do một số trận mưa tháng 11/2019 vừa qua. "Đoạn sạt lở gây mất an toàn giao thông, nhất là vào ban đêm. Cứ để hư hỏng mãi thế này là không ổn", một người dân cho hay.

Đoạn hư hỏng xảy ra ở cầu FO06a lý trình tại Km66+455 

Theo ông Đỗ Chí Chung, Chánh văn phòng VEC cho hay, đoạn hư hỏng (cầu FO06a) nằm trên tuyến đường ngang, vượt qua tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tại lý trình Km66+455. Đây là một hạng mục thuộc Gói thầu A1, do Liên danh tổng công ty Xây dựng số 1 và công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Lotte thi công.

Đến nay, phần đường dẫn đầu cầu mố A1 và phần cầu chính cầu FO06a đã hoàn thành thi công, nhưng phần đường dẫn đầu cầu mố A2 được đắp cao 6m chưa được hoàn thiện các hạng mục (mái taluy nền đắp; gia cố đá hộc xây tứ nón; gia cố mái taluy âm dọc theo đường dẫn đầu cầu bằng đá hộc xây để bảo vệ nền đường) do các hộ dân tại thôn Trung Đàn, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh cản trở không cho thi công.

Việc chưa hoàn thiện mái taluy, xây đá hộc kè mái taluy và tứ nón chân khay của đoạn đường dẫn đầu cầu mố A2 cầu Bà Ngôn đã dẫn đến hiện tượng sụt lún đường dẫn lên cầu FO06a.

Đại diện VEC cũng cho hay, trong suốt quá trình thi công đắp nền đường dẫn 2 đầu cầu, nhà thầu thường xuyên bị các hộ dân cản trở thi công, mà nguyên nhân do người dân có ý kiến việc giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng của huyện Phú Ninh chưa thỏa đáng. Do việc cản trở thi công kéo dài, công tác thi công bị đình trệ, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành dự án. Các hạng mục còn lại như đắp hoàn thiện mái taluy, xây đá hộc kè mái taluy và tứ nón chân khay của đoạn đường dẫn đầu cầu mố A2 cầu vẫn không thể hoàn thành theo thiết kế được duyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu công trình.

Thời gian qua, khi phát hiện đường đầu cầu có dấu hiệu của việc sụt trượt, Ban Quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã có 2 văn bản yêu cầu nhà thầu tiếp tục hoàn thiện công trình. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn tiếp tục cản trở nên nhà thầu không thể thi công, khắc phục.

Cũng theo VEC, đơn vị này đã triển khai lắp đặt biển báo nguy hiểm, khoanh vùng nguy hiểm bằng dây phản quang để cảnh báo các phương tiện giao thông.

Do chưa hoàn thiện mái taluy, xây đá hộc kè mái taluy và tứ nón chân khay nên mới xảy ra sụt lún.

VEC sẽ tiếp tục yêu cầu nhà thầu có kế hoạch cụ thể về thời gian sửa chữa để xin ý kiến tỉnh Quảng Nam tiếp tục bảo vệ thi công nhằm sửa chữa và thi công hoàn thiện vị trí mố A2 cầu FO06a. 

Do hạng mục công trình hiện vẫn chưa thi công xong nên Nhà thầu hoàn toàn chịu trách nhiệm cũng như chi phí sửa chữa, khắc phục các hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Mặt đường hư hỏng tăng theo cấp số nhân

Được biết, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đưa vào khai thác toàn tuyến vào ngày 2/9/2018. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng do VEC làm chủ đầu tư. Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc loại A, quy mô giai đoạn 1 là 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/h (đoạn đặc biệt khó khăn 100km/h), chiều rộng nền đường 24,25m, chiều rộng mặt đường 22,25m.

Liên tiếp trong thời gian qua, cao tốc này là tâm điểm chú ý của dư luận. Điều đáng buồn là thay vì được ngợi ca về cao tốc ngàn tỷ đầu tiên ở miền Trung, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vướng những lùm xùm về chất lượng. Từ chuyện ổ gà, bong tróc,... đến lồi lõm mặt đường, đến việc loạt cán bộ bị kỷ luật, điều chuyển chức vụ... 

Ngoài dư luận thì các đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng... cũng nhiều lần kiến nghị Bộ GTVT làm rõ các vấn đề lùm xùm liên quan đến cao tốc này. Thanh tra Bộ GTVT đã vào cuộc thanh tra, nhưng đến nay kết quả vẫn chưa được công bố. Cạnh đó, Bộ Công an cũng đang vào cuộc kiểm tra một số vấn đề ở tuyến cao tốc này.

Sau những cơn mưa vừa qua, mặt đường trên tuyến cao tốc này lại xuất hiện nhiều ổ gà, nhiều điểm xảy ra hiện tượng bong tróc lớp bê tông nhựa. Nhìn mặt đường nhựa trên toàn tuyến, hình ảnh nham nhở giữa mặt đường cũ và mặt đường vá lại, trông rất phản cảm. Con số 70 m2 bị hư hỏng trong tổng 3,1 triệu m2 mặt đường mà VEC đã báo cáo với Bộ GTVT cách đây chừng 1 năm về trước, đến nay phần diện tích hư hỏng được bù vá trở lại đã tăng theo cấp số nhân?.

Hiện nay, trên mặt đường tiếp tục xảy ra nhiều ổ gà, bong tróc mặt đường.

Điều đáng chú ý, như lời cánh tài xế phản ánh, mặc dù thời tiết đã ngớt mưa, nhưng khi xe chạy nước vẫn cuốn theo bánh xe, tạo nên sương mù mịt. Giải thích về hiện tượng này, cách tài xế cho rằng, do mặt đường không thoát được nước, lượng nước còn đọng trong lớp bê tông nhựa hạt thô, khi xe chạy qua, nước cuốn theo bánh xe tạo ra hiện tượng như trên. “Hiện tượng này, nhìn thì thấy bình thường nhưng rất nguy hiểm cho xe chạy với tốc độ cao, dễ xảy ra trượt khi thắng gấp”, một tài xế chạy xe đường dài cho biết thêm.

Một chuyên gia cố vấn đầu ngành tại Đà Nẵng phân tích thêm, mặt đường không thoát nước (giữ nước) dễ gây ra hiện tượng trượt nước, làm giảm ma sát giữa lốp xe với mặt đường nhựa. Ngoài ra, nước là kẻ thù của ngành cầu đường, mặt đường giữ nước sẽ nhanh phá hỏng kết cấu lớp áo đường, xảy ra bóc tróc, tạo ổ gà.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
Đừng bỏ lỡ
  • Xử lý nghiêm những vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, pháp luật hiện hành đã có những quy định và hướng dẫn cụ thể về giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhất là những thủ tục về cấp Giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng. Tất cả những vi phạm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
  • Trường hợp nào được thế chấp quyền sử dụng đất?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Phương Hà Mai (Ninh Bình) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất của Nhà nước để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên chúng tôi muốn thuê đất trả tiền hàng năm và dùng chính mảnh đất đấy thế chấp, vay vốn ngân hàng để lấy vốn đầu tư cơ sở chăn nuôi, con giống…Xin hỏi, vợ chồng tôi có thuộc đối tượng được thuê đất không? Sau khi thuê chúng tôi có thế chấp diện tích đất thuê hay không?
  • Hồ sơ và thủ tục tách thửa đất tái định cư
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Thị Mười (Thái Bình) hỏi: Gia đình tôi nhận được 1 mảnh đất tái định cư từ năm 2020. Do con trai tôi sắp lấy vợ nên tôi muốn tách mảnh đất này làm đôi để tặng cho con trai 1 phần. Xin hỏi, đất tái định cư có được tách sổ đỏ hay không? Nếu được thì thủ tục tách và thời gian tách là bao nhiêu lâu?
  • Quy định mới nhất về các khoản chi bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất
    (TN&MT) - Hiện nay, đơn vị chúng tôi đang phải lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Xin hỏi, nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gồm những khoản chi nào? Chúng tôi có thể tìm hiểu thông tin mới nhất liên quan đến vấn đề này tại văn bản nào?
  • Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Trần Khánh An (Nam Định) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất để nuôi tôm. Tuy nhiên, thuê lại của người dân thì rất khó thuê diện tích lớn. Xin hỏi, vợ chồng tôi có thể thuê đất của chính quyền hay không? Nếu thuê thì phải làm những thủ tục gì và chúng tôi được thuê bao nhiêu lâu.
  • Công nhận đất ở cho người sử dụng đất chưa có sổ đỏ
    (TN&MT) - Việc công nhận đất ở được thực hiện căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở. Nếu diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng….
  • Không ký giáp ranh có được làm sổ đỏ?
    (TN&MT) - Bạn đọc Phan Hồng Nam (Sơn Tây, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp lại sổ đỏ vì diện tích thực tế của gia đình tôi lớn hơn trong sổ đỏ cũ. Khi làm thủ tục, cán bộ địa phương yêu cầu phải đo đạc và ký giáp ranh. Tuy nhiên, nhà giáp ranh với mảnh đất của gia đình tôi đi làm ăn xa, chúng tôi cố gắng liên lạc mà không được. Xin hỏi, trong trường hợp không ký được giáp ranh thì thủ tục làm lại sổ đỏ của nhà tôi có ảnh hưởng không?
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Khôi Nguyên (Đồng Nai) hỏi: Mới đây, công ty của tôi đã nhận góp vốn 30 % của nhà đầu tư Hàn Quốc. Sau khi thay đổi cơ cấu công ty, chúng tôi muốn mở rộng quy mô. Xin hỏi, công ty của tôi có thể nhận chuyển nhượng đất từ cá nhân, tổ chức để xây dựng trụ sở, văn phòng công ty hay không?
  • Điều kiện tách thửa đất ở năm 2022
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thu Hồng (Hà Nội) hỏi: - Em trai tôi chuẩn bị lập gia đình nên bố mẹ tôi đang muốn tách thửa đất đang ở để cho vợ chồng em tôi. Nhưng gia đình tôi nhận được thông tin UBND thành phố đang tạm dừng phân lô, tách thửa nên rất hoang mang. Xin hỏi, cụ thể thông tin này như thế nào? Và điều kiện mới nhất để tách thửa năm 2022 được quy định ra sao?
  • Đất trong sổ địa chính có phải đóng tiền sử dụng khi làm sổ đỏ?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Văn Phú Hương (Nam Định) hỏi: Bố mẹ tôi được nhà nước giao đất, đã có tên trong sổ địa chính của xã. Đất này bố mẹ tôi sử dụng ổn định. Thời gian gần đây, bố mẹ tôi muốn chia đất cho anh em chúng tôi nên bố mẹ tôi muốn làm sổ đỏ cho diện tích đất này. Xin hỏi, bây giờ bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích đất này thì có phải đóng tiền sử dụng đất hay không?
  • Cấp Giấy chứng nhận và chuyển nhượng đất thuộc quy hoạch
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồng Ánh Dương (Phú Thọ) hỏi: Đầu năm 2021, vợ chồng tôi tích cóp mua được 100m2 đất tại trung tâm thị trấn. Hai bên đã hoàn tất việc mua bán. Tuy nhiên, khi đi làm sổ đỏ cho diện tích trên thì vợ chồng tôi mới biết diện tích đất này thuộc quy hoạch xây dựng công trình công cộng của huyện. Vợ chồng tôi rất lo lắng, không biết diện tích này có được cấp sổ đỏ hay không? Nếu không được cấp sổ thì chúng tôi có chuyển nhượng lại được diện tích đất này không?
  • Những quyền lợi khi làm sổ đỏ với diện tích đất hình thành trước năm 1993
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Thanh Bình (Vĩnh Phúc) hỏi: Gia đình tôi chuẩn bị làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất của bố mẹ tôi được ông bà nội để lại. Mảnh đất này được hình thành trước năm 1990. Khi tìm hiểu pháp luật tôi thấy, tùy vào thời gian bắt đầu sử dụng đất mà người đang sử dụng có những quyền lợi nhất định khi làm sổ đỏ. Vậy xin hỏi, với mảnh đất của gia đình tôi thì sẽ được hưởng cụ thể những quyền lợi gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO