Dự án 143 ha Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 trì trệ gần 10 năm: Có phải vì lợi ích nhóm?

23/04/2014, 00:00

(TN&MT) - Đã 10 năm trôi qua nhưng dự án 143 ha Thạnh Mỹ Lợi (TP.HCM) chỉ thi công hoàn tất được 66 ha, phần còn lại vẫn là bãi đất hoang...

   
(TN&MT) - Được cấp phép gần 10 năm qua, nhưng đến nay dự án 143 ha Thạnh Mỹ Lợi (quận 2, TP.HCM) chỉ thi công hoàn tất được 66 ha, phần còn lại vẫn là bãi đất hoang cỏ mọc um tùm dù các nhà đầu tư đầu tiên đã sẵn sàng hợp vốn khởi động dự án. Dư luận đặt câu hỏi: Nguyên nhân phải chăng là do chính quyền quận 2 đã cố tình kéo dài thời gian để sau đó nhằm tìm mọi cách chỉ giao cho một “nhóm lợi ích” làm chủ đầu tư thực hiện dự án?.
   
  Dự án 143 ha phường Thạnh Mỹ Lợi quận 2 (gọi tắt dự án 143) đã được UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 3077/QĐ-UB ngày 29/6/2004 về việc thu hồi tạm giao đất cho Công ty Quản lý phát triển nhà quận 2 (nay là Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 2, viết tắt là Công ty Công ích quận 2) thực hiện dự án. Tuy nhiên, gần 10 năm trôi qua, dự án “khủng” này chỉ mới thực hiện được 66 ha (khu 1 & 5), phần còn lại khoảng 81ha (khu 2,3,4 ) (bao gồm phần diện tích mở rộng lộ giới vành đai Đông) gần như trong tình trạng cỏ mọc um tùm, dậm chân tại chỗ.
   
   
     
Phần còn lại khoảng 81ha của Dự án 143 ha Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 gần như trong tình trạng cỏ mọc um tùm. 
    
   
  Theo thông tin phóng viên có được, đến cuối năm 2005, Công ty Công ích quận 2 đã ký Biên bản ghi nhớ, Hợp đồng nguyên tắc với 7 nhà đầu tư để cùng hợp vốn thực hiện dự án. Phía các nhà đầu tư cũng đã thể hiện ý chí quyết tâm đầu tư vào khu đất (81 ha) này bằng việc chuyển ngay tiền cho Công ty Công ích quận 2 để đóng tiền sử dụng đất. Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án các nhà đầu tư đã cất công nhiều tháng trời thuyết phục từng hộ dân giao đất và nhận tiền đền bù do chính họ bỏ ra mà không hề bị kiện tụng gây rối loạn trật tự xã hội nào. Kết quả là đã thỏa thuận bồi thường và thu hồi được 37 ha đất. Thay vì cùng bàn bạc tiếp tục xúc tiến, nhanh chóng triển khai dự án, thì phía UBND quận 2 lại có những động thái bất ngờ.
   
  Đó là việc Công ty Công ích quận 2 và chính quyền quận 2 mặc nhiên mời gọi thêm nhiều nhà đầu tư mới, chưa có quỹ đất, chưa đóng tiền sử dụng đất vào danh sách tham gia hợp vốn đầu tư dự án mà không hề bàn bạc thống nhất, thông báo cho các đối tác đã tham gia hợp vốn trên tinh thần hợp tác hợp vốn đầu tư và nhất là không tôn trọng ý kiến chỉ đạo qua các giai đoạn của UBND TP.HCM (đến nay, trong danh sách tham gia hợp vốn đã nâng lên thành 13 nhà đầu tư). Cụ thể: Ngày 16/7/2010 UBND quận 2 ra Văn bản số 1988/UBND-VP trình UBND TP.HCM xin chấp thuận chủ trương cho phép Công ty TNHH Thương mại – quảng cáo – xây dựng – địa ốc Việt Hân (viết tắt là Công ty Việt Hân) tham gia hợp tác với Công ty Công ích quận 2. Trong văn bản này UBND quận 2 đã ca tụng những dự án mà Công ty Việt Hân đã triển khai lên tận mây xanh mà không hề cho kiểm tra. Thực tế, qua điều tra của phóng viên, nhiều dự án “khủng” của Công ty Việt Hân ở khắp tỉnh, thành đều nằm trên giấy, chưa hình thành thực tế. Cho đến nay, Công ty Việt Hân chưa hề góp đất cũng như tiền vào thực hiện dự án. Thế nhưng, Công ty Việt Hân vẫn nghiễm nhiên có tên trong danh sách các nhà đầu tư tham gia hợp vốn(?).
   
  Cho đến năm 2012 khi thấy dự án triển khai quá chậm, UBND TP.HCM tiếp tục có Thông báo số  569/TB-VP ngày 27/7/2012 chỉ đạo: “Từ nay đến cuối năm 2012 phải tập trung bồi thường giải phóng mặt bằng xong toàn khu, nếu chậm trể sẽ thu hồi lại dự án để kêu gọi nhà đầu tư khác”. Thay vì tập trung thực hiện theo chỉ đạo tại Thông báo số 569 nêu trên thì một lần nữa, UBND quận 2 dựa vào báo cáo số 728  của Công ty Công ích quận 2 để thực hiện động thái “cầm đèn chạy trước ô tô”, phát hành công văn số 2235/UBND-TCKH ngày 1/7/2013 trình UBND TP.HCM cho phép Công ty Công ích quận 2 liên doanh với Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành Phố (Cityland) với hình thức bên Cityland góp 80%, còn Công ty Công ích quận 2 góp 20% (quỹ đất). Thông tin “đi đêm” này, các nhà đầu tư đã tham gia hợp vốn trước đây hoàn toàn không hề biết. Cho đến  ngày 20/8/2013, tức gần 1 tháng sau, các nhà đầu tư này mới nhận được thông báo của Công ty Công ích quận 2 mời họ đến để thông báo sự việc. Nếu Công ty Công ích quận 2 không đủ năng lực để thực hiện dự án thì phải bàn bạc, ưu tiên kêu gọi liên doanh từ những nhà đầu tư trước đây, là những doanh nghiệp có tâm huyết thực hiện dự án, đã tham gia góp vốn bằng tiền, bằng đất từ năm 2005, đã sẵn sàng vốn để nhanh chóng triển khai dự án. Thế nhưng, UBND quận 2 cùng Công ty Công ích quận 2 đã gạt họ ra để đưa một “ông kẹ” của nhóm cổ đông tư nhân có cái tên dễ gây hiểu nhầm là của thành phố - “Công ty địa ốc thành phố” vào, để  thâu tóm toàn bộ dự án. Có phải vì lợi ích của một nhóm nào đó mà Công ty Công ích quận 2 đã có hành động không công bằng minh bạch, không tôn trọng đối tác?. Có gì khuất tất trong việc kêu gọi liên doanh này?
   
   
   
   
  Việc bỏ qua các văn bản chủ trương của thành phố, gạt nhóm đầu tư trước ra khỏi cuộc chơi, một số nhà đầu tư đã cho rằng, có dấu hiệu của lợi ích nhóm nên nên họ có phản ứng, kiến nghị lên UBND quận 2 và UBND TP.HCM. Nội dung các văn bản này nêu thẳng: Không thống nhất việc liên doanh trên (tức giữa Công ty Công ích quận 2 – Cityland).
   
  Tuy nhiên, ngày 5/10/2013 tại Văn bản 8879/VP-ĐTMT của UBND TP.HCM đã có động thái “nương tay” bằng việc giao UBND quận 2 chỉ đạo Công ty Công ích quận 2 lập phương án thực hiện dự án, có lộ trình, giải pháp cụ thể, làm cơ sở cho UBND TP.HCM xem xét việc gia hạn. Đành rằng, dự án thuộc quản lý Nhà nước và phải giao cho đơn vị hành chính sự nghiệp quản lý để tìm kiếm lợi nhuận; nhưng với một doanh nghiệp thiếu năng lực như Công ty Công ích quận 2 thì kiếm đâu ra nguồn tài chính để thực thi dự án quy mô “khủng” như khu 143 ha Thạnh Mỹ Lợi? Và hệ quả là nó đã kéo dài đến tận ngày hôm nay trên 10 năm và không biết đến bao giờ dự án mới được triển khai thực hiện.
   
  Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 26/10/2012 UBND TP.HCM có công văn 5462/UBND-ĐTMT về chủ trương và giải pháp xử lý các dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố. Theo đó, đối với dự án nhà ở có tiến độ thỏa thuận bồi thường chậm, đạt dưới 50% diện tích đất của dự án, UBND TP.HCM không tiếp tục gia hạn thỏa thuận địa điểm. Hiện nay, Công ty Công ích quận 2 và các đơn vị tham gia hợp vốn chỉ mới tự thỏa thuận bồi thường được 370.831,44 m2 chiếm tỷ lệ 46,3% /800.864 m2 diện tích đất của dự án. Phải chăng chủ trương này không áp dụng đối với chủ đầu tư dự án là doanh nghiệp Nhà nước?.
   
  Nhà đầu tư và người dân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án tiếp tục than trời và mỏi mòn chờ đợi. Bao nhiêu tiền của mồ hôi nước mắt mà nhà đầu tư đã bỏ vào đầu tư dự án gần 10 năm trôi qua nhưng vẫn không thể thực hiện được. Họ chỉ còn biết mong chờ vào sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của UBND TP.HCM trên cơ sở tránh thiệt thòi cho các doanh nghiệp đã hợp vốn theo chính chủ trương của UBND TP.HCM trước đây.
   
  Bài và ảnh: Việt Đức
   
  

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
  • Mua đất từ năm 2006 bằng giấy tờ viết tay có được làm sổ đỏ không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Giang (Hưng Yên) hỏi: Bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất từ năm 2006. Lúc mua, bố mẹ tôi và nhà hàng xóm làm giấy tờ viết tay. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên bố mẹ tôi chưa làm sổ đỏ. Sau khi bán đất, nhà hàng xóm chuyển vào đi nơi khác sinh sống. Từ lúc mua đến nay, diện tích đất này không có tranh chấp với ai. Xin hỏi, đến giờ, bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích này có được không?
  • Đối tượng và điều kiện được chuyển đổi đất nông nghiệp
    (TN&Mt) - Bạn đọc Lê Thanh Phương (Hà Nam) hỏi: Bố mẹ tôi được phân chia đất nông nghiệp từ năm 1989. Tuy nhiên, diện tích được phân khá xa nơi bố mẹ tôi sinh sống. Nhiều năm trở lại đây, bố mẹ tôi cho người quen trong xóm canh tác. Xin hỏi, bố mẹ tôi muốn hoán đổi diện tích đất đó để lấy mảnh ruộng gần nhà có được không? Nếu được thì thủ tục hoán đổi như thế nào?
  • Đất đã hiến có đòi lại được không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Quang Đức (Thanh Oai – Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi có nguyện vọng hiến một phần đất nhỏ để làm đường đi chung của xóm. Xin hỏi, thủ tục hiến đất hiện nay được quy định như thế nào? Sau này, khi cơ sở hạ tầng giao thông của xóm phát triển, gia đình tôi có đòi lại được diện tích đã hiến hay không?
  • Thời hạn và cách thức xử lý khi nộp chậm tiền sử dụng đất
    (TN&MT) - Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất ở với diện tích 250m2. Trong lúc làm sổ đỏ, chúng tôi có nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chúng tôi chưa có tiền để nộp. Xin hỏi, thời hạn nộp tiền sử dụng đất là bao lâu? Nếu không nộp thì chúng tôi có được cấp sổ hay không? Nộp chậm tiền sử dụng đất thì có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?
  • Xử lý nghiêm những vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, pháp luật hiện hành đã có những quy định và hướng dẫn cụ thể về giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhất là những thủ tục về cấp Giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng. Tất cả những vi phạm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
  • Trường hợp nào được thế chấp quyền sử dụng đất?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Phương Hà Mai (Ninh Bình) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất của Nhà nước để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên chúng tôi muốn thuê đất trả tiền hàng năm và dùng chính mảnh đất đấy thế chấp, vay vốn ngân hàng để lấy vốn đầu tư cơ sở chăn nuôi, con giống…Xin hỏi, vợ chồng tôi có thuộc đối tượng được thuê đất không? Sau khi thuê chúng tôi có thế chấp diện tích đất thuê hay không?
  • Hồ sơ và thủ tục tách thửa đất tái định cư
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Thị Mười (Thái Bình) hỏi: Gia đình tôi nhận được 1 mảnh đất tái định cư từ năm 2020. Do con trai tôi sắp lấy vợ nên tôi muốn tách mảnh đất này làm đôi để tặng cho con trai 1 phần. Xin hỏi, đất tái định cư có được tách sổ đỏ hay không? Nếu được thì thủ tục tách và thời gian tách là bao nhiêu lâu?
  • Quy định mới nhất về các khoản chi bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất
    (TN&MT) - Hiện nay, đơn vị chúng tôi đang phải lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Xin hỏi, nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gồm những khoản chi nào? Chúng tôi có thể tìm hiểu thông tin mới nhất liên quan đến vấn đề này tại văn bản nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO