Đồng thuận chung tay bảo vệ môi trường huyện Phong Thổ -Lai Châu

Hoàng Châu | 02/12/2022, 08:59

(TN&MT) - Bảo đảm vệ sinh môi trường không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn là lợi ích lâu dài. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) đã chú trọng, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm “Chung tay bảo vệ môi trường”, nhờ đó môi trường trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo, không có tình trạng ô nhiễm, đến nay công tác môi trường của huyện đã tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Xác định môi trường là một trong những yếu tố then chốt đánh giá sự phát triển toàn diện bộ mặt nông thôn của huyện, vì vậy hàng năm, huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch tuyên truyền hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Nước thế giới. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, hiện nay công tác bảo vệ môi trường ở các xã vùng cao biên giới vẫn gặp một số những khó khăn, nhất là bài toán về rác thải sinh hoạt. Nguyên nhân là do nhận thức của Nhân dân còn hạn chế trong việc phân loại và xử lý rác thải; điểm tập kết rác của các xã chưa phát huy hết hiệu quả.

a1.pt.jpg

Đoàn viên, thanh niên huyện Phong Thổ xây dựng mô hình biến điểm tập kết rác thành vườn hoa đẹp.

Ông Trần Bảo Trung – Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ cho biết: Huyện chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể phối hợp với xã trong việc tăng cường hướng dẫn Nhân dân, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng khó khăn, biên giới phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày; thực hiện các hoạt động lao động sản xuất, phát triển kinh tế gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường.

Cùng với đó, huyện thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra cơ sở, hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ ăn uống; tổ chức thực hiện ký cam kết bảo vệ môi trường. Đồng thời tập trung các nguồn lực để thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó, huyện lồng ghép các nguồn vốn xây dựng NTM và các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng giao thông liên bản, liên xã; sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo hướng “chất lượng nước đạt tiêu chuẩn nước sạch”.

Hiện nay, toàn huyện có trên 64% đường trục xã, trục bản đã được cứng hóa, khang trang, sạch đẹp. Huyện đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa 10 công trình nước sinh hoạt, nâng tổng số công trình nước sinh hoạt toàn huyện lên 159; nhờ đó trên 88% dân số của huyện được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh môi trường. huyện đã hỗ trợ cho các xã 134 xe đẩy rác, 320 thùng đựng rác.

a3.py.jpg

Đoàn viên, thanh niên xã Mồ Sì San (huyện Phong Thổ) chung tay dọn vệ sinh môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, hàng năm, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, trường học trên địa bàn huyện cũng thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo nhằm chung tay bảo vệ môi trường. Điển hình như, các cơ sở Đoàn trong toàn huyện tổ chức các chiến dịch ra quân tình nguyện trồng cây xanh, dọn vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh nhân dịp Tháng Thanh niên, Ngày Môi trường thế giới (5/6); khắc phục sự cố sau mưa lũ.

Cùng với đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng “nhà sạch, vườn đẹp”, Cuộc vận động “5 không, 3 sạch”. Hiện nay, toàn Hội đã duy trì 6 mô hình trồng con đường hoa, 43 mô hình vệ sinh môi trường, tổ thu gom rác thải với gần 2 nghìn hội viên tham gia. Qua bình xét thi đua, trên địa bàn huyện có hơn 13 nghìn hộ đạt “3 sạch” (sạch bếp, sạch nhà, sạch ngõ) của Cuộc vận động. Các đơn vị trường học, cơ quan, doanh nghiệp trong huyện chung tay bảo vệ môi trường sống thông qua việc tích cực tham gia các phong trào thi đua: xây dựng cơ quan xanh – sạch – đẹp; môi trường không khói thuốc; trường học thân thiện…

a2.pt(1).jpg

Một góc bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu

Hiện nay, huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xây dựng kế hoạch xây lò đốt rác tại các bản. Tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ người dân xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức chính trị-xã hội, các xã, thị trấn đẩy mạnh triển khai những giải pháp sáng tạo, hiệu quả bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn ở từng địa phương, từng đơn vị. Nhân dân duy trì dọn vệ sinh đường, ngõ bản hàng tuần, hàng tháng; không chăn thả gia súc, gia cầm bừa bãi; bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước; hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Vận động, khuyến khích các hộ làm nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh.

Bài liên quan
  • Sơn La: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
    (TN&MT) - Nhận thức rõ tầm quan trọng về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Sơn La đã xây dựng Kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, địa phương để triển khai hiệu quả quản lý chất lượng môi trường không khí.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Phân vùng sạt lở để chủ động phòng tránh
    (TN&MT) - Trượt lở, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét là những hiện tượng thiên tai vô cùng nguy hiểm, hàng năm đều gây thiệt hại về người và tài sản cho tại các tỉnh miền núi. Nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo, các nhà khoa học của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã xây dựng bản đồ phân vùng phục vụ phòng chống thiên tai một cách chủ động hơn.
  • Nam Định: Rác ngập và tiềm ẩn nhiều rủi ro tại điểm du lịch tự phát
    Điểm du lịch tự phát nhà thờ đổ thuộc xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đang hiện hữu nhiều nguy cơ mất an toàn vì gắn liền với một công trình nhà thờ nằm ngay chân sóng, trong tình trạng "sắp đổ" những phần còn lại. Bên cạnh đó, tình trạng xả rác tràn lan dọc bãi biển đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan và hệ sinh thái.
  • Thanh Hóa: Báo động tình trạng sạt lở trên sông Bưởi
    Những ngày gần đây tình trạng sạt lở ở sông Bưởi xã Thạch Định, Thành Trực (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ dân sống ven sông Bưởi.
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Học sinh Điện Biên chế tạo máy vớt rác tự động trên kênh mương
    (TN&MT) - Mới đây, một nhóm học sinh Trường Tiểu học và THCS Sam Mứn, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã chế tạo thành công máy vớt rác tự động cho kênh mương. Thiết bị đã được sử dụng trong thực tế, khẳng định được hiệu quả và đạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Điện Biên năm 2023.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Tân Uyên – Lai Châu: Hiệu quả từ dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã có ý thức hơn trong việc giữ rừng, phát triển rừng. Những cánh rừng trên địa bàn huyện cũng nhờ đó mà ngày càng xanh tốt. Tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện ngày một nâng lên.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
  • Phiên chợ xanh — Bảo vệ môi trường nông thôn
    (TN&MT) - Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023, ngày 26/9, tại Bến đò Tam Cốc (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Ninh Bình tổ chức sự kiện truyền thông “Phiên chợ xanh – Bảo vệ môi trường nông thôn” với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”.
  • Bảo tồn đa dạng sinh học và tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng
    Bảo vệ và phát triển rừng bền vững luôn được Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống thực hiện rất tốt trong những năm qua. Từ đó, góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Võ Minh Sơn - Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Pù Huống về vấn đề này.
  • Dự báo thời tiết ngày 26/9: Đông Bắc Bộ mưa rào rải rác và có nơi có dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày 26/9, phía Tây Bắc Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng khu vực đồng bằng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO