Đồng Tháp: Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Trần Thắng | 23/07/2020, 19:32

(TN&MT) - Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường với các tổ chức tôn giáo về “Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” (giai đoạn 2015 – 2020) gắn với các phong trào thi đua yêu nước đã tạo ra những hiệu ứng tích cực lan tỏa trong cộng đồng dân cư.

Tam Nông là địa bàn huyện nông nghiệp, đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo chiếm gần 40% dân số, có 08 tổ chức tôn giáo và 25 cơ sở thờ tự trên địa bàn, gồm: Phật giáo Việt Nam, Công giáo, Tin lành, Cao Đài Tây Ninh, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam. Trong đó, Phật giáo Hòa Hảo chiếm tỷ lệ trên 50% số lượng đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn Huyện.

 

Hầu hết đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo là người lao động, có niềm tin tôn giáo sâu sắc và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường. Đại đa số chức sắc, chức việc tôn giáo trên địa bàn Huyện yên tâm làm việc đạo, có ý thức đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo ngày càng nhận thức rõ lợi ích của quốc gia dân tộc và lợi ích của công cuộc đổi mới, gắn bó mật thiết với lợi ích của bản thân và lợi ích của tôn giáo mình.

Từ đó, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương nói chung có nhiều thuận lợi được đông đảo đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo, các vị chức sắc, chức việc tích cực hưởng ứng, đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần quan trọng trong công tác phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; xây dựng quê hương Tam Nông ngày càng đổi mới, văn minh.

Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân, cũng như đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (BVMTƯPBĐKH) thông qua các buổi sinh hoạt của các chi, tổ hội, mô hình, câu lạc bộ; các buổi sinh hoạt, học giáo lý của các tôn giáo; kể cả các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp để lồng ghép chiếu phim tư liệu tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường (BVMT); phối hợp với các đơn vị, ngành chuyên môn tổ chức các đợt phát động, nhất là việc phát động toàn dân thông qua lễ Mittinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6.

 

Qua đó, đã từng bước nâng cao ý thức về BVMT trong cộng đồng nói chung, riêng đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo tích cực tham gia, ngăn ngừa ô nhiễm và BVMT. Tất cả 8/8 tổ chức tôn giáo trên địa bàn huyện đã xây dựng 16 câu lạc bộ về Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia BVMTƯPBĐKH, với từng phần việc cụ thể, thiết thực phù hợp với từng địa bàn, khu dân cư và của từng tổ chức tôn giáo, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con tín đồ thực hiện tốt việc sử dụng nước hợp vệ sinh, thực hiện tốt việc thu gom rác và xử lý rác thải, nhất là việc tham gia đóng góp thu gom rác thải tập trung; không vào vườn quốc gia Tràm Chim săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng...

Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ đã tác động nhận thức của đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo có sự chuyển biến tích cực và sự đồng thuận cao thể hiện qua những việc làm cụ thể, thiết thực và ý nghĩa. Điển hình tiêu biểu là Câu lạc bộ “Tín đồ tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo xã Phú Đức tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”; Câu lạc bộ “Tín đồ họ đạo Cao đài xã Phú Cường sử dụng nước hợp vệ sinh, không có ao tù nước đọng, thực hiện tốt việc thu gom rác và xử lý rác thải hợp vệ sinh”.

Ngoài ra, còn có các Câu lạc bộ “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” của Giáo xứ Thánh Tâm xã Tân Công Sính; Câu lạc bộ “Vệ sinh môi trường và trật tự đô thị” của Giáo xứ Thiên Phước, Họ đạo Cao đài thị trấn Tràm Chim và nhiều Câu lạc bộ khác của tất cả các tôn giáo trên địa bàn được xây dựng để vận động tín đồ của tôn giáo mình tích cực hưởng ứng và đi vào hoạt động hiệu quả.

Đáng nêu là đông đảo người dân và đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo đồng thuận cao việc xây dựng đoạn đường xanh – sạch – đẹp được triển khai thực hiện mỗi xã ít nhất 1 đoạn đường (toàn huyện hiện xây dựng được 16 đoạn đường điểm của Huyện); mô hình “3 sạch”; tuyến đường trồng hoa kiểng,…tạo cảnh quang môi trường, góp phần giúp các xã nông thôn mới (An Hòa, Phú Cường, Hòa Bình) nâng chất tiêu chí môi trường. Qua đó, không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, BVMT, mà còn chung sức cộng đồng trách nhiệm xây dựng đường làng xanh-sạch-đẹp, khắc phục ô nhiễm môi trường, xây dựng nông thôn mới.

Kết qủa trên mang lại hiệu ứng tích cực, từ việc trước đây, người dân chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác BVMTƯPBĐKH, theo số liệu thống kê của Huyện vào cuối năm 2016 tỷ lệ hộ dân thực hiện các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt chưa đến 30%.

Sau khi triển khai thực hiện Kế hoạch liên tịch về phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia BVMTƯPBĐKH thì phong trào được lan tỏa sâu rộng, nhận thức của người dân có sự chuyển biến rõ rệt, vai trò tự quản của từng hộ gia đình trong BVMT sống xung quanh, cũng như trong sản xuất, chăn nuôi được phát huy và được quan tâm hơn. Đến nay, tỷ lệ người dân trong Huyện đăng ký thực hiện thu gom rác thải tập trung và thực hiện các phương pháp tự hủy tại gia đình đạt trên 80%.

Nhằm tiếp tục phát huy những phương thức, cách làm hiệu quả những năm qua, hướng tới, MTTQ huyện Tam Nông phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nội bộ tổ chức và tín đồ tôn giáo về ý nghĩa, tầm quan trọng, hiểm họa nghiêm trọng của môi trường, biến đổi khí hậu đối với đời sống con người, từng bước nâng cao nhận thức, tích cực chấp hành, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời, chung tay bảo vệ môi trường; phối hợp vận động các tín đồ tôn giáo và nhân dân không sử dụng vật tư, phương tiện tạo ra những sản phẩm độc hại hay thực hiện quy trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường; sử dụng chất cấm, chất kích thích và chất bảo vệ thực vật không đúng quy định trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến, dịch vụ gây hại cho người và môi trường sản xuất, nuôi trồng, bảo đảm an toàn thực phẩm...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bão KOINU gây gió mạnh cấp 7-10, biển động dữ dội
(TN&MT) - Dự báo về tác động của bão KOINU trên biển, sáng 5/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 7-10, từ chiều ngày 5/10 vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11-12, giật cấp 15; biển động dữ dội.
Đừng bỏ lỡ
  • Vườn Quốc gia Bạch Mã đón 2 cá thể gấu đầu tiên
    (TN&MT) - Hai cá thể gấu đã được đưa từ Hà Nội về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam II tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Đây cũng là 2 cá thể gấu đầu tiên được trung tâm này tiếp nhận.
  • Thừa Thiên – Huế: Nhiều động vật quý được thả về môi trường tự nhiên
    (TN&MT) - 1 cá thể trăn đất và 1 cá thể khỉ vàng vừa được người dân ở Thừa Thiên – Huế phát hiện, bàn giao cho kiểm lâm để thả về tự nhiên.
  • Dự báo xâm nhập mặn đến sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Mùa mưa năm nay theo dự báo chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 - 10 và sẽ kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Do vậy, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn dự báo xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12).
  • Bão KOINU có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão KOINU cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
  • Bão KOINU cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam.
  • Chỉ số bảo vệ môi trường Điện Biên xếp 19/63 tỉnh, thành trong cả nước
    (TN&MT) - Chỉ số bảo vệ môi trường của tỉnh Điện Biên trong 2 năm 2020 và 2021 luôn đứng trong top khá, xếp thứ 19/63 tỉnh thành trong cả nước. Thực tế cho thấy, những năm qua Điện Biên là tỉnh không để phát sinh mới về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực lớn của ngành tài nguyên môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong những năm trở lại đây.
  • Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022
    (TN&MT) - Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022.
  • Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
  • Quảng Ninh: Chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
  • Chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc Philippin
    (TN&MT) - Sáng 3/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 3688/VPTT về việc chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc của Philippin.
  • Hậu Giang: Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, các ngành, người dân quan tâm triển khai thực hiện, góp phần hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng ổn định, bền vững.
  • Lai Châu: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành và địa phương, tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Qua đó, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO