Môi trường

Đông Nam Á đón 15 triệu đô la Mỹ cho chuyển dịch năng lượng

Khánh Ly 16:34 22/05/2023

(TN&MT) - Ngày 22/5, Tổ chức Đầu tư Quốc tế Anh (BII) đã công bố cam kết đầu tư 15 triệu đô la Mỹ vào Quỹ Chuyển dịch năng lượng châu Á SUSI (SAETF) - một quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng chuyển dịch năng lượng tập trung vào khu vực Đông Nam Á. 

Đây là cam kết đầu tiên của BII - Tổ chức tài chính phát triển và nhà đầu tư tác động của Chính phủ Anh - tại khu vực Đông Nam Á, nhằm trong kế hoạch tái gia nhập khu vực này. BII cùng các tổ chức tài chính phát triển khác, trong đó có AIIB, FMO, Swedfund, Norfund, OeEB, cùng các nhà đầu tư tư nhân sẽ hỗ trợ SAETF. Các khoản đầu tư tập trung vào cơ sở hạ tầng trong toàn bộ quá trình chuyển dịch năng lượng, bao gồm các dự án năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và lưu trữ năng lượng; chú trọng các nền kinh tế mới nổi ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

2504_thucdaynangluongsach.jpg
Tổ chức Đầu tư Quốc tế Anh (BII) sẽ cung cấp tài chính cho các nỗ lực chuyển dịch năng lượng ở Đông Nam Á

Nỗ lực này cũng nằm trong sự hỗ trợ của Vương quốc Anh đối với Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) của Việt Nam, góp phần huy động tài chính để hỗ trợ Việt Nam đạt được tham vọng bền vững.

Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew cho biết: Các khoản đầu tư tương tự như thế này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Vương quốc Anh trong việc hỗ trợ Việt Nam khai thác tiềm năng năng lượng sạch dồi dào và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế bền vững, mang tính chuyển đổi.

Quỹ SAETF hiện do công ty SUSI Partners quản lý. Gần đây, công ty đã công bố khoản đầu tư vào Asia Clean Capital Vietnam - nhà phát triển năng lượng mặt trời cho các đối tác thương mại và công nghiệp tại Việt Nam. Theo ông Wymen Chan, Giám đốc Châu Á của Công ty SUSI Partners: Nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á đang tăng nhanh cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực. Mục tiêu của chúng tôi là hướng nguồn tài chính vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng này diễn ra một cách bền vững. Điều này sẽ chứng minh Đông Nam Á không chỉ là một thị trường có sức ảnh hưởng mà còn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư, cả khu vực công và tư nhân.

Cam kết này là bước đầu tiên để hiện thực hóa mục tiêu của BII về đầu tư lên tới 500 triệu bảng Anh cho tài chính khí hậu ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, góp phần đạt được 30% tổng số cam kết mới cho lĩnh vực tài chính khí hậu.

Để đóng góp vào các mục tiêu giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và Thỏa thuận Paris, Quỹ tài trợ cho các giải pháp năng lượng sạch; cung cấp nguồn điện bền vững với môi trường và giá cả phải chăng cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng; giúp các khu vực khó khăn tiếp cận giải pháp năng lượng sạch.

Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới. Hầu hết các nền kinh tế đã mở rộng quy mô, tăng gấp hơn hai lần kể từ năm 2000. Điều này kéo theo nhu cầu năng lượng trong khu vực đã tăng trung bình khoảng 3%/năm trong hai thập kỷ qua. Theo các nghiên cứu, khu vực Đông Nam Á để đạt mục tiêu phát triển bền vững toàn diện sẽ cần huy động ít nhất 200 tỷ USD đầu tư cho lĩnh vực năng lượng vào năm 2030, với hơn 3/4 nguồn năng lượng chuyển đổi thành năng lượng sạch.

Chính vì vậy, khoản đầu tư của BII cũng hướng đến mục tiêu thu hút thêm các nhà đầu tư thương mại để mở ra nhiều cơ hội tài chính khí hậu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững trong khu vực.

Cam kết từ BII sẽ đóng góp vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc về Năng lượng Sạch với Giá thành Hợp lý (SDG 7), Công việc tốt và Tăng trưởng Kinh tế (SDG 8) và Hành động về Khí hậu (SDG 13).

Bài liên quan
  • Tăng cường vai trò của Quốc hội trong chuyển dịch năng lượng và giảm phát thải
    (TN&MT) - Ngày 22/11, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) đã phối hợp tổ chức khai mạc Chương trình Đối thoại quốc gia: “Chuyển dịch năng lượng bền vững – Quản trị, Tài chính và Công nghệ”. Đối thoại nhằm làm rõ nỗ lực của Việt Nam trong việc hiện thực hóa cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải thông qua chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết 30/9/2023: Miền Bắc hứng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối
    (TN&MT) - Dự báo thời tiết ngày 30/9, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.
  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm niên vụ nông sản 2023-2024
    (TN&MT) - Qua rà soát, niên vụ 2023-2024, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 145 hộ thuộc 7 xã đăng ký hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi. Để bảo vệ môi trường, nguồn nước, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các giải pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm.
  • Đầu tháng 10/2023, không khí lạnh có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ
    (TN&MT) - Ngày 29/9, dự báo xu thế khí hậu tháng thời kỳ từ ngày 1-31/10/2023, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết không khí lạnh trong tháng 10/2023 sẽ bắt đầu có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ.
  • Đồng Nai: Yêu cầu kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7529/STNMT-CCBVMT gửi đến UBND các huyện, thành phố Long Khánh về việc kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh.
  • Đắk Lắk: Ứng dụng công nghệ số để giảm thiểu thiêt hại từ thiên tai
    Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
  • Chuẩn hóa trái sầu riêng để "vui chung"
    (TN&MT) - Những ngày này, huyện Krông Pắc – thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắc Lắc đang vào vụ thu hoạch rộ. Các thương lái, công ty đến thu mua khá đông, giá chốt đầu vụ dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại, khiến bà con rất phấn khởi. Cây sầu riêng đang mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân cũng như các cơ sở, đại lý thu mua sơ chế, đóng gói, tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng trên địa bàn.
  • Thích ứng BĐKH ở Long An: Hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, tỉnh Long An đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, đặc biệt là chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.
  • Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh và giảm thải nhằm thực hiện cam kết Net Zero được nhiều nước trên thế giới đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác hại đến môi trường. Việc ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN đầu tiên tại Việt Nam được kỳ vọng doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch, ít carbon và hiệu quả hơn.
  • Đẩy lùi nạn buôn bán, săn bắt động vật hoang dã: Báo chí là “vũ khí”
    (TN&MT) - Đó là phát biểu của Tiến sĩ sinh học Tilo Nadler - Giám đốc Chiến lược bảo tồn của tổ chức Three Monkeys Wildlife Conservancy, người sáng lập - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) Vườn Quốc gia Cúc Phương tại Chương trình tập huấn tăng cường năng lực báo chí khai thác đề tài buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật.
  • Phát động cuộc thi vẽ tranh Đan Mạch trong mắt em 2023
    (TN&MT) - Ngày 29/9, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) đã phát động cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em 2023". Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình kỷ niệm 10 năm ký hết Hiệp định Đối tác toàn diện Việt Nam – Đan Mạch.
  • Khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác thải sinh hoạt
    (TN&MT)- Sáng 29/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp nghe Cục Kiểm soát ô nhiễm báo cáo về việc hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Tham dự cuộc họp có đại diện các Vụ Pháp chế, Khoa học và Công nghệ; đại diện Sở TN&MT thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên.
  • Tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
    (TN&MT) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Văn bản số 24/BCH-BPTT về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ trên đại bàn tỉnh.
  • Để vùng đất ngập nước Trà Sư phát triển gần hơn với tiêu chí của Công ước quốc tế Ramsar…
    (TN&MT) - Đây là mục tiêu được An Giang đặt ra đối với khu đất ngập nước Trà Sư sau một thời gian bị tác động bởi biến đổi khí hậu và các tác nhân từ con người.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO