Đồng Nai: Quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước

01/04/2014 00:00

(TN&MT) - Đồng Nai đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể để mang lại hiệu quả trong quản lý, khai thác sử dụng… nguồn tài nguyên nước.

(TN&MT) - Đồng Nai là một tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp phát triển nhanh, thu hút đông đảo lực lượng lao động, từ đó dân số tăng đột biến, nên việc sử dụng nước là rất lớn. Vì thế, Đồng Nai đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể để mang lại hiệu quả trong quản lý, khai thác sử dụng… nguồn tài nguyên nước.
   
Khai thác s dng hp lý ngun nước
   
  Theo các kết quả nghiên cứu, điều tra, quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện trong thời gian qua, cho thấy tiềm năng nước dưới đất 5.039.300 m3/ngày, hiện trạng khai thác nước dưới đất 1.235.600 m3/ngày, tỉ lệ khai thác so với tiềm năng chiếm 24,5 %. Do vậy, việc khai thác như hiện nay là đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
   
Đồng Nai đã và đang khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước
    
   
  Kết quả tính toán, đánh giá tiềm năng nguồn nước của Hội đồng Quốc gia Tài nguyên nước và các nghiên cứu có liên quan của các ngành thì Hệ thống sông Đồng Nai nói chung cũng như tỉnh Đồng Nai nói riêng có tiềm năng về nguồn nước mặt khá phong phú. Tổng lượng nước nội sinh trong tỉnh Đồng Nai xấp xỉ 6 tỷ m3 và lượng nước ở các tỉnh lân cận chảy vào khoảng 18 tỷ m3, hiện trạng khai thác 12.556.000m3/ngày, tỉ lệ khai thác so với tiềm năng hiện nay mới ở mức 0,05%.
  Ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai nhận định, việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước như hiện nay là hợp lý, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh không chủ quan mà ngay từ bây giờ phải có định hướng quy hoạch khai thác nguồn nước hợp lý, tiết kiệm, nhất là khai thác nước dưới đất.
   
Qun lý cht ngun nước thi
   
   
  Để giảm thiểu đến mức thấp nhất ô nhiễm nguồn nước, ông Nguyễn Ngọc Thường cho biết, Đồng Nai đã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể và đem lại hiệu quả trong quản lý nguồn nước thải như hàng năm đều có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc xả nước thải đối với các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, đặc biệt giám sát chặt chẽ việc xả thải đối với các cơ sở có nguồn thải lớn; tăng cường quan trắc nước thải về số lượng điểm, về tần suất đối với nước thải tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất.
   
  Mặt khác, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã tăng cường quan trắc nước mặt tại các sông nơi tiếp nhận nguồn thải lớn như sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông La Ngà, sông Buông…; lắp đặt các trạm quan trắc nước thải tự động tại các khu công nghiệp có nước thải ổn định. Hiện nay đã có 29 trạm quan trắc nước thải tự động tại các khu công nghiệp và 04 trạm quan trắc nước mặt trên các sông nơi tiếp nhận nguồn thải; đề xuất lãnh đạo tỉnh thu hút đầu tư các ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước thải ít.
   
Quy hoch tài nguyên nước đến năm 2020
   
  Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, để bảo vệ và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên nước, Đồng Nai đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nổi bật như là một tỉnh đã sớm quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2020 trong cả nước. Tỉnh cũng đang thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ tài nguyên nước nước dưới đất, đến nay đã hoàn thành trên địa bàn thị xã Long khánh, năm 2014 đang thực hiện trên địa bàn huyện Trảng Bom và Long Thành.
   
  Bên cạnh đó, Đồng Nai đã cơ bản hoàn thành dự án điều tra đánh giá nguồn thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước để từ đó đánh giá chất lượng nguồn tài nguyên nước của tỉnh và có kế hoạch khoanh vùng các khu vực cho phép xả thải, khu vực hạn chế và khu vực tạm thời cấm xả thải nhằm bảo vệ nguồn nước. Hàng năm, tỉnh đều có kế hoạch quan trắc nguồn nước dưới đất và nước mặt nhằm theo dõi chất lượng nguồn nước để khuyến cáo trong khai thác, sử dụng nguồn nước.
  Đồng Nai cũng đã tiến hành điều tra xác định và có phương án trám lấp các giếng khoan, giếng đào không sử dụng và đã trám lấp các giếng không sử dụng trên địa bàn huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và thành phố Biên Hòa. Năm 2014, đang thực hiện trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu và Thống Nhất. Đồng thời, không cấp phép khai thác nước dưới đất các khu vực đã có hệ thống cấp nước máy và theo dõi, yêu cầu trám lấp các giếng khai thác nước dưới đất khi có hệ thống cấp nước máy đối với các doanh nghiệp, khu công nghiệp.
   
  Ông Nguyễn Ngọc Thường nhấn mạnh, mục tiêu của quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2020 và những năm tiếp theo của tỉnh Đồng Nai là để quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên nước; hạn chế tình trạng làm cạn kiệt nguồn nước và bảo vệ môi trường, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
   
  Bài và ảnh: Tú Nguyn
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đồng Nai: Quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO