Dân tộc - Tôn giáo

Đồng bào Phật giáo Hòa Hảo chung sức xây dựng quê hương

Theo TTXVN/Báo Tin tức 20:22 24/06/2024

85 năm qua, kể từ khi Phật giáo Hòa Hảo được Đức Huỳnh Phú Sổ sáng lập (năm 1939) và được Nhà nước công nhận tổ chức tôn giáo (năm 1999), tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã không ngừng mở rộng, đời sống đồng bào không ngừng được nâng lên.

Chú thích ảnh
Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mời (tỉnh Đồng Tháp) phối hợp với chính quyền địa phương trao nhà Đại đoàn kết cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: TTXVN phát

Từ năm 2019 đến nay, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cùng đồng bào trong toàn đạo đã đóng góp gần 2.500 tỷ đồng thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện, xây dựng nông thôn mới, xây nhà đại đoàn kết, giúp đỡ người nghèo. Qua đó, tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nâng cao đời sống đồng bào, mở rộng tổ chức

Ông Nguyễn Tấn Đạt, Trưởng ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cho biết, 85 năm qua, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã có bước phát triển rất tích cực, rõ nét trong tất cả các mặt.

Theo ông Nguyễn Tấn Đạt, so với nhiệm kỳ I (năm 1999), Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo chỉ có 257 đại diện và trợ lý đạo sự; đến nay, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã có 406 Ban Trị sự cơ sở ở các xã, phường, thị trấn và 5 điểm nhóm sinh hoạt tại 18 tỉnh, thành phố trong cả nước, từ Cà Mau (cực Nam Tổ quốc) cho tới thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bình Định (miền Trung)…

Nhân sự của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo từng bước được bổ sung và tăng cường, đáp ứng yêu cầu công việc của Giáo hội. Một bộ phận Trị sự viên, chức việc, nhân viên của Giáo hội nỗ lực tu học, phấn đấu học tập, vươn lên, được nêu gương trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc các cấp phát động.

Chú thích ảnh
Bà con tín đồ Phật giáo Hoà Hảo tích cực tham gia xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, góp phần cùng với các địa phương hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Công Mạo/TTXVN

Trưởng ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Tấn Đạt khẳng định, nơi nào có tổ chức Ban Trị sự cơ sở, nơi đó các hoạt động đạo sự và việc tu hành của đồng bào được hướng dẫn theo đúng tôn chỉ Giáo lý của Đức Thầy và đường hướng hành đạo của Giáo hội. Bà con được hướng dẫn đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động từ thiện - nhân đạo, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hạn chế những biểu hiện sai lệch tôn chỉ Giáo lý, giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Cũng theo Trưởng ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Tấn Đạt, ngoài 4 chương trình đạo sự trong tâm, các đạo sự phụ trợ khác như văn thư hành chính, tài chính, giáo sản… tiếp tục triển khai có hiệu quả. Thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo được UBND tỉnh An Giang công nhận thêm 3 chùa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để Giáo hội xây dựng mới 22 trụ sở. Công tác quản lý, điều hành Ban Quản tự các chùa Phật giáo Hòa Hảo có chuyển biến tốt, phục vụ thường xuyên, bảo đảm cho các chương trình đạo sự trọng tâm và sự điều hành của Ban Trị sự Trung ương, Ban Đại diện tỉnh, thành phố, Ban Trị sự cơ sở được xuyên suốt, nhất quán…

Trưởng ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cho rằng, để đạt được những thành tựu trên, trước hết là nhờ chủ trương, chính sách, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo nói chung, Phật giáo Hòa Hảo nói riêng. Cùng với đó là sự đồng tâm, hiệp lực của Giáo hội và toàn thể đồng bào trong việc giữ gìn, bảo vệ và thực hành lời dạy của Đức Thầy nhằm đem lại những điều tốt đẹp nhất cho toàn thể nhân dân.

Gắn kết đạo - đời

Chú thích ảnh
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (An Giang) tích cực tham gia các hoạt động từ thiện - xã hội. Ảnh: TTXVN phát

Với đường hướng “Vì đạo pháp, vì dân tộc”, tôn chỉ hành đạo “học Phật, tu nhân”, thể hiện lòng nhân ái, tình yêu thương con người, đồng bào Phật giáo Hòa Hảo tích cực tham gia các hoạt động từ thiện - xã hội, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Ông Lê Ngọc Lợi, Phó trưởng Ban Trị sự Trung ương, Trưởng ban Từ thiện - Xã hội Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ban, ngành, đoàn thể các địa phương, sự đồng hành, ủng hộ của nhà hảo tâm, người dân, hoạt động từ thiện - xã hội của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã có những đóng góp tích cực thể hiện trên nhiều mặt: Chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, xây nhà từ thiện, xây dựng, sửa chữa cầu, đường nông thôn, bếp ăn từ thiện, tặng quà người nghèo, bảo vệ môi trường…

Đặc biệt, những năm gần đây, công tác khuyến học được đẩy mạnh bằng việc xây dựng bếp ăn sinh viên, tặng học bổng, mua sắm dụng cụ học tập, phương tiện đi lại, hỗ trợ bảo hiểm y tế… với tổng trị giá gần 6 tỷ đồng. Năm 2023, Ban Từ thiện - Xã hội (Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo) phối hợp các Ban Trị sự cơ sở xây mới 3.041 căn nhà tình thương (hơn 62 tỷ đồng), 188 cây cầu nông thôn (gần 90 tỷ đồng)… Tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, đồng bào Phật giáo Hòa Hảo toàn đạo đã đóng góp trên 200 tỷ đồng (riêng tỉnh An Giang đạt trên 45 tỷ đồng) thực hiện các hoạt động xã hội - từ thiện, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo...

Chú thích ảnh
Tấm lòng thơm thảo của bà con tín đồ Phật giáo Hoà Hảo (tại thị trấn Phú Mỹ) mỗi khi đón khách về mùa Đại lễ đã góp phần xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện về “xứ đạo” nói riêng và tỉnh An Giang nói chung. Ảnh: TTXVN phát

Theo Trưởng ban Từ thiện - Xã hội Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Lê Ngọc Lợi, thời gian tới, hoạt động tiếp tục được đa dạng hóa với nhiều loại hình, mô hình, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cộng đồng. Căn cứ điều kiện thực tế từng địa phương và người nghèo cần giúp đỡ, Ban nghiên cứu đẩy mạnh nội dung đó, huy động nhiều thành phần tham gia. Nhờ vậy, hoạt động từ thiện - xã hội phù hợp thực tế cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực cho người nghèo và cộng đồng.

Ông Lê Ngọc Lợi cho biết, luôn trân trọng cấp ủy, chính quyền các cấp thời gian qua đã quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào theo đạo Phật giáo Hòa Hảo sinh hoạt tôn giáo. Từ đó, bà con ngày càng tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, tiếp tục sống “tốt đời, đẹp đạo” cùng chung tay xây dựng quê hương, đất nước.

Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng nhấn mạnh, từ thiện - xã hội là một trong những hoạt động đạo sự trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, qua các nhiệm kỳ đã đạt được kết quả cao. Giá trị đóng góp từ thiện - xã hội trong toàn đạo nhiệm kỳ sau luôn cao hơn nhiệm kỳ trước: Nhiệm kỳ I (1999 - 2004) hơn 22 tỷ đồng, đến nhiệm kỳ V (2019 - 2024) đạt gần 2.500 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Tiếc Hùng, với việc phát triển nền đạo gắn với phát huy giá trị đạo đức và tinh hoa văn hóa dân tộc, phối hợp cùng chính quyền chăm lo cuộc sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng bào theo đạo Phật giáo Hòa Hảo, Ban Trị sự Trung ương, Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh, thành phố, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cơ sở góp phần cùng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp vận động chức việc, bà con nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc
Đến năm 2030, phấn đấu 100% đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra trong thực hiện chính sách dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • Bổ sung chính sách chi thăm hỏi một số đơn vị, cá nhân là người dân tộc thiểu số
    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 127/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.
  • Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc
    Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
  • Bình Định: Bộ mặt miền núi không ngừng thay da, đổi thịt
    (TN&MT) - Lãnh đạo tỉnh Bình Định đánh giá, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; năng động, sáng tạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, làm cho bộ mặt miền núi không ngừng thay da, đổi thịt.
  • Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ IV
    Sáng 26/9, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định long trọng khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bình Định lần thứ IV - năm 2024.
  • Quảng Nam: Đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi còn dưới 10%
    Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc mừng Tết Katê đồng bào Chăm tại Bình Thuận
    Sáng 24/9, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào Chăm tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) nhân dịp Lễ hội Katê 2024 (Tết Katê).
  • Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vùng đồng bào DTTS, miền núi
    (TN&MT) - Đó là một trong những nhiệm vụ cụ thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn đối với giáo dục dân tộc năm học 2024-2025.
  • E-magazine: Thần tốc vì ngày mai Làng Nủ
    (TN&MT) - Làng Nủ - cái tên mà trong những ngày qua, hầu như bất kỳ ai, đã là con dân của đất Việt hầu như đều đau đáu trông về. Làng Nủ - là nơi mà gần như bất kỳ con tim người Việt trên mảnh đất hình chữ S đều hướng về. Làng Nủ là nơi bàn chân của con Lạc, cháu Hồng đều muốn đến... Và dù là ai, ở cương vị nào, ở công việc nào, tất cả đều hối hả, thần tốc để có thể bù đắp, để có thể sẻ chia, đồng hành và tất cả đều cùng vì mục tiêu - vì ngày mai Làng Nủ.
  • PS ảnh: Ấn tượng đầu về Làng Nủ an cư sau cơn cuồng lũ
    (TN&MT) - Ngày 21/9/2024, chúng tôi đến Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai khi thời tiết đang chuyển mình. Làng Nủ giờ đây dần hồi sinh khi khu tạm cư mới của bà con nơi đây được hoàn thành chỉ trong 7 ngày sau cơn cuồng lũ. 23 căn nhà tạm kiên cố được dựng nên bằng nỗ lực của chính quyền địa phương và Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup.
  • Điều kỳ diệu ở Lào Cai: Người dân Làng Nủ nhanh chóng có nơi ở mới
    (TN&MT) - Đúng 7 ngày, khu tạm cư mới gồm 23 ngôi nhà cho các hộ dân làng Nủ đã chính thức hoàn thành trong sự đón chờ của dân làng và nhân dân đồng bào cả nước.
  • Rực rỡ sắc màu các dân tộc Sơn La đón Tết độc lập
    (TN&MT) – Những ngày này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã khoác lên mình chiếc áo mới của cờ hoa rực rỡ, cùng những sắc màu dân tộc độc đáo của bà con các dân tộc Mông, Thái, La Ha… về chung vui đón Tết Độc lập.
  • Vui tết Độc lập trên rẻo cao Tây Bắc
    (TN&MT) - Đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La những ngày này, đâu đâu cũng thấy không khí rộn rã trước ngày hội lớn. Trong những năm gần đây, với đa dạng các hoạt động vui đón Tết, Tết Độc lập không chỉ là ngày hội của bà con dân tộc Mông, mà đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cùng về chung vui.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO