Đồng bào dân tộc thiểu số xã Ia Chim đồng lòng giữ rừng nhờ chính sách chi trả DVMTR

Quế Mai | 07/07/2021, 10:56

(TN&MT) - Bảy năm hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã giúp đời sống bà con đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Ia Chim (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) ngày một được nâng cao. Nhận thức được lợi ích từ việc tham gia quản lý, bảo vệ rừng nên bà con nơi đây thêm yêu và gắn bó với rừng.

Những ngày cuối tháng 6/2021, đứng dưới tán rừng xanh rợp bóng mát khiến thời tiết nắng, nóng của Kon Tum trở nên dễ chịu hơn. Ông Thưnh (thôn Plei Weh, xã Ia Chim) cùng với một vài hộ dân trong làng đang cùng nhau đi thả dê, kết hợp tuần tra, kiểm tra diện tích rừng cung ứng DVMTR được giao quản lý, bảo vệ.

Ông Thưnh cho biết, gia đình ông được giao bảo vệ 7,01 ha rừng từ năm 2014. Mỗi năm ông được nhận hơn 3 triệu đồng tiền chi trả DVMTR. Nhận được tiền chi trả DVMTR năm đầu tiên, ông chỉ dùng một ít để chi tiêu trong gia đình. Phần còn lại cộng vay mượn thêm, ông mua được 2 cặp dê sinh sản. Đến nay, đàn dê nhà ông Thưnh đã tăng lên 20 con.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, giao rừng đi tuần tra, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng

“Vừa rồi, tôi bán bớt vài con, đã trả hết nợ, mua thêm 1 cặp heo giống và còn dư để sắm sửa trong gia đình. Hàng ngày, tôi và vợ thay nhau dẫn đàn dê đi thả trong rừng được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ, vừa kết hợp trông coi rừng, không cho các đối tượng xấu vào chặt cây hay đốt phá”, ông Thưnh chia sẻ.

Thấy mô hình nuôi dê của ông Thưnh đạt hiểu quả kinh tế, ông Líp (thôn Plei Weh) cũng làm theo. Tháng 6/2020, ông Lip dùng toàn bộ 3,5 triệu đồng tiền chi trả DVMTR nhận được để mua 2 con dê. Đến nay, sau một năm chăn nuôi, đàn dê của ông Líp đã có 9 con.

Nhận thấy những lợi ích khi tham gia quản lý, bảo vệ rừng, bà con dân tộc Jarai ở thôn Plei Bur (xã Ia Chim) cũng tích cực tuần tra, kiểm soát rừng được giao. Ông A Hrok (thôn Plei Bur) cho hay, những năm trước, dân làng còn phát hiện các đối tượng khai thác gỗ rừng và báo cho chính quyền địa phương xử lý. Nhưng đến nay, rừng không còn bị khai thác trộm nữa. Bà con cũng tích cực bảo vệ rừng tốt hơn để được hưởng nhiều hơn tiền chi trả DVMTR.

Ông Nguyễn Quốc Hưng - Chủ tịch UBND xã Ia Chim cho biết, hiện xã Ia Chim có 26 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia quản lý, bảo vệ rừng, với tổng diện tích 168,9 ha. Xã Ia Chim đang tiến hành lập thủ tục giao 49,85 ha rừng cho cộng đồng thôn Plei Weh quản lý, bảo vệ.

“Chính sách chi trả DVMTR giúp bà con có động lực để quản lý, bảo vệ rừng; thường xuyên đi kiểm tra diện tích rừng được giao. Tiền DVMTR giúp bà con dân tộc thiểu số đầu tư chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã”, ông Hưng nhận định.

Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư thôn và người dân về ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, thực hiện chính sách chi trả DVMTR, trong 6 tháng đầu năm 2021, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum đã tổ chức 3 hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về kỹ thuật trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR cho chủ rừng là UBND xã, thị trấn với khoảng 225 lượt người tham gia.

Lực lượng kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng

Ngoài ra, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum còn phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng là tổ chức, UBND xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh tổ chức 7 hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR cấp xã với khoảng 742 lượt người tham gia.

Ông Hồ Thanh Hoàng - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum nhấn mạnh: “Chính sách chi trả DVMTR đã mang lại hiệu quả tích cực đến công tác bảo vệ và phát triển rừng; giảm đáng kể số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp; cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng. Từ đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần tích cực giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kon Tum”.

Bài liên quan
  • Nà Tấu: Nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng
    (TN&MT) - Thời gian qua, xã Nà Tấu, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng. Từ đó, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế - xã hội, tăng độ che phủ rừng, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân trong xã.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Tĩnh: Ổn định nơi ở, đất canh tác cho bà con đồng bào Chứt
    Bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) là nơi cư trú của tộc người Chứt (còn gọi là người Mày, Rục, A Rem) với 59 hộ dân và 209 nhân khẩu. Đến nay, có 29 hộ dân được nhà nước hoàn thành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm góp phần ổn định nơi ở, đất canh tác cho bà con đồng bào.
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Già làng hiến đất mở đường trên vùng cao A Lưới
    Già làng Quỳnh Rêh (thôn A Đeeng Par Lieng 2, xã Trung Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tự nguyện hiến phần đất của gia đình để mở đường, xây trường cho bà con quê hương.
  • Giữ nguồn sống từ rừng
    (TN&MT) - Không còn thói quen di dịch cư theo mùa lá vàng, người La Hủ - một trong 4 dân tộc ít người của tỉnh Lai Châu - nay đã quyết bám rừng, bảo vệ rừng nơi thượng nguồn sông Đà để giữ nguồn sống cho các thế hệ mai sau.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
  • Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
  • Đa dạng hình thức truyền thông về TN&MT vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi vùng cao Tây Bắc, với trên 83% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, Sơn La luôn quan tâm chú trọng tuyên truyền, phổ biến chính sách mới về tài nguyên, môi trường, hướng tới thay đổi hành vi, ứng xử của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO