Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kông Chro bảo vệ rừng ứng phó biến đổi khí hậu

Thục Vy | 07/09/2021, 17:05

(TN&MT) - Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng bào DTTS ở huyện Kông Chro gắn bó với núi rừng từ bao đời nay. Vì thế, bà con rất tích cực chăm sóc, gìn giữ rừng như ngôi nhà thân yêu của gia đình mình.

Huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) là địa phương có diện tích rừng rất lớn với 76.000 ha, trong đó 72.000 ha rừng tự nhiên. Trong những năm qua, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác trồng rừng đạt được những kết quả quan trọng. Trong 3 năm 2017-2019, huyện Krông Chro đã có gần 700 hộ, hầu hết là người DTTS tham gia đăng ký trồng gần 2.250 ha rừng, vượt 317,54 ha so với kế hoạch diện tích UBND tỉnh giao.

Các loại cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn được trồng trên diện tích đất lâm nghiệp đồi núi dốc, không liền thửa, nhưng cho hiệu quả khả quan, tỷ lệ sống trên 95%. Riêng năm 2020, gần 200 hộ dân trên địa bàn huyện Krông Chro đã đăng ký trồng gần 400 ha rừng, vượt kế hoạch được giao.

Những cánh rừng đang được phủ xanh.

Anh Đinh Mây, ở xã Đăk Sông (huyện Kông Chro) cho biết, trước đây bà con trong xã chủ yếu trồng bắp, trồng mỳ nhưng hiệu quả không cao vì nương rẫy hay bị xói mòn do mưa, lũ. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, nhiều hộ đã tham gia trồng rừng rất thuận lợi. Việc trồng rừng ngoài giúp các gia đình có thêm nguồn thu, mà còn góp phần che phủ rừng và giúp ngăn chặn được nước lũ nếu có mưa lớn. Hiện người Ba Na ở xã Đăk Sông cũng không còn ai nghĩ đến việc phá rừng làm rẫy, hay phụ thuộc vào việc khai thác gỗ từ rừng như trước nữa.

Theo Hạt kiểm lâm huyện Kông Chro, do nhận thấy việc trồng rừng rất hiệu quả, nên người dân rất phấn khởi và tham gia trồng rừng, nhất là trên những diện tích đất rẫy, khu vực thường xuyên bị xói mòn. Năng suất rừng trồng (chủ yếu là cây keo) ở nhiều địa phương trong huyện Kông Chro, đặc biệt là ở các xã phía Đông của huyện gồm: Ya Ma, Đăk Kơ Ning, Đăk Sông, Sơ Ró, Đăk Pling rất cao (mỗi ha đạt hơn 100 tấn sau mỗi chu kỳ thường 5 đến 6 năm kể từ khi trồng đến khi khai thác). Hiện tại mỗi tấn cây keo người dân bán tại chỗ từ 1,1 triệu đồng đến 1,3 triệu đồng, mang lại nguồn thu nhập cao cho rất nhiều hộ.

Người dân tộc thiểu số ở huyện Kông Chro tham gia bảo vệ rừng.

Để vận động bà con trồng lại diện tích rừng và tham gia bảo vệ rừng, huyện Kông Chro đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền bằng cả tiếng Kinh lẫn tiếng Ba Na đến từng hộ dân. Đồng thời, lực lượng chức năng tiến hành phát tờ rơi, gắn các biển báo sinh động, trực quan dễ hiểu để người dân nhận thức được vai trò quan trọng của rừng đối với cuộc sống. Ngoài ra, trong các cuộc họp thôn, làng chính quyền địa phương cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc trồng rừng, để mỗi người dân đều là tai mắt, là lực lượng đi đầu trong bảo vệ và phủ xanh rừng đảm bảo mục tiêu phát triển bền ững ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bài liên quan
  • Yên Bái: Hiệu quả từ trồng rừng bền vững
    (TN&MT) - Trong thời gian gần đây, Huyện Yên Bình (Yên Bái) triển khai dự án trồng rừng bền vững (có sự liên kết giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền) bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
(TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO