Đồng bào dân tộc, miền núi có thể tìm hiểu nguồn tin khí tượng thuỷ văn từ đâu?

Phạm Oanh | 31/07/2021, 08:36

(TN&MT) - Mùa mưa bão đang đến gần, người dân miền núi lại lo lắng về những thiệt hại do mưa, bão, lũ gây ra. Chính vì vậy, người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa rất quan tâm đến thông tin về dự báo thời tiết, thông tin khí tượng thuỷ văn được phát trên thông tin đại chúng. Xin hỏi, những thông tin trên do cơ quan nào cung cấp? Tất cả các nguồn tin có gì trị như nhau hay không? (Hoàng Hải Yến, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai).

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:

Theo Luật khí tượng thủy văn 2015, Khí tượng thủy văn được hiểu là cụm từ chỉ chung khí tượng, thủy văn và hải văn. Trong đó: Khí tượng là trạng thái của khí quyển, quá trình diễn biến của các hiện tượng tự nhiên trong khí quyển; Thủy văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, suối, kênh, rạch, hồ; Hải văn là trạng thái, quá trình diễn biến và sự vận động của nước biển.

Ảnh minh họa

Về thẩm quyền cung cấp, xác nhận nguồn gốc của thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn. Tại Điều 24 Nghị định 38/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khí tượng thủy văn có quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn và xác nhận nguồn gốc của thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn gồm: Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn; Tổ chức sự nghiệp công lập về khí tượng thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ quản lý trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.

Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia

Ngoài ra, Điều 25 Luật khí tượng thủy văn 2015 có quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Theo đó, tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phải có đủ điều kiện và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Trong đó, điều kiện hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân gồm: Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp; Tổ chức phải có tư cách pháp nhân và nhân lực phù hợp; Cá nhân phải có trình độ chuyên môn về chuyên ngành phù hợp và kinh nghiệm hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Ảnh minh họa.

Đối với hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, ngoài đáp ứng các điều kiện trên còn có them điều kiện là đang hoạt động, cư trú hợp pháp tại Việt Nam và có nhân lực thông thạo tiếng Việt hoặc có phiên dịch phù hợp.

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn như sau: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đặt trụ sở chính của tổ chức, nơi cư trú của cá nhân; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong phạm vi địa phương.

Và, giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn có thời hạn không quá 5 năm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Chính sách công nhận quyền sử dụng đất khai hoang như thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Ánh Dương (Thái Nguyên) hỏi: Gia đình tôi đang sử dụng mảnh đất được ông cha để lại. Mảnh đất này ông nội tôi khai hoang từ trước năm 1990. Xin hỏi, bây giờ gia đình tôi có thể làm sổ đỏ cho mảnh đất này được không?
  • Khai thác khoáng sản xâm phạm đường biên giới bị xử phạt như thế nào?
    (TN&MT) – Tại địa phương nơi tôi sinh sống, người dân miền núi thường tự ý san đất đồi, khai thác khoáng sản… Những hành vi này nhiều khi vô tình làm thay đổi dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, công trình biên giới. Xin hỏi, những hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào?
  • Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của đồng bào dân tộc miền núi
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thanh Mai (Văn Yên, Yên Bái) hỏi: Hiện nay, gia đình tôi và hàng xóm đang tranh chấp về lối đi chung giữa hai gia đình. Gia đình tôi là người dân tộc thiểu số. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của hộ đồng bào dân tộc thiểu số?
  • Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của đồng bào dân tộc miền núi
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thanh Mai (Văn Yên, Yên Bái) hỏi: Hiện nay, gia đình tôi và hàng xóm đang tranh chấp về lối đi chung giữa hai gia đình. Gia đình tôi là người dân tộc thiểu số. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của hộ đồng bào dân tộc thiểu số?
  • Phạt nặng hành vi khai thác lâm sản trái phép
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thị Chấn (Bắc Kạn) hỏi: Nơi gia đình tôi sinh sống có rất nhiều cánh rừng tự nhiên. Hằng ngày, gia đình tôi vẫn chia nhau vào rừng khai thác măng, tre, nấm… Vì thuộc hộ dân tộc miền núi nghèo nên gia đình tôi được hỗ trợ một phần chi phí để làm nhà. Xin hỏi, gia đình tôi có được vào rừng chặt cây về làm nhà hay không? Khi chặt cây làm nhà chúng tôi có bị phạt hay không?
  • Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc năm 2022 như thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nông Thanh Hương (Thái Nguyên) hỏi: Gia đình tôi thuộc diện nghèo, sinh sống trên địa bàn miền núi, khó khăn. Hiện, gia đình tôi đang gặp khó khăn về khai thác nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Xin hỏi, gia đình tôi có được nhận hỗ trợ của nhà nước để giải quyết khó khăn về nguồn nước hay không?
  • Chính sách mới nhất về hỗ trợ đất, tiền chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc miền núi?
    Bạn đọc Hoàng Hải Yến (Điện Biên) hỏi: Gia đình tôi là hộ đồng bào dân tộc miền núi. Hiện nay, gia dình tôi đang thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Xin hỏi, gia đình tôi sẽ được hỗ trợ về đất sản xuất như thế nào? Nếu không được hỗ trợ về đất sản xuất, gia đình tôi có được hỗ trợ tiền để chuyển đổi nghề hay không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO