Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Chủ Nhật, 4/5/2025 11:1 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 07/05/2021 , 15:15 (GMT+7)

Đồng bào Công giáo Thái Bình kỳ vọng vào bầu cử

Thứ Sáu 07/05/2021 , 15:15 (GMT+7)

(TN&MT) - Hướng về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, UBND các cấp và các Giáo hạt, Giáo xứ Thái Bình đã tuyên truyền, phát huy vai trò tích cực của đồng bào Công giáo và các tín đồ trong bầu cử.

Các cơ quan chức năng trao đổi với Linh mục Đoàn Xuân Thỏa, Quản hạt Nam Tiền Hải, Chánh xứ Giáo xứ Trung Đồng, huyện Tiền Hải về công tác tuyên truyền bầu cử

Để tuyên truyền cho người dân về quyền và nghĩa vụ của cử tri trong ngày hội bầu cử, Giáo xứ Bác Trạch, xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đã thực hiện công tác tuyên truyền về bầu cử tại các buổi lễ về cách thức bỏ phiếu, giới thiệu danh sách, lý lịch ứng cử viên để giáo dân nắm và hiểu rõ. Bên cạnh đó, tranh thủ những buổi gặp gỡ, trao đổi công việc, Linh mục Vũ Văn Hướng, Quản hạt Bắc Tiền Hải, Chánh xứ Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch cũng kết hợp nhắc nhở các giáo dân thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với những lá phiếu bầu, cam kết đi bầu cử đúng giờ, chọn ra những người có tài có đức để xây dựng đất nước.

Linh mục Vũ Văn Hướng cũng khuyến khích giáo dân tinh thần tương trợ cộng đồng nhằm giúp tất cả mọi người được thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri. Ví dụ như đối với người già sức khỏe yếu, mắt kém, người trẻ nên đi kèm giúp đỡ để họ được tự tay bầu và bỏ phiếu.

Linh mục Vũ Văn Hướng, Quản hạt Bắc Tiền Hải, Chánh xứ Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch trao đổi về công tác tuyên truyền

Từ khơi dậy không khí bầu cử và ý thức, trách nhiệm của đồng bào nói chung, đồng bào Công giáo nói riêng, bà con giáo dân nơi đây ai cũng phấn khởi, chờ đón ngày bầu cử với tinh thần cử tri Công giáo đã rất sẵn sàng.

Tại Giáo xứ Trung Đồng, Giáo xứ cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng, tiếp nhận thông tin tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thông qua các buổi lễ, Linh mục, Trùm Chương, Chánh Chương đã và đang tích cực truyền tải thông điệp về ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến các giáo dân. Đồng bào Công giáo nơi đây rất tin tưởng bởi trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã thể hiện cái tâm, cái tầm trong lãnh đạo, chỉ đạo đất nước, Việt Nam có nhiều đổi thay, phát triển, đời sống người dân, trong đó có đồng bào Công giáo ngày càng được cải thiện. Chính vì thế, người dân rất hồ hởi và phấn khởi trong cuộc bầu cử sắp tới .

Linh mục Đoàn Xuân Thỏa - Quản hạt Nam Tiền Hải, Chánh xứ Giáo xứ Trung Đồng, huyện Tiền Hải

Nhờ cách thức tuyên truyền đúng đắn, sâu rộng và phong phú với nhiều hình thức, người dân xã Nam Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã nhận thức đúng đắn đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo. Đặc biệt, đón đợi ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sắp tới, người dân xã Nam Trung đều tin tưởng vào thành công của cuộc bầu cử, háo hức chờ đến ngày 23/5 để gửi gắm lá phiếu, niềm tin của mình.

Để làm tốt công tác tuyên truyền, công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ Thái Bình đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Vào đợt cao điểm tuyên truyền, Ban Tôn giáo đã tích cực tuyên truyền tới cử tri là người có tôn giáo nói chung, trong đó đồng bào Công giáo nói riêng để cử tri hiểu được rằng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện rất quan trọng của đất nước và mọi tầng lớp nhân dân.

Trong quá trình thực hiện công tác vận động tuyên truyền, nếu có vấn đề gì cần làm rõ hơn, Ban Tôn giáo sẵn sàng cử cán bộ trực tiếp tới địa bàn, kết hợp với các vị chức sắc, các tín đồ tôn giáo, những người có uy tín trong giáo xứ để gặp gỡ, trao đổi, giải thích.

Thái Bình là một tỉnh có đông đồng bào Công giáo nên chính quyền địa phương rất quan tâm, tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của tỉnh cũng như chính quyền địa phương, cơ sở thường xuyên tổ chức đi thăm những địa phương có đông đồng bào Công giáo, tổ chức gặp gỡ các chức sắc trong đồng bào Công giáo, thông qua đó vận động tuyên truyền các chức sắc cũng như người dân, giáo dân hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của cuộc bầu cử. Từ kinh nghiệm cũng như thực tế tuyên truyền thời gian qua, Ủy ban Bầu cử tỉnh Thái Bình bày tỏ tin tưởng, tới đây cộng đồng Công giáo tỉnh Thái Bình sẽ tham gia đầy đủ, tích cực và hiệu quả vào cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sắp tới.

Có thể nói, tham gia bầu cử không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có chức sắc, chức việc, nhà tu hành và đồng bào các tôn giáo. Tại các vùng có đông đồng bào theo đạo, Ủy ban bầu cử các cấp đã triển khai, nắm bắt tâm tư nguyên vọng nhân dân, giải quyết kịp thời những ý kiến, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, tạo sự đồng thuận đoàn kết toàn dân để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra tốt đẹp.

Đến thời điểm hiện nay, công tác tuyên truyền bầu cử tại các địa phương có đông đồng bào theo đạo vẫn đang tích cực triển khai với nhiều hình thức khác nhau để các cử tri và đồng bào Công giáo một lòng đồng thuận tham gia bầu cử. Cùng với các cử tri trong cả nước và các tín đồ tôn giáo khác, cử tri - đồng bào Công giáo Thái Bình đã sẵn sàng cho ngày hội non sông với nhiều niềm tin và kỳ vọng lớn lao.

 

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất