Đồng bào các DTTS là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Việt Hùng - Tuyết Chinh | 04/12/2020, 12:24

(TN&MT) - Tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, thay mặt Đoàn Chủ tịch, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo chính trị nêu rõ kết quả 10 năm thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2010-2020

Thủ tướng Chính phủ trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Dân tộc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nêu rõ: Sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ nhất, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả nổi bật, nhất là ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững hơn.

Bên cạnh đó, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; văn hóa thông tin, truyền thông tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển về cả số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển sâu rộng, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninh trật tự.

“Niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường, đồng thuận xã hội được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng vững chắc hơn...” – Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến nêu rõ.

Bên cạnh những kết đạt được, Báo cáo Chính trị cũng đề cập đến một số hạn chế cần khắc phục. Đó là việc thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung chưa được như mong muốn. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan còn diễn ra ở một số địa phương...

Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo trước Đại hội

Đặc biệt, tình trạng xây dựng nhiều công trình thủy điện nhỏ, chặt phá rừng,  khai thác tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, gây ra tình trạng ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2030, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cho biết, Đại hội đề ra 8 nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới. Theo đó sẽ: phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đến năm 2025 tăng trên 2 lần so với năm 2020; đến năm 2030, bằng 1/2 bình quân chung của cả nước.

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; đến năm 2030 giảm hộ nghèo xuống dưới 10% (theo chuẩn nghèo đa chiều hiện nay). Đến năm 2025, hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch…

Để thực hiện được các mục tiêu này, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến chỉ rõ, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tình hình mới; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh của địa phương, phù hợp với văn hóa, tập quán từng dân tộc…

Khẳng định đồng bào các dân tộc thiểu số là máu thịt của dân tộc Việt Nam, bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: Không một thế lực nào, dù xảo quyệt đến đâu cũng không thể chia rẽ được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

“Đồng bào các dân tộc nguyện một lòng đoàn kết, đi theo Đảng, luôn tâm nguyện rằng còn Đảng là còn mình; chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới lãnh đạo, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số nắm chặt tay nhau, quyết tâm thực hiện bằng được lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”...” - Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến nói.

Cũng trong phiên khai mạc sang nay, Đại hội đã nghe các đại biểu tham luận về nhiều nội dung: Giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếng nói và chữ viết; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

Đặc biệt Đại hội đã nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu chỉ đạo và định hướng công tác dân tộc trong giai đoạn tới. Sau phát biểu, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Dân tộc.

Báo Điện tử baotainguyenmoitruong.vn sẽ tiếp tục cập nhật trong các bản tin tiếp theo.

Bài liên quan
  • Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    (TN&MT) - Sáng 3/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Đại hội toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II năm 2020 viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67 trong Khu di tích Phủ Chủ tịch.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO